Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 52)

4.1.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Trong đầu tƣ vốn thì bao giờ cũng có rủi ro nhƣng mức rủi ro nhƣ thế nào là hợp lý, việc phân tích nợ xấu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động Ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang - PGD Tân Châu nói riêng. Nợ xấu là vấn đề mà bất cứ Ngân hàng nào cũng rất quan tâm vì nếu nợ xấu tăng cao thì rủi ro cũng sẽ rất cao đối với Ngân hàng, dễ dẫn đến con đƣờng phá sản, nợ xấu là điều mà bất cứ Ngân hàng nào cũng không tránh khỏi trong hoạt động cho vay. Nhìn chung trong 3 năm (2011 - 2013) nợ xấu của MHB Tân Châu biến động theo chiều giảm xuống. Để thấy rõ hơn về tình hình nợ xấu theo thời hạn ta xem qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.10: Nợ xấu theo thời hạn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Ngắn hạn 1.826 62,2 1.913 70,1 2.185 82,5 Trung và dài hạn 1.108 37,8 817 29,9 465 17,5 Tổng 2.934 100 2.730 100 2.650 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Nợ xấu ngắn hạn

Qua bảng 4.10 trên ta thấy nhìn chung nợ xấu ngắn hạn có sự tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao. Đây là điều đáng lo ngại đối với chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch, do cho vay ngắn hạn thì tốc độ thu hồi vốn nhanh, còn đối với cho vay trung, dài hạn cần phải có nhiều thời gian mới thu hồi hết vốn đƣợc nên dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ và nợ xấu ngắn hạn cũng vì thế mà chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ xấu trung - dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình nợ xấu ngắn hạn tăng liên tục là do:

- KH làm ăn thất bại, sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc có khó khăn về tài chính nhiều năm. Sự tăng trƣởng của nợ xấu có thể cho thấy tính chủ quan của một số cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, chọn lọc KH cho vay còn chƣa cao, chƣa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và biện pháp thu hồi nợ đến hạn còn nhiều mặt hạn chế.

- Tình hình thị trƣờng có nhiều biến động, giá vàng, giá xăng dầu tăng mạnh làm cho chi phí đầu vào của ngƣời sản xuất tăng, chênh lệch với dự trù chi phí khách hàng cung cấp ban đầu cho Ngân hàng nhƣng bán không đƣợc giá cao làm thu nhập giảm sút khiến KH không trả nợ đúng hạn.

- Một số lƣợng lớn khách hàng có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro trong việc sản xuất nhƣ mất mùa, thiên tai… Ngoài ra, hiện nay do sự ép giá của các thƣơng lái, sự hiểu biết về thị trƣờng của ngƣời nông dân còn lạc hậu nên thu nhập từ sản phẩm làm ra thấp không đủ trang trải chi phí đầu tƣ ban đầu dẫn đến không trả đƣợc nợ đúng kỳ hạn.

- Việc vay vốn ngắn hạn của khách hàng thƣờng sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh nhỏ tiềm ẩn rủi ro rất cao nên khi rủi ro phát sinh thì trong một thời gian ngắn không thể trả nợ cho Ngân hàng nên nợ xấu tăng.

- Do một nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó mà nguồn thu nhập chính của khách hàng vay vốn bị biến động bởi nhiều yếu tố, dẫn đến không trả đƣợc nợ. Khách hàng có tƣ tƣởng bao cấp, ỷ lại, mong chờ xoá nợ của Nhà nƣớc.

Khi xảy ra rủi ro thì quá trình xử lý tài sản thế chấp rất mất thời gian và chi phí, ảnh hƣởng đến lợi nhuận nên Ngân hàng phải luôn quan tâm đến công tác phòng ngừa rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu xảy ra.

 Nợ xấu trung và dài hạn

Khác với nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp và giảm liên tục qua 3 năm là do:

- Do những món vay này mang tính chất trung - dài hạn nên KH khi vay vốn đã có kế hoạch trả nợ nên ít khi để dẫn đến nợ xấu.

- Những món vay trung và dài hạn thƣờng là những món vay lớn, do dó PGD tập trung vào công tác thu hồi nợ, giải quyết những món nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau.

- Đa số khách hàng cũng không muốn để nợ xấu vì phải đóng lãi phạt với tỷ lệ 150% so với lãi suất trên hợp đồng và không sớm thì muộn họ cũng phải trả nợ cho Ngân hàng, vì họ đã thế chấp hoặc cầm cố tài sản tại Ngân hàng.

 Tóm lại: Công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng tƣơng đối tốt, nợ xấu có xu hƣớng giảm dần theo thời gian nhƣng tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn còn tƣơng đối cao. Đây là khoản nợ có nhiều rủi ro cần sự quan tâm chặt chẽ của Ngân hàng và đặc biệt là các cán bộ tín dụng.

