Tình hình dƣ nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 48)

4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn

Dƣ nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của NH. Dƣ nợ cho vay theo thời hạn bao gồm dƣ nợ ngắn hạn và dƣ nợ trung - dài hạn, mục đích của việc phân loại dƣ nợ theo thời gian giúp chúng ta thấy đƣợc cơ cấu tỷ trọng và sự tăng trƣởng trong việc đầu tƣ cho vay ngắn hạn và trung - dài hạn của PGD so với tổng dƣ nợ qua các năm từ đó giúp ta có đƣợc cái nhìn tổng quát hơn về quy mô tín dụng của MHB Tân Châu qua 3 năm (2011 - 2013) thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.7: Dƣ nợ theo thời hạn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 115.423 64,3 135.713 68,8 160.624 72,2 Trung và dài hạn 63.996 35,7 61.404 31,2 61.917 27,8 Tổng 179.419 100 197.117 100 222.541 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Dƣ nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy dƣ nợ ngắn hạn trong 3 năm liên tục tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ từ 60% trở lên và không ngừng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ KH chuộng loại cho vay này hơn trung và dài hạn, công tác thu hồi nợ đƣợc thực hiện khá tốt, nguồn vốn đƣợc thu hồi nhanh, NH lại tiếp tục đem vốn cho vay nên làm dƣ nợ tiếp tục tăng lên, tăng đƣợc nhiều lƣợng KH mới.

 Dƣ nợ trung và dài hạn

Mặc dù dƣ nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ, nhƣng biến động của loại hình này khá phức tạp cụ thể:

- Dƣ nợ năm 2012 giảm xuống so với 2011 cả về giá trị và tỷ trọng. Nguyên nhân là do: Trong những năm đầu hoạt động dƣ nợ loại hình này rất cao và rủi ro từ các món vay này là không thể tránh khỏi, trong những năm gần đây công tác thẩm định và thu nợ đối với những món vay này có hiệu quả; mặt khác, do hạn chế các món vay có thời hạn dài nên dƣ nợ đã giảm vào năm 2012. Bên cạnh đó, do NH đã hạn chế cho vay trong một số lĩnh vực vì đánh giá hiệu quả kinh doanh của KH còn thấp và NH chỉ tập trung cho vay những dự án có hiệu quả cao, coi trọng hiệu quả và tài sản đảm bảo, giảm thiểu rủi ro cho NH và phần lớn nguồn vốn huy động của NH có thời gian ngắn hạn nên việc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ cho vay trung và dài hạn của NH là có hạn, không đƣợc tăng trƣởng vƣợt mức. Mặt khác, do những biến động không ngừng của thị trƣờng nên NH triển khai cho vay trong những lĩnh vực ít rủi ro hơn nhƣ cho vay ngắn hạn, những lý do trên làm cho dƣ nợ trung và dài hạn có xu hƣớng giảm xuống.

Nhìn chung về số tuyệt đối thì dƣ nợ trung và dài hạn của NH trong 3 năm không có sự thay đổi lớn nhƣng tỷ trọng trong tổng dƣ nợ có phần sụt giảm do NH thực hiện tăng trƣởng dƣ nợ mà chủ yếu là tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn trong khi trung và dài hạn thì dậm chân tại chỗ. Do đó, NH cần phải khai thác các đối tƣợng cho vay trung và dài hạn để có cơ cấu đầu tƣ phù hợp với nguồn vốn và có thể tạo mối quan hệ lâu dài với KH, tăng thêm lợi nhuận, ổn định đƣợc cơ cấu dƣ nợ, do thời hạn cho vay dài và có thể tăng thêm thu nhập vì lãi suất cho vay trung - dài hạn thƣờng là cao hơn ngắn hạn.

- Dƣ nợ 2013 lại tăng lên so với năm 2012 là do PGD bắt đầu có chính sách mở rộng cho vay trung - dài hạn làm cho dƣ nợ loại hình này tăng lên lại. Tuy nhiên, tỷ trọng có xu hƣớng giảm xuống, do chính sách mở rộng cho vay trung - dài hạn chỉ mới đƣợc bắt đầu triển khai thực hiện và dƣ ngắn hạn tăng lên khá nhanh so với tổng dƣ nợ nên chƣa có sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của PGD. Vì thế, MHB Tân Châu đã và đang điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ, theo đó tăng dần tỷ trọng dƣ nợ trung - dài hạn đồng thời giảm dần tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn theo định hƣớng của PGD. Nguyên nhân trên lý giải đƣợc tại sao dƣ nợ trung - dài hạn có xu hƣớng tăng lên. Điều này tuy có rủi ro nhƣng cũng hạn chế dƣ nợ tín dụng ngắn hạn, qua đó điều chỉnh đƣợc cơ cấu cho vay cân đối hơn, làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho NH.

