Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình nguồn vốn và quản trị vốn trong ngân hàng, chúng ta không thể bỏ qua việc phân tích tình hình chi phí bởi để có đƣợc một lƣợng thu nhập nhất định ta cần bỏ ra một khoản chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhƣ đã biết, hoạt động kinh doanh chủ yếu của một ngân hàng thƣơng mại là huy động vốn và cho vay. Nó chiếm hơn 90% tổng chi phí cũng nhƣ thu nhập của ngân hàng. Sau đây là tình hình tổng chi phí trả lãi tại chi nhánh Agribank Cần Thơ:
Bảng 4.15. Tình hình chi phí nguồn vốn của Agribank Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012)
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Trả lãi tiền gửi 142.377 32,37 222.810 34,38 235.074 36,10 Trả lãi tiền vay 289.015 65,71 417.100 64,36 403.666 62,00 Chi phí trả lãi khác 8.466 1,92 8.184 1,26 12.380 1,90
Tổng chi phí trả lãi 439.858 100 648.094 100 651.120 100
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank chi nhánh Tp.Cần Thơ, 2010, 2011, 2012
Bảng 4.16. Tình hình chi phí nguồn vốn của Agribank Cần Thơ trong 6/2012 – 6T/2013
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục 6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Trả lãi tiền gửi 105.061 34,61 120.540 40,79 Trả lãi tiền vay 192.059 63,27 170.671 57,76
Chi phí trả lãi khác 6.446 2,12 4292 1,45
Tổng chi phí trả lãi 303.566 100 295.503 100
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank chi nhánh Tp.Cần Thơ, 6T/2012, 6T/2013
Trong hoạt động kinh doanh của mình, chủ yếu các ngân hàng thực hiện huy động vốn với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao nhằm thu đƣợc lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất. Do đó thu nhập lãi và chi phí lãi là hai khoản
62
thu chi chủ yếu nhất trong ngân hàng. Ta tiến hành xem xét cụ thể tình hình biến động từng khoản mục chi phí của ngân hàng:
+ Chi phí trả lãi tiền gửi: Nhìn chung, chi phí trả lãi tiền gửi tăng liên tục qua các giai đoạn. Giai đoạn 2010 – 2011 chi lãi tiền gửi tăng (bảng 4.15) là do từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011, các ngân hàng thực hiện chính sách trần lãi suất huy động trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, do đó để gia tăng mức vốn huy động tại chi nhánh và cạnh tranh với các đối thủ khác trên cùng địa bàn, ngân hàng đã tăng mức lãi suất huy động thông qua các hình thức khuyến mãi làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng lên. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, khoản chi này tiếp tục tăng (bảng 4.15 và 4.16) mặc dù mức lãi suất huy động có sự sụt giảm liên tục (giảm về còn 7,5%/năm - 8%/năm) bởi các quy định của NHNN, nhƣng chi phí trả lãi tiền gửi vẫn tăng là do hiện tình hình kinh tế ở giai đoạn này vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn biến động giá vàng tăng giảm liên tục, thị trƣờng chứng khoán bất ổn định còn thị trƣờng BĐS đang trong trạng thái đóng băng trong khi vấn đề đầu tƣ vào tiền gửi là an toàn hơn hết. Chính vì thế, đã tạo điều kiện cho việc huy động vốn của ngân hàng phát triển.
+ Chi phí trả lãi tiền vay: Bên cạnh việc huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, chi nhánh còn phải xin vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở khi nguồn vốn bị thiếu hụt làm phát sinh chi phí trả lãi tiền vay. Nhìn chung, khoản chi phí này có sự tăng giảm liên tục, tăng mạnh trong năm 2011 (với mức tăng 39,02%) sau đó giảm ở giai đoạn 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.15 và 4.16). Để có đƣợc sự sụt giảm trong chi phí này, ngân hàng đã tích cực thực hiện huy động vốn từ nền kinh tế bằng nhiều hình thức cũng nhƣ chƣơng trình khuyến mãi để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của khách hàng, do đó đã làm giảm tốc độ tăng trƣởng của vốn điều chuyển từ 32,76% (giai đoạn 2011 so với 2010) giảm dần về 14,54%( năm 2012 so với 2011) và còn 11,79% ở 6 tháng đầu năm 2013 với cùng kỳ năm trƣớc đó (số liệu bảng 4.1 và 4.2). Bên cạnh đó, ngân hàng đã trích một phần lợi nhuận giữ lại để trang trải cho các chi phí cần thiết nên đã là cho chi phí này giảm xuống. Với việc giảm chi phí trong trả lãi tiền vay đã góp phần chủ yếu làm giảm tổng chi phí trả lãi của ngân hàng bởi chi phí này chiếm trên 55% tổng chi phí trả lãi của ngân hàng.
