Một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển nhà

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 72)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH TÂN CHÂU

5.2.1 Giải pháp về hoạt động tín dụng.

Đi đôi với nghiệp vụ huy động vốn thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là một việc không kém phần quan trọng. Nhằm làm hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng đồng tiền bị ứ đọng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Do đó cần có sự phối hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn để hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH ngày càng đƣợc nâng cao. Sau đây là một số giải pháp có thể làm cho nguồn vốn của Ngân hàng đƣợc sử dụng tốt hơn:

- Thực hiện chiến lƣợc khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng tín dụng, đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ƣu đãi về lãi suất tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình cho vay NH không nên xem tài sản đảm bảo là yếu tố quyết định độ an toàn của khoản vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực không, có khả năng trả đƣợc nợ không và

một điều quan trọng là uy tín, ý chí làm ăn, thiện chí trả nợ của KH nhƣ thế nào mới quyết định cho vay. Một vấn đề quan trọng nữa là trong và sau khi cho vay NH cần thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Áp dụng chính sách cho vay với lãi suất linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn, có chính sách ƣu đãi về lãi suất.

- Đối với những khách hàng tiềm năng, NH nên xem xét và áp dụng một lãi suất cho vay ƣu đãi để giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài, khuyến khích những khách hàng này sử dụng các dịch vụ của NH.

- Bên cạnh việc mở rộng cho vay ở các đối tƣợng tiềm năng, Ngân hàng cần xây dựng một khung lãi suất cho vay thật phù hợp cho từng đối tƣợng, nó vừa thể hiện sự đa dạng của Ngân hàng trong lãi suất cho vay vừa tạo sự khác biệt so với các NHTM khác trên địa bàn.

- Xây dựng một lực lƣợng quan hệ, tìm kiếm khách hàng. Tìm đến từng khách hàng để giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ tiện ích của NH, tƣ vấn quy trình, thủ tục và những lợi ích ƣu đãi khi khách hàng thực hiện vay vốn tại NH. Thông qua đó, ngày càng có nhiều khách hàng biết đến hình ảnh, thƣơng hiệu, tiếng tăm của NH.

- Đối với những khách hàng mới, cần một lƣợng vốn lớn thì cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phƣơng án, để khuyến khích khách hàng vay vốn thì Ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay nhƣng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng… để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

- Về cho vay trung - dài hạn và tiêu dùng: tuy đây không phải là đối tƣợng ƣu tiên hàng đầu trong định hƣớng phát triển của NH tuy nhiên trong thời gian tới Ngân hàng cần nắm bắt xu hƣớng và mở rộng cho vay trung - dài hạn, tiêu dùng cho khách hàng, vừa giúp Ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao do lãi suất cho vay tiêu dùng và trung - dài hạn thƣờng cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, vừa giúp ngƣời vay nâng cao mức sống vừa góp phần làm thay đổi tình hình kinh tế xã hội và bộ mặt nông thôn của huyện nhà.

Nợ xấu tại PGD đang có xu hƣớng giảm xuống nhƣng mức giảm chƣa nhiều do đó PGD cần:

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn, biện pháp này thực hiện ngay khi Ngân hàng kiểm tra, thực hiện kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, nếu thấy khách hàng bắt đầu có những dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì Ngân hàng cần tiến hành một số biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo để tăng cƣờng độ an toàn cho nguồn vốn của Ngân hàng trong trƣờng hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trƣờng hợp này nếu cần thiết Ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.

- Cán bộ tín dụng nên thƣờng xuyên hơn nữa trong việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu đƣợc nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ đó, NH mới nắm đƣợc những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có những biện pháp tƣ vấn hỗ trợ, giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn. Để khuyến khích việc làm đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thƣởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ.

- Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, NH nên sử dụng biện pháp khai thác khi KH vay vốn có thiện chí trả nợ, NH có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tƣơng ứng với một chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH, cho phép KH tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ NH càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì NH mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- Tập trung xử lý nợ xấu để giảm nợ xấu, nợ quá hạn theo mức quy định, tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực thu hồi các bản nợ đã có bản án của cơ quan tòa án để tỷ lệ nợ xấu luôn dƣới 3% trên tổng dƣ nợ.

Một NH cho vay đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu một quy trình cấp tín dụng và thẩm định KH tốt, vì vậy để nâng cao chất lƣợng tín dụng thì PGD cần xây dựng cho mình một quy trình cấp tín dụng cũng nhƣ quy trình thẩm định hoàn thiện hơn nữa, giúp NH phòng ngừa đƣợc rủi ro đối với các khoản nợ trong hoạt động cho vay.

Thành lập bộ phận Marketing để điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chƣa từng vay vốn tại NH, nhằm nắm bắt đƣợc nguyện vọng, nhu cầu của KH để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của họ.

Xây dựng cho nhân viên NH một phong cách phục vụ khách hàng thân thiện, nhiệt tình nhằm tạo đƣợc sự thoải mái cho KH khi đến giao dịch.

Tiếp tục xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, có những chính sách, chế độ ƣu đãi hợp lý đối với nhóm khách hàng truyền thống. Với chính sách ƣu đãi sẽ dễ dàng thu hút khách hàng cũ đến xin vay lại, giúp duy trì một lƣợng khách hàng ổn định và bền vững nhằm đối phó với tình trạng lôi kéo khách hàng đang diễn ra trên địa bàn. Đồng thời, luôn quan tâm đến công tác quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu nhằm đƣa hình ảnh Ngân hàng trở nên gần gũi và thân thiết hơn với công chúng trên địa bàn hoạt động. Tích cực mở rộng địa bàn và tìm kiếm khách hàng mới bằng phong cách giao tiếp lịch sự, thời gian hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn nhanh nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Phối hợp chặt chẽ với toà án, cơ quan thi hành án để giải quyết nhanh lẹ các khoản nợ xấu, nợ quá hạn nhằm giảm thiểu chi phí và thu hồi vốn nhanh.

Hiện nay, Ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên vì Ngân hàng có thể nắm rõ nguồn thu nhập của họ. Ngân hàng nên mở rộng hơn nữa đối tƣợng cho vay tín chấp, bởi vì tâm lý của một số khách hàng thích vay tín chấp hơn là vay thế chấp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 72)