Phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 29)

TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH TÂN CHÂU

3.3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn từ năm 2011 đến năm 2013

Trong quá trình hoạt động của NH nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của NH. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên NH cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng nhƣ tạo lợi nhuận cho NH. Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy đƣợc tình hình nguồn vốn nhƣ vậy là hợp lý hay chƣa và từ đó cũng có thể tìm ra một cơ cấu tốt hơn cho nguồn vốn. Để hiểu rõ hơn

tình hình nguồn vốn của MHB Tân Châu trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 ta xem xét bảng sau:

Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 109.658 156.347 149.233 46.689 42,6 (7.114) (4,6) Vốn điều chuyển 85.423 110.855 151.136 25.432 29,8 40.281 36,3 Vốn tài trợ 8.722 21.767 29.233 13.045 149,6 7.466 34,3 Tổng nguồn vốn 203.803 288.969 329.602 85.166 41,8 40.633 14,1

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

Qua bảng số liệu 3.3 ta thấy quy mô tổng nguồn vốn của NH tăng liên tục qua 3 năm và biến động theo chiều hƣớng tích cực hơn, nhƣng cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi khá phức tạp. Cơ cấu vốn huy động có xu hƣớng giảm xuống, bên cạnh đó vốn điều chuyển vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao. Điều đó đƣợc thể hiện cụ thể qua hình sau:

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

Hình 3.3 Cơ cấu nguồn vốn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 - 2013  Vốn huy động

Nguồn vốn huy động có chiều hƣớng tăng, giảm liên tục và biến động qua 3 năm cụ thể nhƣ sau:

- Tổng vốn huy động của NH năm 2012 có sự tăng lên đáng kể so với năm 2011, với mức tăng 42,6%. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do lãi suất bình quân tăng đột biến và quá nhanh ở Việt Nam, ở những tháng đầu năm 2012 lãi suất huy động bình quân là hơn 1,1%/tháng. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2012

54% 42% 4% 2011 54% 38% 8% 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn tài trợ 45% 46% 9% 2013

có sự chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng để thu hút nguồn vốn từ dân cƣ. Nắm bắt điều đó MHB Tân Châu đã thực hiện tốt chính sách huy động vốn, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ... MHB Tân Châu ban hành nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn, lãi suất cao, nhiều quà tặng và chƣơng trình khuyến mãi nên đã thu hút đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của khách hàng mới đồng thời làm tăng thêm uy tín, sự tín nhiệm và tin tƣởng của khách hàng cũ, khách hàng truyền thống.

- Tuy nhiên, sang năm 2013 vốn huy động có chiều hƣớng giảm xuống, do trong thời gian này trong địa bàn Thị xã thành lập thêm 2 PGD mới là Eximbank và Seabank với chính sách lãi suất huy động vốn ƣu đãi và hấp dẫn, nhiều chƣơng trình tiếp thị hiệu quả đã lôi kéo nhiều khách hàng đến giao dịch, cộng với tình hình kinh doanh của ngƣời dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn không mấy khả quan vì thế làm cho tình hình huy động vốn của PGD bị suy giảm.

Dựa vào hình 3.3 ta thấy tỷ trọng vốn huy động có chiều hƣớng giảm xuống đây là điều đáng lo ngại cho NH. Vì thế trong thời gian tới PGD cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn, có những chính sách về lãi suất huy động hợp lý, áp dụng các mức lãi suất khác nhau đảm bảo sinh lời hợp lý cho ngƣời gửi tiền, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán khuyến khích KH gửi tiền vào NH. Tạo phong cách giao dịch lịch sự, nhanh chóng, tạo sự tiện lợi và thoải mái cho KH đến giao dịch để gia tăng nguồn vốn huy động cho NH ngày càng cao hơn nữa.

 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà Ngân hàng Hội sở của MHB chuyển xuống cho các NH chi nhánh và PGD vay để cung cấp tín dụng cho khách hàng khi vốn huy động tại chổ còn hạn chế, không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Qua bảng và hình 3.3 trên ta thấy nguồn vốn điều chuyển liên tục tăng qua 3 năm, tuy tỷ trọng vốn điều chuyển có sự giảm xuống vào năm 2012 nhƣng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của NH, sang năm 2013 tỷ trọng này lại tăng lên trở lại. Do nhu cầu vay vốn của KH ngày càng tăng trong khi khả năng huy động vốn của PGD đang gặp khó khăn nên PGD còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở, dẫn đến kết quả không tốt cho quá trình hoạt động của NH vì nguồn vốn này tuy có thể xin điều chuyển bất cứ lúc nào nhƣng phải chịu một khoản phí điều chuyển thƣờng cao hơn lãi suất huy động. Sự khan hiếm vốn huy động báo hiệu cho những lo ngại mà NH đã và đang gặp phải. Điều đó đòi hỏi NH cần cân đối giữa vốn điều chuyển Hội sở và vốn huy động sao cho hài hòa để cơ cấu nguồn vốn tốt hơn, NH nên chủ động hơn trong công tác quản lý nguồn vốn. Nhận thức đƣợc điều đó, mặc dù công tác huy động vốn của NH trong thời gian qua gặp khó khăn do PGD hoạt động tại huyện thuần nông, phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông hay SXKD với quy mô nhỏ, lợi nhuận đạt đƣợc không cao nên số tiền huy động từ trong dân là rất ít. Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn, nhƣng PGD đã phấn đấu không

