PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH NGUỒN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả quản trị nguồn vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62)

NGUỒN VỐN VÀ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TP.CẦN THƠ

Nhƣ đã biết, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Thực tiễn thị trƣờng tài chính Việt Nam trong những năm qua đang chứng kiến bƣớc phát triển vƣợt bậc của các NHTM. Các NHTM không ngừng gia tăng vốn, tăng dƣ nợ tín dụng, mở rộng chi nhánh, mạng lƣới hoạt động, cải thiện tình hình tài chính của bản thân để có thể đứng vững trƣớc yêu cầu cấp bách của đời sống kinh tế xã hội và sự cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Xuất phát từ những yêu cầu đó đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc quản lý nguồn vốn một cách chặt chẽ và hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình nguồn vốn và rủi ro liên quan đến nguồn vốn qua từng thời kỳ giúp ngân hàng khắc phục và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp, điều chỉnh kịp thời cơ cấu vốn cũng nhƣ khả năng thanh toán góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình.

52

4.3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình nguồn vốn

Trong phần trên đã phân tích thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng, qua đó cũng cho thấy đôi nét về công tác quản trị nguồn vốn tại ngân hàng đã diễn ra nhƣ thế nào. Và để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua thì ngoài việc phân tích các chỉ tiêu nhƣ nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay và nợ xấu. Ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu đƣợc phân tích trong bảng 4.13 về Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình nguồn vốn tại Agribank chi nhánh Tp.Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 sau đây:

53

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình nguồn vốn tại Agribank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6/2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T đầu năm 2012

6T đầu năm 2013

1. Vốn huy động Triệu đồng 1.842.211 2.149.276 2.913.729 2.412.159 3.287.497

2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.010.399 6.170.175 7.176.038 2.870.526 3.984.904

3. Dƣ nợ Triệu đồng 3.238.447 4.028.162 5.041.229 4.376.103 5.454.765

4.Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 2.854.575 3.633.305 4.534.696 4.202.133 5.247.997 5. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 4.100.311 5.125.800 6.280.344 5.172.120 6.321.328

6. Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 344.619 250.661 375.290 329.794 494.217

7. VHĐ/Tổng nguồn vốn Lần 0,45 0,42 0,46 0,47 0,52

8. Dƣ nợ/Vốn huy động Lần 1,76 1,87 1,73 1,81 1,66

9. Tiền gửi thanh toán/VHĐ Lần 0,19 0,12 0,13 0,14 0,15

10.Vòng quay vốn tín dụng (2)/(4) Lần 1,76 1,70 1,58 0,68 0,76

54

+ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ về vốn của ngân hàng. Trong những năm qua, lƣợng vốn huy động từ thị trƣờng bên ngoài tại Agribank chi nhánh Tp.Cần Thơ chỉ đạt từ 42% đến 52% tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự sụt giảm nhẹ trong khi tỷ lệ này lại tăng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.13). Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua chƣa thật sự tốt, bởi với thực tế tình hình nguồn vốn tại ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và vốn vay thì tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn vốn là chƣa đạt hiệu quả bởi chi phí cho việc sử vốn vay là quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Do đó, để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh thì ngân hàng đã dần chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn gia tăng tốc độ huy động vốn và giảm dần tốc độ tăng của vốn vay. Ngân hàng đã dần khai thác sản phẩm dịch vụ nhằm khắc phục tâm lý toàn cầu của ngƣời dân nông thôn (thích cắt giữ vàng, bạc, đá quý….) bằng các chƣơng trình dự thƣởng, phát huy những sản phẩm dịch vụ phục vụ địa bàn nông nghiệp,… nhằm tận dụng mọi ƣu thế sẵn có để tăng nguồn vốn huy động thể hiện ở sự gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.13). Trong thời gian tới ngân hàng cần gia tăng hơn nữa công tác huy động vốn và duy trì mức tỷ lệ này ở khoản 0,6 đến 0,65 lần để công tác tự chủ về vốn cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại ngân hàng diễn ra ngày càng hiệu quả hơn.

+ Dƣ nợ/Vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ điều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng tự huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại nếu chỉ số này quá nhỏ thì ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng còn thấp, thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2011, bình quân cứ 187 đồng dƣ nợ mới có 100 đồng huy động vốn tham gia. Nguyên nhân do trong năm 2011, dƣ nợ của chi nhánh tăng trƣởng với tốc độ 24,39% (số liệu bảng 4.9) cao hơn tộc độ tăng trƣởng của huy động vốn là 16,67% (số liệu bảng 4.1) nên khả năng đáp ứng nguồn vốn huy động để cho vay thấp. Nhìn chung, dƣ nợ qua các năm tại ngân hàng luôn tăng nhƣng tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động lại có xu hƣớng tăng giảm liên tục thể hiện việc huy động vốn tại ngân hàng còn nhiều biến động. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây ngân hàng đã có nhiều chính sách nhằm thu hút lƣợng vốn huy động nhƣ khuyến mãi và quảng bá phát hành thẻ, liên kết với các đơn vị cơ quan, trƣờng học mới để tăng lƣợng khách hàng, cùng nhiều dịch vụ khác…đã làm cho vốn huy động tại ngân hàng tăng và tỷ lệ dƣ nợ trên

55

vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 1,66 đồng dƣ nợ trên 1 đồng vốn huy động. Đây là dấu hiệu tốt cho quá trình gia tăng nguồn vốn huy động.

