Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 35)

4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

MHB Tân Châu cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Thực tiễn cho thấy, tín dụng ngắn hạn đóng một vai trò rất quan trọng, đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn lƣu động ngắn hạn bị thiếu hụt của KH trong hoạt động SXKD, cho vay ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của PGD vì cho vay ngắn hạn ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh để cho vay lại. Tuy nhiên, chính quá trình đó đã làm tăng thêm chi phí của NH nhƣ: chi phí tìm kiếm KH mới, chi phí giao dịch, thẩm định KH… làm lợi nhuận của NH giảm đi. Để đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn so với trung - dài hạn chúng ta cùng phân tích sự chênh lệch về DSCV giữa ngắn hạn, trung và dài hạn của NH qua 3 năm ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 142.900 79,6 241.231 88,6 268.838 86,8 Trung và dài hạn 36.563 20,4 31.025 11,4 40.754 13,2 Tổng 179.463 100 272.256 100 309.592 100

Qua bảng 4.1 trên ta thấy, trong 3 năm qua tình hình DSCV của PGD liên tục tăng lên, điều này chứng tỏ rằng nhiều ngƣời dân đã bắt đầu chú tâm đến sản xuất, mở rộng qui mô, thành lập thêm nhiều cơ sở mới, nhu cầu về vốn tại địa phƣơng không ngừng tăng lên, NH đã kịp thời nắm bắt điều đó tập trung mở rộng cho vay với nhiều hình thức cho vay đa dạng đến tất cả KH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phƣơng làm cho DSCV của NH không ngừng tăng lên qua 3 năm, cụ thể nhƣ sau:

 DSCV ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên liên tục qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn, cụ thể là do:

- Khách hàng và NH đều thận trọng hơn trong quyết định vay và cho vay theo kỳ hạn dài vì: Đối với NH sẽ khó khăn trong công tác quản lí tín dụng khi nền kinh tế đang biến động mạnh do lạm phát và khủng hoảng tài chính; đối với khách hàng thì khó định hƣớng đƣợc khoản thu nhập sẽ có trong tƣơng lai từ việc đầu tƣ vốn trung dài hạn.

- Khách hàng của PGD chủ yếu là nông dân và các tiểu thƣơng nên nhu cầu vốn nhỏ và thời gian ngắn theo mùa vụ, chu kỳ kinh doanh dƣới 1 năm. Kỳ hạn vay phù hợp với nhu cầu vốn lƣu động, chu kỳ sản suất sẽ dễ dàng hơn trong thanh toán nợ cho NH nên họ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn nhiều hơn. Hơn nữa, tín dụng ngắn hạn có nhiều ƣu điểm nhƣ: lãi suất thấp, thủ tục đơn giản… Vì vậy ngày càng có nhiều khách hàng chọn phƣơng thức vay ngắn hạn hơn là vay trung - dài hạn.

- Ngoài ra còn do tâm lí sợ nợ, kỳ hạn càng dài thì càng nhiều lo lắng. - Thời hạn cho vay ngắn, NH dễ kiểm soát về rủi ro lãi suất, lạm phát, kỳ thu nợ.

- Cho vay ngắn hạn có lợi thế là thời gian thu hồi vốn nhanh, dựa trên phƣơng án khả thi và KH có đủ năng lực để hoàn trả, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng các khoản vay vì thế sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng nên MHB Tân Châu đã tập trung nhiều hơn vào hoạt động cho vay ngắn hạn.

- Tân Châu là huyện thuần nông, có tổng diện tích tự nhiên hơn 17.568 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 13.322 ha, đa phần ngƣời dân ở đây sống bằng việc trồng lúa là chính vì vậy nhu cầu vay vốn phục vụ cho nông nghiệp với thời hạn vay ngắn, trả theo mùa vụ ngày càng tăng. Thêm vào đó với chi phí đầu tƣ mùa vụ (cải tạo đất, cây giống, phân bón, máy móc…) ngày càng tăng cao hay chủ trƣơng hạn chế độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen canh tăng vụ, hiện nay có nhiều nông dân mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi bò, heo, gà… ngày càng tăng đã làm tăng nhu cầu tín dụng ngắn hạn, những điều này làm cho DSCV ngắn hạn ngày càng tăng.

 DSCV trung - dài hạn

Qua bảng 4.1 ta thấy DSCV trung - dài hạn có sự tăng giảm liên tục qua 3 năm cả về giá trị và tỷ trọng, cụ thể nhƣ sau:

- DSCV trung - dài hạn năm 2012 giảm xuống so với 2011, nguyên nhân là do: Vốn huy động trên địa bàn chủ yếu là ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn chủ yếu đƣợc tài trợ từ vốn huy động ngắn hạn này nhƣng theo quy định hiện hành của NHNN (Thông tƣ số: 15/2009/TT-NHNN) thì NHTM chỉ đƣợc sử dụng tối đa 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Nếu vƣợt quá mức an toàn thì sẽ dễ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn trong hoạt động của mình.