ngừng để giành lấy thị phần huy động vốn cho mình. NH đã chú trọng hơn ở khâu quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh dƣới nhiều hình thức nhƣ khuyến mãi, tiết kiệm dự thƣởng... để thu hút khách hàng, giảm bớt sự phụ thuộc vào NH cấp trên.

 Vốn tài trợ

Ngoài nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển, PGD còn thƣờng xuyên nhận đƣợc nguồn vốn tài trợ. Tuy nguồn vốn này tăng nhanh qua 3 năm nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Ngân hàng cần phải tận dụng thật nhiều nguồn vốn này để cho vay với lãi suất rẻ hơn, từ đó tạo đƣợc nhiều ƣu thế trong cạnh tranh và thu hút khách hàng. Vốn tài trợ tại MHB Tân Châu bao gồm:

- Nguồn vốn dự án tín dụng AFD: Đây là dự án “hỗ trợ chƣơng trình phát triển nhà ở cho nhân dân vùng ĐBSCL” (gọi tắt là dự án AFD) do cơ quan Phát triển Pháp tài trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Tài chính. MHB vay lại từ ngân sách Nhà nƣớc thông qua Bộ Tài chính. Đây là nguồn vốn để giải quyết cho vay làm nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm tuyến dân cƣ vùng ngập lụt ĐBSCL. Ngoài ra, đây còn là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn để SXKD, mua sắm máy móc nông nghiệp, đầu tƣ hệ thống kho bãi, thiết bị chế biến, phƣơng tiện vận tải… nhằm đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần đƣa nông thôn thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đây là nguồn vốn tài trợ hoàn toàn cho MHB với lãi suất thấp.

- Song song với nguồn vốn AFD, NH PTN ĐBSCL còn nhận vốn tài trợ từ quỹ tài chính nông thôn II (gọi tắt là RDF II). Đây là nguồn vốn cho vay để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 Tóm lại : Việc sử dụng nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NH phụ thuộc rất lớn vào vốn điều chuyển, nếu nguồn vốn này bị hạn chế sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của NH. Vì vậy, để hoạt động đạt hiệu quả thì NH cần chủ động tăng cƣờng các biện pháp huy động vốn, nhằm nâng dần tỷ trọng vốn huy động lên mức phù hợp trong cơ cấu vốn của NH. Đồng thời, NH cần khai thác nhiều hơn nữa các nguồn vốn tài trợ nhằm tận dụng nguồn vốn lãi suất rẻ để tạo ƣu thế trong cạnh tranh và thu hút KH.

3.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn giai đoạn 6T/2013 và 6T/2014

Huy động vốn đƣợc coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đối với bất kỳ một NHTM nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. Muốn cho vay đƣợc các NH phải có vốn để cho vay, đây là vấn đề luôn gắn liền với sự tồn tại của NH. Một NH hoạt động có hiệu quả, có thể nói điều đó đồng nghĩa với NH đó phải có chính sách huy động vốn và vận dụng vốn huy động để đầu tƣ sao cho có hiệu quả.

MHB Tân Châu là PGD trực thuộc MHB chi nhánh tỉnh An Giang nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng chi nhánh tỉnh, Hội sở và tự huy động vốn để hoạt động. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của Thị xã phát triển hơn, đời sống của

ngƣời dân đã có nhiều dƣ dã. Hoạt động huy động vốn cũng có nhiều thuận lợi. Cụ thể, tình hình nguồn vốn tại MHB Tân Châu giai đoạn 6T/2013 và 6T/2014 đƣợc thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn tại MHB Tân Châu 6T/2013 và 6T/2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T/2014 - 6T/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 98.508 53,3 110.845 47,3 12.337 12,5 Vốn điều chuyển 72.696 39,3 103.537 44,2 30.841 42,4 Vốn tài trợ 13.722 7,4 19.876 8,5 6.154 44,8 Tổng nguồn vốn 184.926 100 234.258 100 49.332 26,7

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, 6T/2013 và 6T/2014

Qua bảng 3.4 nhìn chung ta thấy tổng nguồn vốn của PGD có sự tăng lên trong giai đoạn 6T/2013 và 6T/2014. Cụ thể nhƣ sau:

