Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 43)

4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng đƣợc NH đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định KH của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của NH. Nếu DSCV phản ánh quy mô tín dụng của NH thì DSTN là chỉ tiêu để thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc KH trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng. DSCV mặc dù tăng nhƣng chỉ phản ánh đƣợc quy mô tín dụng tăng chứ chƣa phản ánh đƣợc hiệu quả của hoạt động cho vay cũng nhƣ chất lƣợng của hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng đƣợc coi là có hiệu quả và chất lƣợng khi các khoản vay đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. DSTN qua 3 năm của MHB Tân Châu đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 128.866 81,7 220.941 86,8 243.927 85,8 Trung và dài hạn 28.773 18,3 33.617 13,2 40.241 14,2 Tổng 157.639 100 254.558 100 284.168 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy, trong tổng DSTN thì DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và giá trị liên tục tăng qua 3 năm. NH vẫn luôn đảm bảo năm sau có DSTN cao hơn năm trƣớc. Bên cạnh đó, do DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn nên mức tăng của nó góp phần khá lớn vào việc làm tăng tổng DSTN. Nguyên nhân là do: Trong giai đoạn này NH chú trọng gia tăng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có độ rủi ro thấp, thời gian thu hồi nợ nhanh, nguồn trả nợ của các món vay này không nhất thiết phải hình thành từ kết quả hoạt động SXKD từ món vay mà có thể từ một nguồn khác.

- Bên cạnh đó, công tác thẩm định KH của cán bộ tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao và KH ngày càng có ý thức trong việc trả nợ cho NH, đồng thời chính sách thu hồi nợ của NH cũng đƣợc thắt chặt hơn, khi đến hạn trả nợ cán bộ tín dụng có trách nhiệm nhắc nhở KH trả nợ đúng hạn. Điều này cho thấy công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn, sàng lọc KH cho vay đƣợc cán bộ tín dụng của NH làm khá tốt.

- Mặt khác, vì các khoản vay ngắn hạn cũng chỉ giải quyết nhu cầu về vốn tạm thời nên KH tranh thủ trả để giảm bớt chi phí tiền lãi vì khi vay kinh doanh KH thƣờng vay ngắn hạn để bổ sung vốn vào việc sản xuất, lƣu thông

hàng hóa, khi thu hồi đƣợc vốn KH sẽ trả nợ cho NH kể cả khi món vay chƣa đến hạn, do đó NH thu hồi đƣợc vốn và lãi nhanh, ít rủi ro.

Nhƣ vậy, có thể thấy trong 3 năm qua DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này cũng dễ hiểu vì cho vay ngắn hạn thƣờng có thời hạn dƣới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn đƣợc xoay vòng nhanh NH có thể tiếp tục cho vay làm DSCV tăng, từ đó DSTN cũng không ngừng tăng theo.

Từ phân tích trên chúng ta thấy, DSTN ngắn hạn luôn vƣợt trội so với trung và dài hạn, nó giúp Ngân hàng có đƣợc vốn xoay vòng nhanh. DSTN tăng cũng là vì DSCV tăng qua các năm, doanh số thu nợ ngắn hạn cao đồng nghĩa với việc rủi ro thấp. Do đó, NH cần chủ động, chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, theo dõi, đôn đốc cán bộ tín dụng tích cực theo dõi và thu hồi nợ đúng hạn.

 Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài hơn, là khoản cho vay có lãi suất cao. Tình hình thu nợ trung và dài hạn có chiều hƣớng tăng và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng DSTN là do: Với sự cố gắng của cán bộ tín dụng luôn quan tâm, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn và thông báo cho khách hàng khoản nợ vay đến hạn để góp phần gia tăng DSTN trung - dài hạn lên cao đến mức có thể. Điều đó chứng tỏ công tác thu nợ trung, dài hạn đƣợc quan tâm đúng mức và kiểm tra đều đặn nhằm đảm bảo cho hoạt động của NH đƣợc diễn ra tốt hơn.

- DSTN trung và dài hạn tùy thuộc vào kỳ hạn nợ nhiều hơn ngắn hạn là do kỳ hạn vay tƣơng đối dài, trả nợ đƣợc phân thành nhiều kỳ, trải qua nhiều năm nên khả năng gặp rủi ro cao và việc kiểm soát vốn tín dụng của NH là rất khó, vì thế cán bộ tín dụng luôn chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng từ lúc đánh giá khách hàng đến lúc phát vay, luôn theo dõi quá trình KH sử dụng vốn vay đã góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, có biện pháp giải quyết để khách hàng tiếp tục SXKD trả nợ cho NH, tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng, thúc đẩy công tác thu nợ ngày càng nhanh chóng.