+ Tiền gửi thanh toán/Vốn huy động: chỉ tiêu này phản ánh tình hình biến động của tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động hay theo cách nói khác là trong 100 đồng vốn huy động có bao nhiêu đồng vốn là tiền gửi thanh toán. Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy tiền gửi thanh toán trên vốn huy động của ngân hàng ít có sự biến động qua các năm. Đặc biệt chỉ có sự sụt giảm mạnh từ năm 2010 sang năm 2011 đã phần nào làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu trong 100 đồng vốn huy động của năm 2010 có 19 đồng là tiền gửi thanh toán thì sang năm 2011 con số này giảm xuống chỉ còn 12 đồng. Sở dĩ có sự giảm sút trong đóng góp của tiền gửi thanh toán trong tổng vốn huy động ở năm này là do trong năm 2011 tiền gửi thanh toán từ phía khách hàng giảm 93.958 triệu đồng (giảm 27,26%) do quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tiền gửi thanh toán đƣợc đƣa vào bổ sung và phục vụ cho quá trình sản xuất hơn là sử dụng để thanh toán từ đó làm cho khả năng huy động vốn từ tiền gửi thanh toán của ngân hàng giảm. Nhƣ đã biết, tiền gửi thanh toán là loại nguồn vốn có tính biến động cao và không ổn định do khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào có nhu cầu. Do đó, tỷ lệ tiền gửi thanh toán từ 12% đến 20% tổng vốn huy động là còn cao sẽ làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ dự trữ và khả năng cho vay của ngân hàng. Vì thế, trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cƣờng hơn công tác huy động nguồn vốn có kỳ hạn để đảm bảo ổn định quá trình hoạt động.

+ Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, và thể hiện thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của một ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng luôn đạt giá trị lớn hơn 1. Tuy nhiên, có sự giảm đột ngột ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 (bảng 4.13). Nguyên nhân của sự sụt giảm đột ngột này bởi trong 6 tháng đầu năm 2012 tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh, mặc dù trong năm đó doanh số cho vay trung, dài hạn đã giảm so với năm trƣớc. Bên cạnh đó, cũng do sự mở rộng quy mô tín dụng của những năm trƣớc đó nên làm cho dƣ nợ ở giai đoạn sau luôn tăng. Tất cả những điều đó đã làm giảm tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng ngắn cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt hơn, tuy nhiên mức độ phân tán rủi ro thấp do đó ngân hàng phải chịu rủi ro cao. Vì đặc thù tại chi nhánh là chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn nên để hoạt động tín dụng đạt chất lƣợng thì ngân hàng đã tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, hạn chế việc chuyển nhóm nợ hay gia hạn nợ, chặt chẽ

56

hơn trong công tác thẩm định trƣớc khi cho vay và đã làm tăng trở lại vòng quay vốn tín dụng lên mức 0,76 vòng ở 6 tháng đầu năm 2013.

Ngoài những chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị nguồn vốn, để biết một ngân hàng quản trị nguồn vốn có đạt hiệu quả kinh doanh nhƣ mong đợi hay không ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thông qua bảng sau:

57

Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Agribank Cần Thơ (2010 – 6T/2013)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013

Tổng thu nhập Triệu đồng 574.696 848.446 875.852 391.465 406.875

Thu lãi cho vay Triệu đồng 535.208 809.925 843.260 381.261 391.388

Tổng chi phí Triệu đồng 520.191 743.172 816.416 344.860 345.161

Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 2.854.575 3.633.305 4.534.696 4.202.133 5.247.997

Tổng tài sản Triệu đồng 4.083.306 5.111.480 6.280.344 5.230.876 6.272.997

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 3.617.200 4.597.393 5.695.912 5.171.178 6.276.671

LNTT Triệu đồng 54.505 105.274 59.436 46.605 61.714

Thu lãi cho vay/Tổng thu nhập % 93,13 95,46 96,28 97,39 96,19

Thu lãi cho vay/Dƣ nợ bình quân % 18,75 22,29 18,60 9,07 7,46

Tỷ lệ LNTT/Tổng thu nhập % 9,48 12,41 6,77 11,9 15,17 Tỷ lệ LNTT/Tổng tài sản bình quân % 1,51 2,29 1,04 0,90 0,98 Tỷ lệ LNTT/Tổng chi phí % 10,48 14,16 7,28 13,51 17,88 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,16 0,18 0,15 0,08 0,06 Tổng chi phí/Tổng tài sản % 12,74 14,54 13,00 6,59 5,51 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 90,52 87,59 93,21 88,09 84,83