 Vốn huy động

Qua bảng 3.4 ta thấy, 6T/2014 giá trị vốn huy động tăng lên nhƣng tỷ trọng của nó giảm xuống so với 6T/2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn huy động tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn giai đoạn này tăng nhanh là do PGD đang nhận đƣợc nguồn vốn tài trợ từ dự án. Bên cạnh đó, nguồn vốn điều chuyển tiếp tục đƣợc tăng lên để đáp ứng kịp thời nhu cầu XD - SCN, SXKD của ngƣời dân trong khu vƣc, tất cả những điều đó làm cho tổng nguồn vốn của PGD tăng lên khá cao. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của mình nên MHB Tân Châu đã không ngừng nỗ lực trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cƣ để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, nhằm tạo sự ổn định và tăng trƣởng liên tục của nguồn vốn.

 Vốn điều chuyển

Giá trị và tỷ trọng của vốn điều chuyển giai đoạn 6T/2014 tăng lên so với 6T/2013, giá trị và tỷ trọng của vốn điều chuyển đều tăng là do nhu cầu về vốn của KH đang tăng cao, nhƣng khả năng huy động vốn tại chổ của PGD còn thấp nên phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH mặc dù phải chịu lãi suất khá cao. Tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển này còn khá cao làm ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động của NH vì thế PGD nên chú trọng hơn nữa đến công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

 Vốn tài trợ

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn là phần vốn tài trợ. Nguồn vốn này vào giai đoạn 6T/2014 có sự tăng lên đáng kể so với 6T/2013.

Nguyên nhân là do trong năm này PGD nhận đƣợc gói tài trợ 30.000 tỷ từ dự án tài trợ để quy hoạch khẩn trƣơng kênh Vĩnh An giúp ngƣời dân địa phƣơng nhanh chóng ổn định chỗ ở để SXKD, khoản mục này tuy nhỏ nhƣng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng, giúp NH tận dụng đƣợc nguồn vốn với lãi suất thấp để cho vay, mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao cho PGD.

3.4ĐỊNHHƢỚNGPHÁT TRIỂNNĂM2014

Để tiếp tục giữ ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cần tập trung thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tăng trƣởng tín dụng một cách an toàn, bền vững và hiệu quả trong khả năng quản lý. Chất lƣợng tín dụng luôn đặt lên hàng đầu.

- Huy động vốn đạt trên 190 tỷ đồng (tăng hơn 30% so với 2013).

- Dƣ nợ tín dụng đạt 250 tỷ đồng (trong đó: dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 150 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay trung và dài hạn là 100 tỷ đồng).

- Thu nợ gốc, thu lãi đạt trên 95%/tổng số nợ phải thu.

- Cố gắng xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ quá hạn còn tồn đọng. Tỷ lệ nợ xấu dƣới 2,5%/tổng dƣ nợ.

- Quản lý kiểm tra, kiểm soát chi tiêu, mua sắm tài sản, công cụ chặt chẽ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng, kiểm tra rà soát quản lý tài sản một cách chặt chẽ, an toàn không gây thất thoát, kinh doanh có lãi tăng trƣởng hàng quý, thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy định về thu chi tài chính, chênh lệch thu lớn hơn chi 6,3 tỷ đồng.

CHƢƠNG 4

PHÂNTÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAYTẠINGÂNHÀNGPHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH

AN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH TÂN CHÂU

4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT

TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN

GIANG-PHÒNGGIAODỊCHTÂNCHÂUTỪNĂM2011ĐẾN2013

Trong những năm qua MHB Tân Châu thực hiện theo hƣớng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trƣờng, không ngừng mở rộng và tăng trƣởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và đối tƣợng KH nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Hoạt động cho vay không những có ý nghĩa quan trọng đối với NH, nó tạo ra lợi nhuận giúp NH hoàn trả tiền gốc và lãi cho KH, bù đắp chi phí hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động cho vay đem lại thu nhập trên 90% thu nhập của NH. Tuy hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro, nhƣng NH phải sử dụng vốn kinh doanh của mình cho hoạt động này vì nó là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuân cho Ngân hàng. Tình hình cho vay của MHB Tân Châu qua 3 năm (2011 - 2013) đƣợc thể hiện thông qua DSCV, DSTN, dƣ nợ và nợ xấu cùng những phân tích sau:

4.1.1 Doanh số cho vay

4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

MHB Tân Châu cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Thực tiễn cho thấy, tín dụng ngắn hạn đóng một vai trò rất quan trọng, đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn lƣu động ngắn hạn bị thiếu hụt của KH trong hoạt động SXKD, cho vay ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của PGD vì cho vay ngắn hạn ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh để cho vay lại. Tuy nhiên, chính quá trình đó đã làm tăng thêm chi phí của NH nhƣ: chi phí tìm kiếm KH mới, chi phí giao dịch, thẩm định KH… làm lợi nhuận của NH giảm đi. Để đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn so

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 29)