Mặt khác, trong giai đoạn này mục đích vay vốn chủ yếu của KH tại PGD là bổ sung nguồn vốn SXKD ngắn hạn hơn là đầu tƣ dài hạn và KH có nhu cầu sử dụng vốn quay vòng nhanh theo thời vụ nhƣ là: Vào vụ lúa thì KH vay để kinh doanh hạt giống, phân bón, cải tạo đất… đến cuối vụ thì các doanh nghiệp thu mua sẽ vay tiền để mua lúa gạo trong dân, vì thế KH chuyển sang vay ngắn hạn nhiều hơn. Mặt khác, khi KH sử dụng vốn vay ngắn hạn thì KH trả lãi suất thấp hơn lãi suất vay trung và dài hạn. Điều này làm ảnh hƣởng đến kế hoạch mở rộng cho vay trung và dài hạn của PGD dẫn đến việc mất cân đối trong cho vay theo thời hạn của NH.

- Sang năm 2013 DSCV trung - dài hạn tăng lên trở lại so với 2102 cả về giá trị và tỷ trọng, do NH đang có chủ trƣơng mở rộng cho vay trung - dài hạn, tạo quan hệ lâu dài với KH vì hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tín dụng trung dài hạn, điều này sẽ làm cho lợi nhuận của Ngân hàng không cao, vì lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ luôn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn trong điều kiện bình thƣờng. Chính sách mở rộng cho vay trung, dài hạn của NH đã phát huy đƣợc hiệu quả, ngày càng có nhiều KH đến giao dịch, tiếng tăm của PGD ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

Mặt khác, có sự tăng lên nhƣ vậy là do sản phẩm cho vay đa dạng, hơn nữa lãi suất là một yếu tố vô cùng quan trọng, bởi vì đối với một ngƣời đi vay ngoài việc sản phẩm đó phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của mình thì mức lãi phải trả cũng phải thật hợp lý so với thu nhập của họ. Về đặc điểm này, MHB Tân Châu đã nắm bắt và luôn đƣa ra lãi suất cho vay phù hợp với khả năng của KH, đáp ứng nhu cầu của họ và thích ứng với sự biến đổi của thị trƣờng, chính sách cho vay hợp lý nên thu hút nhiều KH đến giao dịch, vay vốn làm cho DSCV trung - dài hạn năm 2013 tăng lên trở lại.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay trung và dài hạn tại MHB Tân Châu năm 2013 (12%/năm) có xu hƣớng giảm xuống so với năm 2012 (15%/năm), do đó cũng kích thích KH vay vốn NH hơn khi họ có nhu cầu.

 Tóm lại: Nhìn chung trong 3 năm qua (2011 - 2013) doanh số cho vay theo thời hạn đã đạt đƣợc kết quả khả quan. Trong đó, đáng chú ý nhất là cho vay ngắn hạn, luôn chiếm tỷ trọng cao, thu hút lƣợng khách hàng lớn vì nguồn vốn vay phần lớn đƣợc dùng để bổ sung vốn lƣu động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời hoặc dùng để mua vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất đối với các nhà vƣờn.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đa số ngƣời dân đều muốn vƣơn lên làm giàu, vì thế tín dụng ngắn hạn là nguồn lực quan trọng giúp họ phát triển hơn nữa nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích tín dụng

ngắn hạn không đem lại hiệu quả cao cho NH nhƣ tín dụng trung và dài hạn vì sự gia tăng các khoản chi phí khi tìm kiếm khách hàng, chi phí thu nợ và chi phí thẩm định vốn vay… sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ NH cần tìm kiếm các KH là doanh nghiệp, các công ty lớn… có uy tín và hoạt động kinh doanh tốt, có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để tập trung cho vay, gia tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong cơ cấu doanh số cho vay của NH. Bên cạnh đó, NH cũng tiếp tục cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, đồng thời mang lại lợi nhuận cho NH nhƣng phải trên cơ sở nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong hoạt động kinh doanh của mình.

4.1.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Cho vay là một quá trình mà NH chuyển vốn đến các đơn vị SXKD, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và các cá nhân có nhu cầu về vốn. Cho vay nhƣ một nguồn cung cấp năng lƣợng cho nền kinh tế để nền kinh tế đƣợc tồn tại và phát triển. Sau đây, ta đi vào phân tích doanh số cho vay theo đối tƣợng KH nhằm xác định tình hình cho vay tại PGD trong thời gian qua và xác định đối tƣợng KH nào là đối tƣợng cho vay chính của NH, đối tƣợng nào DSCV vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. Qua đó, NH có thể đề ra những biện pháp thích hợp nhằm củng cố và nâng cao DSCV các đối tƣợng KH.

