Phân tích kết cấu lao động quản lý của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty xây dựng IThanh Hoá (Trang 31)

II. Phân tích thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công

2.Phân tích kết cấu lao động quản lý của Công ty.

2. Phân tích kết cấu lao động quản lý của Công ty.

a. Kết cấu lao động của Công ty qua các năm.

Biểu 2: Lao động của Công ty Xây dựng I Thanh Hoá

Phân loại

1997 1998 1999

Số lợng % Số lợng % Số lợng %

I Tổng số CBCNV 464 100 470 100 646 100

II Lao động quản lý 83 17.89 101 21.49 136 21.05

- Nhân viên quản lý kinh tế 41 8.84 49 10.43 49 7.59

-Nhân viên quản lý kỹ thuật 31 6.68 41 8.72 71 10.99

- Nhân viên quản lý HC 11 2.37 11 2.34 16 2.47

III Công nhân 381 82.11 369 78.51 510 78.95

- Công nhân chính 266 57.33 276 58.72 336 52.01

- Công nhân phụ 115 24.78 93 19.79 174 26.94

Theo biểu kết cấu lao động của Công ty qua các năm ta thấy: Tổng số lao động làm việc trong Công ty (chỉ tính số lao động hợp đồng chính thức) tăng. Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 6 ngời. Tổng số lao động thay đổi không nhiều nhng kết cấu lao động biến đổi lớn. Lao động quản lý tăng 18 ngời hay 21,67% so với năm 1997, trong khi đó công nhân lại giảm 12 ngời. Đội ngũ lao động quản lý tăng lên là do năm 1997 Công ty gần nh phá sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi bỏ đi làm ngoài. Cuối năm 1997 có sự thay đổi ban lãnh đạo, Giám đốc mới lên thay đã mở rộng và tăng cờng cán bộ quản lý các đội xây dựng. Mặc dù cán bộ quản lý tăng lên rất nhiều, nhng doanh thu của Công ty lại tăng từ 11.028 triệu đồng lên 30.600 triệu đồng. Chứng tỏ bộ máy quản lý mới hoạt động có hiệu quả.

Năm 1999 so với năm 1998 tổng số lao động tăng 176 ngời trong đó lao động quản lý tăng 35 ngời hay 34, 35% so với năm 1998. Nguyên nhân là do tháng 1 năm 1999 Công ty xây dựng 5 sát nhập vào Công ty xây dựng I nên số bộ phận cán bộ quản lý đợc chuyển sang và các đội xây dựng tăng lên. Số lao động tăng nhiều nhng doanh thu của Công ty chỉ tăng 6.400 triệu đồng.

Số lợng nhân viên quản lý kỹ thuật và nhân viên quản lý kinh tế tăng lên rất nhanh trong 3 năm. Nhân viên quản lý năm 1998 so với năm 1997 tăng 8 ngời (19,5%) nhng năm 1999 so với 1998 vẫn giữ nguyên. Nhân viên quản lý kỹ thuật tăng 10 ngời (1998 so với 1997) và năm 1999 so với năm 1998 là tăng 30 ngời. Số lợng tăng này chủ yếu đợc bổ sung cho các đội xây dựng và Công ty 5 chuyển

Nhân viên quản lý hành chính và phục vụ giữ nguyên trong các năm 1997, 1998 đến năm 1999 tăng lên 5 ngời là do phòng tổ chức hành chính có 2 ngời từ Công ty 5 chuyển sang và 3 ngời từ xí nghiệp gạch chuyển lên.

Đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp tăng không nhiều, ở đây còn cha kể đến số lợng lao động ngoài hợp đồng nh lao động thời vụ, lao động phổ thông hàng năm.

Qua phân tích ở trên chúng ta thấy tổng số lao động của Công ty biến động rất nhiều qua 3 năm đặc biệt lao động quản lý tăng nhanh so với lao động sản xuất trực tiếp. Điều này thể hiện sự không hợp lý giữa lao động quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất.

b. Phân tích số lợng lao động quản lý.