4.1.4.2 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Nhƣ bao loại hình kinh doanh khác, kinh doanh tín dụng NH là nghề kinh doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất, vì hoạt động tín dụng gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với mọi loại hình KH. Nếu NH xem xét thận trọng trong quá trình cho vay và KH làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn có mục đích rõ ràng, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì nợ xấu rất ít xảy ra. Vì vậy, việc tìm kiếm KH tin tƣởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cũng cần phải năng động và quyết đoán trong việc quyết định cho vay, nhƣng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao cho NH. Để biết đƣợc chất lƣợng tín dụng tốt hay không ta phân tích tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong 3 năm qua dựa vào bảng số liệu sau:

Bảng 4.11: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp - - - - - - Cá nhân, hộ gia đình 2.934 100 2.730 100 2.650 100 Tổng 2.934 100 2.730 100 2.650 100

 Đối với doanh nghiệp

Từ bảng 4.11 ta thấy nợ xấu đối với DN không phát sinh qua 3 năm. Nguyên nhân là do các DN trên địa bàn SXKD rất hiệu quả nên nợ quá hạn ít, nhƣng nếu xảy ra ra nợ quá hạn là do các DN chƣa quay vòng vốn kịp thời nhƣng họ cũng nhanh chóng trả nợ vay vì sợ mất uy tín trong việc kinh doanh lâu dài và phải đóng lãi phạt nên không để phát sinh nợ xấu đối với đối tƣợng này. Bên cạnh đó, các món vay đối với hộ DN thƣờng là những món vay lớn nên cán bộ tín dụng chấp hành đầy đủ nghiêm ngặt quy trình thủ tục tín dụng, ít chủ quan, đặc biệt là khâu thẩm định kiểm tra trong và sau khi cho vay cho nên không để xảy ra nợ xấu. Nếu có xảy ra nợ quá hạn thì đôn đốc kịp thời, quản lý chặt chẽ việc trả nợ không để dẫn đến nợ xấu. Đồng thời, điều này cho thấy khả năng phân loại nợ và xử lý nợ của cán bộ tín dụng là rất tốt.

 Đối với cá nhân, hộ gia đình

Nhìn vào bảng số liệu 4.11 trên ta thấy, nợ xấu ngắn hạn đối với cá nhân, hộ gia đình có chiều hƣớng giảm xuống qua 3 năm nhƣng chiếm tỷ trọng 100% tổng nợ xấu của PGD.

Nguyên nhân của sự giảm xuống của nợ xấu trên là do: Trong những năm qua, NH đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các hộ tƣ nhân SXKD nhỏ lẻ, các hộ gia đình, các tiểu thƣơng để họ có vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, đồng thời chính quyền địa phƣơng có nhiều chính sách ƣu đãi, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, hộ gia đình phát triển sản xuất, làm ăn ngày càng có hiệu quả nhƣ: cử cán bộ xuống từng địa bàn tƣ vấn và hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện thông thoáng để ngƣời dân buôn bán, trao đổi hàng hóa với nƣớc bạn Campuchia… Các hộ dân ngày càng có kinh nghiệm hơn trong sản xuất, hiệu quả đạt đƣợc cũng tốt hơn, công tác thu nợ của ngân hàng cũng đƣợc dễ dàng hơn, nợ xấu vì thế giảm xuống. Mặt khác, nhờ vào sự nổ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, công tác xử lý rủi ro đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp, bám sát từng khách hàng, từng khoản nợ, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình cho vay để thu nợ, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, nợ xấu đối tƣợng này tuy có giảm nhƣng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu theo đối tƣợng KH của PGD, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của đối tƣợng này tƣơng đối nhỏ nên thƣờng xuyên xảy ra tình trạng bị chiếm dụng vốn qua hình thức bán chịu, các nông hộ thì làm ăn thua lỗ… Nhiều KH cá nhân đến vay vốn chủ yếu phục vụ tiêu dùng nên có tỷ lệ rủi ro rất cao, vốn đầu tƣ không sinh lời mà chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày: mua xe, mua vật dụng gia đình, mua sắm các thiết bị phục vụ đời sống hàng ngày khác… nên nguồn thu nhập để trả nợ rất yếu, chính vì thế làm cho tỷ trọng nợ xấu phát sinh. Mặc khác, Thị xã Tân Châu nằm ở hạ nguồn sông Mêkông nên mỗi năm luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ đối với các đối tƣợng cá thể, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