Tân Châu tuy có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự đầu tƣ, phát triển nhƣng hiện nay, Tân Châu mới trên đà phát triển nên đối tƣợng KH ở đây về số lƣợng còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề khó khăn lớn trong việc đa dạng hóa đầu tƣ cho các đối tƣợng KH trong thời gian qua, vì thế MHB Tân Châu luôn chú trọng việc mở rộng, đẩy mạnh quan hệ tín dụng đối với nhiều thành phần KH trên địa bàn Thị xã. DSCV theo đối tƣợng KH từ năm 2011 đến năm 2013 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng tại MHB Tân Châu từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp 9.356 5,2 8.565 3,1 8.121 2,6 Cá nhân, hộ gia đình 170.107 94,8 263.691 96,9 301.471 97,4 Tổng 179.463 100 272.256 100 309.592 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

Nhìn vào bảng số liệu 4.2 ta thấy trong 3 năm qua DSCV cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao so với DSCV doanh nghiệp. Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, DSCV cá nhân, hộ gia đình qua 3 năm liên tục tăng, trong khi đó DSCV doanh nghiệp giảm liên tục qua 3 năm. Điều đó đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

 Đối với doanh nghiệp

Đối tƣợng này bao gồm các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng nhƣ: doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn... Tân Châu đã xây dựng hoàn chỉnh định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế theo hƣớng hiện đại, phù hợp với đặc điểm, lợi thế địa phƣơng: Lấy thƣơng mại - dịch vụ làm trọng tâm, công nghiệp làm tiền đề và nông nghiệp đi vào chiều sâu. Thị xã đã tận dụng tối đa lợi thế cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xƣơng và các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để phát triển kinh tế, vì thế các thành phần kinh tế này đƣợc chính quyền địa phƣơng rất khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Tuy nhiên, DSCV doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSCV và không ngừng sụt giảm qua các năm, nguyên nhân là do:

- Thị xã Tân Châu là địa bàn nông thôn nên hoạt động chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các DN đƣợc thành lập không nhiều và chƣa có nhiều kế hoạch cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển hoàn chỉnh nên ít thu hút đƣợc các hộ dân thành lập DN, điều này dẫn đến các DN ở địa bàn rất ít chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. Phần lớn các DN ở địa bàn là các doanh nghiệp nhà nƣớc, hợp tác xã, DN đã làm ăn thua lỗ, phải giải thể, ngừng hoạt động trong một thời gian để sắp xếp lại. Mặt khác, tại địa bàn có nhiều NHTM đang hoạt động với những chính sách ƣu đãi cho KH doanh nghiệp nên đã lôi kéo một số KH của MHB Tân Châu.

- Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV theo đối tƣợng KH là do PGD đang trong quá trình chuyển đổi phƣơng hƣớng kinh doanh theo hình thức NHTM cổ phần, đang trong quá trình chia tách giữa các phòng ban nên chƣa chủ động thu hút khách hàng là doanh nghiệp nhiều mà kinh doanh chủ yếu là KH cá nhân, hộ gia đình. Trong thời gian tới, khi mà nhận sự đƣợc bố trí hợp lý, đào tạo về chuyên môn thì DSCV đối với doanh nghiệp sẽ tăng mạnh hơn.

- Tính cạnh tranh, chuyên nghiệp của DN trong vùng chƣa cao, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy trình công nghệ lạc hậu cũng đòi hỏi NH phải chọn lọc kỹ KH để cho vay, làm tốc độ giải ngân cho đối tƣợng này chậm, DSCV cũng vì thế mà ít hơn.

- Thời gian gần đây tình hình thị trƣờng có nhiều biến động, hoạt động SXKD không ổn định, giá cả hàng hoá tăng giảm thất thƣờng làm cho những doanh nghiệp này ít nhiều phải chịu sức ép từ sự biến động của thị trƣờng, điều này cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định cho vay.

- Thêm vào đó, trong những năm qua PGD hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo và yêu cầu các doanh nghiệp thế chấp tài sản trƣớc khi xem xét cho vay, chỉ tập trung đầu tƣ vốn cho khách hàng truyền thống là các khoản cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình.

Chính vì những lý do trên, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vẫn còn thấp. Cơ cấu cho vay của PGD còn rất nặng về phía khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Qua phân tích cho thấy một điều quan trọng là: Khi quyết định cho vay Ngân hàng nên tập trung tìm hiểu thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và tƣ cách ngƣời vay hơn là chú trọng vào giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Có nhƣ vậy DSCV mới đƣợc mở rộng, đem lại nhiều lợi nhuận cho NH và tránh cho Ngân hàng việc phải tiến hành và theo đuổi các vụ kiện tụng khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ.

 Đối với cá nhân, hộ gia đình

Từ bảng 4.2 ta có thể thấy đƣợc doanh số cho vay đối với KH là cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng trên là do: NH đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các cá nhân, hộ gia đình giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng cao chứng tỏ ngƣời dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức góp phần nâng cao đời sống, ổn định kinh tế. Vì Tân Châu vẫn là địa bàn nông thôn nên kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ dƣới hình thức hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)