4.1.3.2 Dư nợ theo đối tượng khách hàng

Dƣ nợ là chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với DSCV và DSTN trong hoạt động sử dụng vốn của NH, nó cho biết số tiền mà NH còn phải thu từ khách hàng vay vốn trong một thời điểm nhất định. Nhƣ vậy, chỉ tiêu dƣ nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà NH chƣa thu hồi về. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của NH. Nhìn chung, các NHTM có mức dƣ nợ cao thƣờng là các NH có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và hình thức đầu tƣ đa dạng. Để đạt đƣợc mục tiêu tăng dƣ nợ, NH cần phải xem

xét, phân loại KH để cho vay sao cho phù hợp. Để thấy đƣợc tình hình dƣ nợ biến động nhƣ thế nào trong 3 năm qua ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.8: Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp 9.142 5,1 10.215 5,2 11.163 5,0 Cá nhân, hộ gia đình 170.277 94,9 186.902 94,8 211.378 95,0 Tổng 179.419 100 197.117 100 222.541 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Đối với doanh nghiệp

Qua bảng 4.8 trên ta thấy dƣ nợ đối với doanh nghiệp có chiều hƣớng tăng qua các năm nhƣng tỷ trọng thay đổi không đáng kể. Nguyên nhân làm cho dƣ nợ đối với DN tăng lên là do:

- PGD đang trong bƣớc đầu định hƣớng đầu tƣ, khai thác tập trung vào các loại hình doanh nghiệp, hộ làm ăn lớn. Bởi vì, khi đầu tƣ vào lĩnh vực này vốn đƣợc thu hồi nhanh, NH dễ chọn lựa khách hàng tốt để đầu tƣ, dễ quản lý và có thể đầu tƣ vốn nhiều cho một khách hàng, do đó ít tốn chi phí . Để tăng trƣởng lĩnh vực này, NH đã tiếp cận, mời gọi KH không những trong địa bàn Thị xã Tân Châu mà ngay cả ở địa bàn huyện khác. Vì vậy, dƣ nợ doanh nghiệp đang có chiều hƣớng tăng trƣởng rất tốt, PGD cần duy trì và phát huy.

- Hiện nay, nền kinh tế trên địa bàn có những bƣớc phát triển mới trên con đƣờng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, khuyến khích các thành phần nhƣ công ty, DN phát triển. Vì vậy, ngày càng có nhiều các công ty, DN đến PGD để yêu cầu đƣợc vay vốn, từ đó làm cho dƣ nợ ngày càng tăng lên.

- Công tác tiếp thị thƣờng xuyên đƣợc PGD thực hiện, chú trọng vào việc mở rộng quy mô, khuyến khích các DN hoạt động đồng thời mở rộng mối quan hệ với các DN trên địa bàn, bên cạnh đó cũng có nhiều đổi mới trong cơ cấu quản lý, chú trọng công tác tăng trƣởng tín dụng, tăng cƣờng mối quan hệ uy tín với khách hàng... Vì vậy, PGD đã thu hút thêm đƣợc nhiều món vay, dẫn đến dƣ nợ tín dụng đạt ở mức cao. Mặt khác, nguyên nhân làm tăng dƣ nợ cho vay là do giá cả của nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh nên nhu cầu vốn để thực hiện kinh doanh và đầu tƣ của các DN cũng tăng tƣơng ứng.

 Đốivới cá nhân, hộ gia đình

Tƣơng tự nhƣ DSCV đối với cá nhân, hộ gia đình dƣ nợ đối với cá nhân, hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ và tăng đều qua 3 năm. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do:

- Khách hàng cá nhân, hộ gia đình là khách hàng truyền thống và phổ biến của PGD. Hầu hết họ vay vốn để sản xuất kinh doanh theo thời vụ, nguồn thu của họ chủ yếu vào cuối thời vụ hoặc đến cuối chu kỳ kỳ sản xuất, đến lúc đó họ thu hồi đƣợc vốn, trả lại gốc và lãi cho Ngân hàng. Ngoài ra, DSCV tăng nên dƣ nợ cũng tăng, qua đó cho ta thấy đƣợc nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tƣ trang thiết bị mới, phát triển đời sống của cá nhân, hộ gia đình ngày càng tăng.