4.1.4.3 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Bất cứ một NH nào dù thừa vốn hay thiếu vốn, khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu đƣợc nợ và lãi đúng hạn. Khi đó, nghiệp vụ cấp tín dụng mới đƣợc xem là hoàn tất và NH mới đạt đƣợc mục đích của mình là tạo ra lợi nhuận. Nợ xấu là những biểu hiện rõ nét của chất lƣợng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của NH đã bị rủi ro, nợ xấu là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến rất lớn hoạt động cho vay của NH. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu không chỉ riêng do bản thân KH mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn tại MHB Tân Châu trong 3 năm qua (2011 - 2013) ta tìm hiểu bảng số liệu sau:

Bảng 4.12: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) SXKD 1.968 67,1 1.836 67,3 1.637 61,8 Tiêu dùng 966 32,9 894 32,7 1.013 38,2 Tổng 2.934 100 2.730 100 2.650 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Đối với SXKD

Dựa vào bảng số liệu 4.12 trên ta thấy nợ xấu giảm xuống liên tục qua 3 năm, cơ cấu nợ xấu sản xuất kinh doanh không có sự thay đổi lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Kinh tế tăng trƣởng cộng với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trên địa bàn Thị xã nên công tác quy hoạch, phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại đang đƣợc đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng khá mạnh, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ phát triển, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển du lịch đƣợc chú trọng, mở ra triển vọng mới về phát triển du lịch, những chính sách khuyến khích đó là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp việc sản xuất kinh doanh của KH có hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

- Chính quyền địa phƣơng duy trì tốt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với quận Lécdec - Vƣơng quốc Campuchia. Lãnh đạo địa phƣơng, các ngành hai bên thƣờng xuyên gặp gỡ, kịp thời trao đổi, giải quyết ổn thoả những vấn đề có liên quan ở khu vực biên giới làm cho ngƣời dân an tâm sản xuất, tạo điều kiện giao thƣơng qua lại hợp tác phát triển, ngƣời dân ăn nên làm ra, khách hàng sản xuất kinh doanh có lời nên trả nợ đúng hạn cho NH, không để xảy ra nợ xấu.

- Việc chăn nuôi, trồng trọt của ngƣời dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm, giá cả hàng hóa luôn có sự hỗ trợ, can thiệp từ phía Nhà nƣớc nên ngƣời dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát sinh lợi nhuận, trả nợ đúng hạn cho NH.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã thƣờng xuyên nhắc nhở và tích cực đôn đốc KH có các khoản nợ xấu trong những năm trƣớc, khuyến khích KH trả nợ đúng hạn, tạo uy tín đối với NH để đƣợc tiếp tục vay các món vay mới.

Đối với tiêu dùng

Qua bảng 4.12 trên ta thấy nợ xấu tiêu dùng có sự tăng giảm liên tục qua 3 năm, năm 2012 giảm xuống so với năm 2011 nhƣng lại tăng lên vào năm 2013 cả về giá trị và tỷ trọng, nguyên nhân là do:

- Nợ xấu vào năm 2012 có xu hƣớng giảm xuống nhƣng chỉ giảm nhẹ là do trong giai đoạn này NH mở rộng cho vay tiêu dùng, KH chủ yếu là công nhân viên chức có nguồn thu nhập ổn định nên nợ xấu ít xảy ra, chỉ có một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ bị bệnh, tai nạn hay nhiều nguyên nhân bất ngờ khác xảy ra nên mới phát sinh nợ xấu.

- Năm 2013 nợ xấu tiêu dùng tăng lên so với 2012, do NH đang có chính sách mở rộng cho vay với nhiều hình thức đa dạng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của KH. Mặt khác, các món vay trong giai đoạn này thƣờng cho vay theo dự án tài trợ để nhanh chóng ổn định cho ngƣời dân có chỗ ở tạm thời trong khu vực giải tỏa, nên việc thực hiện đúng quy trình thẩm định trong cho vay và rà soát các đối tƣợng cho vay là rất khó dễ dẫn đến nợ xấu trong cho vay, do việc sử dụng vốn dùng cho các mục tiêu liên quan đến nhà ở, nên các món vay này khi đƣợc đầu tƣ thì nguồn trả nợ không hình thành từ vốn vay mà bằng một nguồn khác nên khi nguồn thu nhập có vấn đề thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu là rất cao.

Một số khách hàng vay không sử dụng đúng mục đích vay vốn, gặp khó khăn trong kế hoạch trả nợ nên dẫn đến nợ xấu xảy ra.

Nguyên nhân tăng nhanh nợ xấu là do bản chất của các món vay tiêu dùng có tỷ lệ rủi ro rất cao, vốn đầu tƣ không sinh lời mà chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nhƣ: mua xe, mua vật dụng gia đình, mua sắm các thiết bị phục vụ đời sống hàng ngày khác… nên nguồn thu nhập để trả nợ rất yếu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 52)