Lao động quản lý không trực tiếp tạo ra sản phẩm do vậy vấn đề đặt ra đối với một doanh nghiệp là phải bố trí một cách hợp lý lao động quản lý sao cho với một tỷ lệ lao động quản lý trong tổng số lao động toàn Công ty nhỏ nhng vẫn bảo đảm hoàn thành công việc đợc giao để tiết kiệm chi phí quản lý, luôn tăng cờng lao động trực tiếp đồng thời đảm bảo việc làm cho họ vì chính những ngời này trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Với tỷ lệ lao động quản lý trong doanh nghiệp cụ thể là bao nhiêu thì hợp lý?. Theo nghiên cứu của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả (lao động quản lý theo đúng chức năng, có trách nhiệm cao đối với công việc), thống kê lại trung bình tỷ lệ này chỉ chiếm từ 9 đến 12%.

Thực tế ở Công ty tỷ lệ lao động quản lý năm 1997 là 17,24%; năm 1998 là 20,85%; năm 1999 là 20,28%. Do Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động, số lợng công trình tăng, lao động quản lý trong các đội xây dựng chủ yếu chỉ gồm 3 ngời: một đội trởng, một kế toán, một nhân viên kỹ thuật.

Riêng các đội xây dựng nh: Đội 4,8,11,12... lao động quản lý lớn hơn 3 ngời. Đây là do nhu cầu sử dụng lao động quản lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đội, căn cứ vào đó có thể nói những đội này là những đội mạnh trong Công ty. Còn những đội lao động quản lý chỉ có một hoặc hai ngời thì có thể là những đội trởng xin thành lập đội; lao động trong đội chủ yếu thuê ngoài ngắn hạn hoặc là những đội hoạt động kém hiệu quả, đội trởng đang đi đào tạo.

Biểu 3: Lao động quản lý của Công ty Xây dựng I Thanh Hoá STT Tên chức năng 1997 1998 1999 1 Ban Giám đốc 3 3 5 2 Phòng tổ chức hành chính 7 7 8 3 Phòng tài vụ 6 6 5 4 Phòng kỹ thuật 6 5 6 5 Phòng kế hoạch vật t thiết bị 0 0 5 6 Đội xây dựng 0 3 3 7 Đội xây dựng 2 5 5 3 8 Đội xây dựng 3 4 6 3 9 Đội xây dựng 4 7 7 4 10 Đội xây dựng 5 5 5 3 11 Đội xây dựng 6 5 5 3 12 Đội xây dựng 7 7 6 3 13 Đội xây dựng 8 6 5 5 14 Đội xây dựng 9 5 4 3 15 Đội xây dựng 10 4 4 3 16 Đội xây dựng 11 3 4 3 17 Đội xây dựng 12 1 3 3 18 Đội xây dựng 13 0 3 4 19 Đội xây dựng 14 0 3 3 20 Đội xây dựng 15 0 3 3

21 Đội thanh niên 0 5 4

22 Đội 26/3 0 5 4 23 Đội xây dựng 501 0 0 4 24 Đội xây dựng 502 0 0 3 25 Đội xây dựng 503 0 0 1 26 Đội xây dựng 504 0 0 3 27 Đội xây dựng 505 0 0 2 28 Đội xây dựng 506 0 0 2 29 Đội xây dựng 507 0 0 3 30 Đội xây dựng 508 0 0 3 31 Đội xây dựng 509 0 0 3 32 Đội xây dựng 510 0 0 3 33 Đội xây dựng 511 0 0 3 34 Đội xây dựng 512 0 0 2 35 Đội xây dựng 513 0 0 3 36 Đội xây dựng 514 0 0 10 Tổng số lao động quản lý 80 89 131

Tổng số cán bộ công nhân viên 464 470 646

ở đây có một điều đáng chú ý là Công ty có tới 30 đội xây dựng nhng lao động trực tiếp trong mỗi đội rất ít thờng dới 20 ngời. Điều này đã giải thích số lợng lao động quản lý của Công ty chủ yếu ở các đội xây dựng còn ở cấp Công ty chỉ dao động từ 21 đến 29 ngời.