58

Nhƣ đã thấy, tỷ lệ thu lãi cho vay trên tổng thu nhập liên tục tăng từ năm 2010 đến 6 tháng 2013. Về mặt ý nghĩa, tỷ số phản ánh tình hình đóng góp của thu lãi từ hoạt động cho vay trong tổng thu nhập của ngân hàng. Vì cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng, chỉ có thu từ lãi cho vay mới có khả năng bù đắp nổi các chi phí hoạt động của ngân hàng do đó qua bảng số liệu trên ta thấy trong 100 đồng tổng thu nhập có trung bình đến 95 đồng là thu nhập từ lãi cho vay. Con số này lên đến 97,39 đồng vào 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, các con số đó cũng nói lên rằng thu nhập của ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào việc cho vay vì thế ngân hàng sẽ gặp bất lợi khi có rủi ro xảy ra. Theo phƣơng hƣớng hoạt động trong năm 2013 tại ngân hàng là tăng nguồn thu từ dịch vụ lên trên 20% và tăng tỷ trọng đóng góp của thu từ dịch vụ trong tổng thu nhập lên trên 10%. Nhƣ vậy, để thực hiện định hƣớng trên, trong thời gian tới ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, mở rộng đầu tƣ vào kênh dịch vụ và đầu tƣ khác để đa dạng hóa hơn nữa hình thức kinh doanh của mình tăng nguồn thu từ hoạt động ngoài tín dụng.

+ Thu lãi cho vay/Dƣ nợ bình quân: chỉ số này phản ánh tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Trƣớc tình hình kinh tế ngày càng khó khăn đã làm cho tình hình thu lãi cho vay của ngân hàng so với tổng dƣ nợ bình quân ngày càng giảm. Trong năm 2011, trong 100 đồng ngân hàng cho vay ra bên ngoài thì sẽ thu lại đƣợc 22,29 đồng lãi, tuy nhiên đến năm 2013 con số này giảm xuống chỉ còn 7,46 đồng lãi. Sở dĩ có sự giảm mạnh trong thu lãi cho vay là do mặt bằng lãi suất trong năm 2013 giảm nhiều so với những năm trƣớc đó (giảm từ 5% - 7%) làm ảnh hƣởng đến tình hình thu nhập trong lãi cho vay của ngân hàng.

+ LNTT/Tổng thu nhập năm 2011 có tăng lên so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 lại giảm xuống cho thấy tốc độ của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Tuy nhiên, so với 6 tháng đầu năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này tăng cao lên 15,17%.Về mặt ý nghĩa, tỷ số LNTT trên tổng thu nhập cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập hay cứ mỗi 100 đồng thu nhập tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua kết quả phân tích trên ta thấy cứ 100 đồng ngân hàng thu vào thì ngân hàng thu lại đƣợc từ 6,77 đến 15,17 đồng lợi nhuận. Năm 2011, cứ 100 đồng ngân hàng bỏ ra ngân hàng thu lại đƣợc 12,41 đồng lợi nhuận, đây là kết quả kinh doanh tƣơng đối khả quan khi con số bình quân của ngành chỉ 12 đồng (tức 12%). Trong khi ở năm 2010, chỉ số bình quân ngành của LNTT/Tổng thu nhập là 16% mà ngân hàng chỉ đạt đƣợc ở mức 9,48% thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình.

59

+ Tỷ lệ LNTT/Tổng tài sản bình quân của Agribank chi nhánh Tp.Cần Thơ tăng giảm không đều và có xu hƣớng giảm từ 1,51% năm 2010 xuống còn 1,04% năm 2012 và 0,98% 6T/2013 cho thấy tỷ lệ sinh lời bình quân trên mỗi đồng tài sản đang giảm. Tổng tài sản của Agribank Cần Thơ hiện nay đang trên đà mở rộng do chủ trƣơng nâng cao năng lực về vốn, do đó quy mô tài sản không ngừng gia tăng kéo theo đó là vấn đề làm thế nào để quản trị hiệu quả việc sử dụng tài sản cần phải đƣợc chú ý nhiều hơn.

+ Tỷ lệ LNTT/Tổng chi phí phản ánh việc 100 đồng chi phí mà ngân hàng bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cứ 100 đồng chi phí bỏ ra ngân hàng thu về trung bình từ 8 đến 18 đồng lợi nhuận, con số này là quá thấp so với tỷ lệ 100 đồng chi phí bỏ ra thì ngân hàng Hội sở thu về từ 84 đến 149 đồng lợi nhuận. Tại chi nhánh Agribank Cần Thơ đạt kết quả cao nhất trong giai đoạn là 6 tháng đầu năm 2013 với 100 đồng bỏ ra ngân hàng đã thu về đƣợc 17,88 đồng lợi nhuận. Đạt đƣợc kết quả này là do tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 32,42% trong khi chi phí ở lúc này chỉ tăng với mức 0,09% nhờ việc ngân hàng thƣờng xuyên đánh giá và phân tích các báo cáo chi phí, rà soát và cát

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả quản trị nguồn vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)