- DSTN trung và dài hạn của PGD tăng chậm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN của NH là do trong thời gian qua PGD có các khoản vay ngắn hạn khá lớn, có thời gian thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp. Ngoài ra, với khoản vay trung và dài hạn thì số tiền gốc và lãi đƣợc chia ra trả làm nhiều kỳ nên DSTN của nó luôn chiếm tỷ trọng thấp.

 Tóm lại: DSTN của PGD tăng liên tục qua 3 năm cho thấy khả năng quản lý, thu hồi nợ của NH khá tốt, qua đó thể hiện chất lƣợng các món nợ của Ngân hàng và chất lƣợng trong công tác thẩm định khi cho vay cùng với ý thức trả nợ rất tốt của ngƣời vay. Đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, gần nhƣ mang đến cho Ngân hàng nguồn thu lớn nhất, vì thế cần phải đặc biệt coi trọng.

4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng

Phân tích doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình thu nợ theo từng đối tƣợng khách hàng cụ thể, so sánh với DSCV theo đối tƣợng khách hàng tƣơng ứng. Qua đó, ta có thể đánh giá đƣợc tình hình thu nợ theo từng đối tƣợng khách hàng trong 3 năm qua của NH đã tốt hay chƣa? đối tƣợng nào cần tiếp tục duy trì và đối tƣợng nào cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, phân tích doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng còn giúp NH đề ra chính sách cấp tín dụng hợp lý cho từng đối tƣợng khách hàng trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn về doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của MHB Tân Châu qua 3 năm (2011 - 2013) ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng tại MHB Tân Châu từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp 7.621 4,8 7.492 2,9 7.173 2,5 Cá nhân, hộ gia đình 150.018 95,2 247.066 97,1 276.995 97,5 Tổng 157.639 100 254.558 100 284.168 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Đối với doanh nghiệp

Doanh số thu nợ qua 3 năm có sự suy giảm liên tục cả về giá trị và tỷ trọng nhƣng chỉ giảm nhẹ. Lý do doanh số thu nợ đối tƣợng này giảm xuống là do số lƣợng DN trên địa bàn Thị xã còn rất ít. Mặt khác là do DSCV đối với doanh nghiệp thấp nên DSTN đối tƣợng này cũng thấp. Hơn nữa thu nhập của doanh nghiệp giảm sút do kinh doanh chậm, kém hiệu quả nên khả năng thanh toán nợ cho NH giảm, một vài doanh nghiệp trên địa bàn tạm thời đóng cửa, nhiều số nợ đến hạn nhƣng chƣa thu đƣợc tăng, do doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn còn thiếu kinh nghiệm trong SXKD dẫn đến làm ăn không hiệu quả phải tạm thời để nợ quá hạn tại NH. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa nhƣng trong thời gian qua giá cả biến động nên hàng hóa tồn kho nhiều không tiêu thụ kịp điều này tạm thời cũng làm phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng. Chính vì những lý do trên, doanh số thu nợ của DN giảm xuống. Tuy doanh số thu nợ DN giảm qua 3 năm nhƣng qua nghiên cứu cho thấy đây lại là đối tƣợng khôngđể xảy ra tình trạng nợ xấu.

 Đối với cá nhân, hộ gia đình

Trong tổng cơ cấu DSTN thì doanh số thu nợ đối với cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng trƣởng qua 3 năm vì những nguyên nhân sau:

- Doanh số thu nợ đối tƣợng này tăng một phần là do DSCV cá nhân, hộ gia đình tăng liên tục qua 3 năm, bên cạnh đó là do ý thức trả nợ của khách hàng khá tốt.

- Một lý do khác rất quan trọng trong việc làm tăng DSTN là do NH đã có chính sách quản lý tốt công tác thu nợ, đồng thời cán bộ thƣờng xuyên xuống địa bàn kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của KH, nhắc nhở KH trả nợ đúng hạn nhờ vậy mà DSTN của MHB Tân Châu luôn tăng.

- Dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣng phần lớn các hợp đồng cho vay là có tài sản thế chấp đảm bảo nên tính rủi ro không đáng lo ngại mấy, công tác thu nợ vẫn đƣợc thực hiện khá tốt, còn các đối tƣợng cho vay tín chấp đƣợc NH chọn lọc kỹ và dựa vào các cơ sở đảm bảo nhƣ về mức thu nhập hàng tháng, nơi làm việc… để ra quyết định cho vay.

- Bên cạnh đó, do hiện nay Nhà nƣớc có nhiều chính sách ƣu đãi để hỗ trợ, cải thiện đời sống của ngƣời dân, ví dụ nhƣ việc thực hiện chính sách tăng lƣơng và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên chức… Chính vì thế mà việc thu hồi các khoản nợ vay đối với cá nhân trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, khi cho vay cá nhân thì các đối tƣợng đƣợc vay đều đã đƣợc PGD chọn lọc kỹ.