Biểu 4: Chất lợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo Stt Tên chức danh Ts Nữ Trình độ Tuổi đời SC TC ĐH -CĐ <30 30- 45 >45 1 Giám đốc Công ty 1 1 1 2 Phó Giám đốc Công ty 4 4 4 3 Trởng phòng 4 1 1 3 2 2 4 Phó phòng 4 1 2 2 2 2 5 Giám đốc xí nghiệp 1 1 1 6 Đội trởng 30 14 16 1 19 10 Tổng số 44 2 17 27 1 24 19 Tỷ trọng(%) 100 38.6 61.4 2.2 54.6 43.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua biểu trên ta thấy, số lợng cán bộ lãnh đạo của Công ty là 44 ngời chiếm 6,8% tổng số lao động toàn Công ty.

Về tuổi đời có: 2,27% ở độ tuổi dới 20; 54,55% ở độ tuổi từ 30 đến 45; 43, 18% ở độ tuổi trên 45.

Nh vậy, nhìn chung toàn Công ty cán bộ lãnh đạo ở độ tuổi 30-45 là chủ yếu. Đây là độ tuổi chín chắn, tích luỹ đợc kinh nghiệm và đã đạt đợc độ chín chắn cần thiết trong công tác, nắm đợc tâm lý cán bộ công nhân viên và sự năng động vẫn còn cao.

Độ tuổi trên 45 cũng không nhỏ do vậy việc đào tạo bồi dỡng đội ngũ cán bộ trẻ để kế cận là cần thiết khi những ngời lãnh đạo về hu thì công việc quản lý không bị gián đoạn.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: có 38,64% cán bộ trình độ Trung cấp; 61,36% cán bộ trình độ Đại học.

Tỷ lệ trung cấp còn quá cao do đó việc đặt ra vấn đề đào tạo nâng cao trình độ là cần thiết để có thể giảm tỷ lệ cán bộ lãnh đạo có trình độ Trung cấp xuống mức thấp nhất.

Biểu 5: Tình hình bố trí công việc theo trình độ

STT Chức danh Trình độ

công việc

Trình độ thực tiễn

Phù hợp

1 Giám đốc Công ty Đại học 1 Đại học 1

2 Phó Giám đốc Công ty Đại học 4 Đại học 4

4 Phó phòng Đại học 2ĐH,2TC 2

5 Giám đốc xí nghiệp Đại học 1ĐH 1

6 Đội trởng Đại học 16ĐH

14TC

16

Tổng cộng 44 27

Trong cơ chế thị trờng hiện nay, về lâu dài Công ty cần bổ nhiệm những ngời có năng lực, có trình độ vào cơng vị lãnh đạo ở mọi cấp hoặc cử đi đào tạo những cán bộ đơng chức có trình độ thấp.

Các lao động quản lý khác:

Qua biểu trên ta thấy số lợng lao động quản lý khác của Công ty trong năm 1999 là 87 ngời chiếm 13,47% trong tổng số lao động, đa tổng số lao động quản lý của Công ty lên 31 ngời chiếm 20,28% trong tổng số.

Về trình độ: có một cán bộ không đào tạo; 4 cán bộ có tình độ Sơ cấp; 42 cán bộ có trình độ trung cấp và có 40 cán bộ có trình độ đại học.

Nh vậy, ở đây có 1 cán bộ không đào tạo do chuyển ngành từ bộ độ sang, số cán bộ sơ, trung cấp quá nhiều. Công ty cần mở những lớp đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ để khuyến khích họ phát triển. Đồng thời khuyến khích động viên họ nỗ lực nâng cao trình độ kiến thức của mình.

Tóm lại, cán bộ lãnh đạo nói riêng và lao động quản lý nói chung có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, để xây dựng đợc một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp làm việc có hiệu quả thì Công ty cần phải quan tâm đến cả hai mặt số lợng và chất lợng lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty xây dựng IThanh Hoá (Trang 31)