- Mặt khác, sự gia tăng này chủ yếu là do trong thời gian này có rất nhiều khách hàng mới có nhu cầu vay vốn nên đã tìm đến Ngân hàng để xin vay; bên cạnh những khách hàng mới đến giao dịch tại NH thì Ngân hàng cũng giữ chân đƣợc những KH truyền thống, KH trả nợ tốt. Đối với nhóm khách hàng trả nợ tốt có nhu cầu vay vốn thêm để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì NH sẵn sàng đáp ứng làm dƣ nợ đối tƣợng này tăng nhanh.

- Đối tƣợng cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao là do nền kinh tế trong địa bàn chủ yếu là kinh tế cá nhân, hộ gia đình nên dƣ nợ của đối tƣợng này cao là điều tất nhiên.

4.1.3.3 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Công tác tín dụng là một chu trình cho vay khép kín bao gồm hai giai đoạn phát vay và thu nợ, với mức độ lặp đi lặp lại nhiều lần. Dƣ nợ tín dụng phản ánh một cách chính xác tốc độ tăng trƣởng tín dụng về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả thế nào đến thời điểm quyết toán cuối năm. Tình hình dƣ nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn từ năm 2011 - 2013 tại MHB Tân Châu đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9: Dƣ nợ theo mục đích sử dụng vốn tại MHB Tân Châu từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) SXKD 103.596 57,7 109.420 55,5 120.334 54,1 Tiêu dùng 75.823 42,3 87.697 44,5 102.207 45,9 Tổng 179.419 100 197.117 100 222.541 100

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Tân Châu, từ năm 2011 - 2013

 Dƣ nợ SXKD

Qua bảng 4.9 trên ta thấy dƣ nợ sản xuất kinh doanh qua 3 năm có chiều hƣớng tăng lên liên tục về giá trị nhƣng tỷ trọng có xu hƣớng giảm nhẹ, nguyên nhân là do:

- Các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng, đầu tƣ vào các dự án, mở rộng SXKD và mở rộng đầu tƣ mới dây chuyền sản xuất với công nghệ

hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm để chuẩn bị những bƣớc đi đầu tiên trong quá trình hội nhập thì yêu cầu đề ra là NH cần mở rộng quan hệ tín dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vốn SXKD mà phƣơng án kinh doanh khả thi, có khả năng đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Vì thế, PGD đang hƣớng đến việc tăng cƣờng, mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tƣợng trong nền kinh tế làm cho dƣ nợ SXKD tăng lên liên tục.

- Bên cạnh áp lực cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn, PGD đã có phần mạnh dạn và thông thoáng hơn trong cấp tín dụng và tích cực hơn trong khai thác các nhu cầu tín dụng, nên góp phần đƣa tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tăng cao, trong khi giá cả của hàng hoá dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào nhƣ xăng dầu, sắt thép, vật tƣ nông nghiệp tăng nhanh nên nhu cầu về vốn để thực hiện kinh doanh và đầu tƣ dài hạn của KH cũng tăng tƣơng ứng. Do đó, góp phần làm tăng dƣ nợ cho vay SXKD.

 Dƣ nợ tiêu dùng

Cũng giống nhƣ dƣ nợ sản xuất kinh doanh, dƣ nợ tiêu dùng có chiều hƣớng tăng lên liên tục qua 3 năm cả về giá trị và tỷ trọng, nguyên nhân chủ yếu là do:

- MHB Tân Châu nói chung đƣợc thành lập và hoạt động với mục đích hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình, kết cấu hạ tầng xã hội… Chính vì vậy, chính sách tín dụng của NH luôn ƣu tiên cho ngành xây dựng, sửa chữa nhà, bám sát định hƣớng của MHB Hội sở và các chƣơng trình trọng điểm kinh tế của Thị xã để triển khai cho vay, do đó góp phần làm tăng doanh số cho vay tiêu dùng nên dƣ nợ cũng vì thế mà tăng theo. Ngoài ra, PGD còn ƣu tiên cho vay đối với khách hàng truyền thống là những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu về vốn để tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà có hộ khẩu thƣờng trú trên địa bàn Thị xã.

- PGD đang mở rộng cho vay đối với hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tín chấp, cho vay với tài sản đảm bảo hình thành từ lƣơng... để phục vụ nhu cầu vay vốn tiêu dùng. Việc mở rộng này góp phần làm tăng dƣ nợ của PGD trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang, phòng giao dịch tân châu (Trang 48)