4.1.2.3 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể đánh giá đƣợc tình hình thu hồi vốn của NH, từ đó có thể thấy đƣợc mức độ hoạt động cho vay của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không, vì nếu không thu hồi nợ kịp thời và đầy đủ sẽ làm cho đồng vốn của Ngân hàng đem đi đầu tƣ bị chiếm dụng và không quay vòng đúng theo chu kỳ do đó công tác thu nợ đƣợc coi là những ƣu tiên hàng đầu. Một Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc làm tăng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng vòng quay của đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra đầu tƣ. Để Cụ thể hơn, ta đi vào phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) SXKD 105.475 66,9 185.859 73,0 176.074 62,0 Tiêu dùng 52.164 33,1 68.699 27,0 108.094 38,0 Tổng 157.639 100 254.558 100 284.168 100

 Đối với SXKD

Qua bảng số liệu 4.6 trên ta thấy, DSTN năm 2012 tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng so với năm 2011 nguyên nhân là do:

- Doanh số cho vay cùng với dƣ nợ đến kỳ trả nợ tăng làm cho doanh số thu nợ trong năm tăng.

- Do nhu cầu vay vốn để SXKD chủ yếu bổ sung cho nguồn vốn tạm thời thiếu hụt. KH vay vốn lại có thu nhập thƣờng xuyên từ việc SXKD, đồng vốn của họ quay vòng nhanh, lợi nhuận thu đƣợc thƣờng đúng kế hoạch đã định. Bên cạnh đó, họ rất ngại phải tốn chi phí mà không sinh lợi nên khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, lợi nhuận chƣa dùng đến sẽ đƣợc sử dụng để trả nợ và gửi tiết kiệm tại NH.

- Bên cạnh đó, các ngành dệt chiếu, đan lát, dệt lụa… có sự hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan địa phƣơng cũng nhƣ Ngân hàng nên phát triển ổn định, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao nên tình hình trả nợ cho Ngân hàng khá tốt.

- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các hộ gia đình ngày càng ổn định, cũng nhƣ ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong công việc làm ăn của mình, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng luôn đem lại hiệu quả và thu đƣợc lợi nhuận nên việc thu hồi nợ của PGD diễn ra thuận lợi.

- PGD đã chủ động tăng cƣờng công tác thu nợ, theo dõi sát sao tình hình kinh doanh của khách hàng, giúp đỡ khách hàng vƣợt qua khó khăn, xoay chuyển tình thế để có thể trả nợ cho NH. Điều này cho thấy chất lƣợng cho vay đối với ngành sản xuất kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao.

Sang năm 2013 DSCV đối với lĩnh vực SXKD có sự giảm nhẹ so với năm 2012 là do:

- Năm 2013 năng suất và sản lƣợng hầu hết các loại cây trồng chủ yếu đều giảm hoặc bằng so với cùng kỳ, nguyên nhân sản lƣợng lúa và hoa màu giảm chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm (diện tích gieo trồng giảm do trong năm này hầu hết diện tích đất để thi công dự án đƣờng dẫn cầu Tân An là từ đất nông nghiệp đƣợc đền bù, giải tỏa). Bên cạnh đó, xả lũ ở 3 vùng bao làm cho ngƣời dân không sản xuất đƣợc lúa vụ 3 nên phần nào ảnh hƣởng đến kế hoạch trả nợ dẫn dến DSTN của NH giảm.

- Nguyên nhân khác khiến doanh số thu nợ giảm là do doanh số cho vay giảm, vay ít thì trả ít.

- Tình hình kinh tế khó khăn, tốc độ tăng trong giá sản phẩm không bằng tốc độ tăng của chi phí, hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp so với chi phí đã bỏ ra, chính vì thế đã ảnh hƣởng đến tình hình trả nợ của khách hàng.

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gặp các đợt kiểm tra vi sinh và hóa sinh, bị trả hàng do hàm lƣợng hóa chất, kháng sinh quá cao và bị nhiễm vi sinh, khiến cho xuất khẩu giảm mạnh, ngƣời dân không xuất ao đƣợc phải treo ao kéo dài làm ảnh hƣởng đến kế hoạch trả nợ của KH.

- Một số món nợ phục vụ SXKD đã đƣợc thanh toán trƣớc hạn vào năm 2012 nên góp phần làm cho số nợ thu đƣợc trong năm giảm.

 Đối với tiêu dùng

Dựa vào bảng trên ta thấy DSTN đối với tiêu dùng tăng liên tục qua 3 năm, nguyên nhân chủ yếu là do :

- Nhƣ đã đề cập ở lúc đầu, cho vay tiêu dùng chủ yếu cấp cho đối tƣợng có thu nhập ổn định, điều kiện bảo đảm cao, số tiền lớn nhƣng đƣợc chia thành nhiều kỳ trả nợ căn cứ vào thu nhập ổn định của khách hàng nhƣ bảng lƣơng, cơ sở sản xuất… Hơn nữa, doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua từng năm nên DSTN tăng là tất nhiên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)