+ Chi phí trả lãi khác: Bên cạnh việc chi trả chi phí trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay, ngân hàng còn chi trả một khoản tiền gửi khác bao gồm trả lãi phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi cùng tiền lãi thuê tài chính….khoản chi phí này thƣờng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí trả lãi giao động từ khoản 1 đến 2,5% tổng chi phí trả lãi. Nhìn chung, khoản mục chi phí này của
63
ngân hàng có xu hƣớng giảm. Cụ thể năm 2010 mức chi phí này chiếm 1,92% tổng chi phí trả lãi nhƣng đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống và chỉ còn khoảng 1,45% tổng chi phí. Tuy tỷ lệ giảm là không cao, song đó là dấu hiệu tích cực cho ngân hàng, vì ngân hàng đã từng bƣớc cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý của mình.
Tóm lại: Trên đây là tình hình chi phí nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian qua, nhìn chung tổng chi phí trả lãi của ngân hàng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng của tổng chi phí trả lãi đã có sự sụt giảm đáng ngờ từ 47,34% năm 2011 so với năm 2010 xuống còn 0,47% năm 2012 so với năm 2011 và tốc độ tăng này tiếp tục giảm ở 6 tháng đầu năm 2013. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tình hình chí phí của ngân hàng đang ngày càng đƣợc quan tâm và cải thiện. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn hiệu quả chi phí nguồn vốn tại ngân hàng ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí nguồn vốn tại ngân hàng thông qua bảng số liệu sau:
64
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí nguồn vốn tại Agribank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6/2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013
Vốn huy động Triệu đồng 1.842.211 2.149.276 2.913.729 2.412.159 3.287.497
Thu nhập lãi Triệu đồng 540.763 817.679 848.216 381.262 391.388
Chi phí lãi Triệu đồng 439.858 648.095 651.120 303.566 295.503
Tổng chi phí Triệu đồng 520.191 743.172 816.416 344.860 345.162
Chi phí lãi/Tổng chi phí Lần 0,85 0,87 0,80 0,88 0,86
Chi phí lãi/Vốn huy động Lần 0,24 0,30 0,22 0,13 0,09
Thu nhập lãi/Chi phí lãi Lần 1,23 1,26 1,30 1,26 1,32
65
+ Chi phí lãi/Tổng chi phí: Hệ số chi phí lãi trên tổng chi phí cho biết trong tổng chi phí ngân hàng bỏ ra thì việc chi trả lãi chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hay nói cách khác, trong 100 đồng chi phí bỏ ra có bao nhiêu đồng chi phí lãi. Từ bảng số liệu trên ta thấy, ngân hàng luôn chi trên 80% cho việc chi trả lãi và con số này không có nhiều biến động qua các giai đoạn. Tỷ lệ này cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2012, với 100 đồng chi phí bỏ ra trong giai đoạn này thì có đến 88 đồng là chi phí lãi, còn lại 12 đồng là chi phí phi lãi. Qua chỉ tiêu này ta thấy tình hình chi cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng còn quá lớn sẽ làm ảnh hƣởng không tốt cho kết quả kinh doanh tại ngân hàng nếu thị trƣờng biến động nhiều rủi ro.
+ Chi phí lãi/Vốn huy động: Tỷ số chi phí lãi trên tổng vốn huy động cho biết để huy động đƣợc 1 đồng vốn cần bao nhiêu đồng chi phí bỏ ra. Nhìn chung, tỷ số chi phí lãi trên vốn huy động có sự tăng giảm qua các năm tuy nhiên có xu hƣớng giảm (bảng 4.17). Chi phí chi trả lãi cho nguồn vốn huy động ở giai đoạn này là khá cao. Song, ở 6 tháng đầu năm 2013 đã có sự sụt giảm trong chi phí bỏ ra và giảm xuống còn 0,09 đồng chi phí để có đƣợc 1 đồng vốn huy động, đó chính là lý do vì sao nguồn vốn huy động ở năm này tăng cao. Nguyên nhân làm cho chi phí lãi trên tổng vốn huy động của ngân hàng giảm là do lãi suất huy động vốn tại thời điểm này liên tục sụt giảm cùng chi phí chi trả cho việc điều chuyển vốn và vốn vay cũng giảm do đó làm cho chi phí lãi giảm trong khi vốn huy động tăng. Sự tăng giảm ngƣợc chiều này đã làm cho tỷ số này giảm.
+ Thu nhập lãi/Chi phí lãi: Hệ số thu nhập lãi trên chi phí lãi phản ánh khả năng tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi khi bỏ ra 1 đồng chi phí lãi. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình thu nhập lãi trên chi phí lãi tại ngân hàng có sự biến động không nhiều giao động trong khoảng 1,23 đến 1,32 lần và tăng liên tục so với năm trƣớc đó. Năm 2010, với 1 đồng chi phí lãi bỏ ra, ngân hàng thu về cho mình 1,23 đồng thu nhập lãi, tức lợi nhuận đạt đƣợc là 0,23 đồng. Năm 2011, ngân hàng thu về đƣợc 1,26 đồng thu nhập lãi khi bỏ ra 1 đồng chi phí lãi và tiếp tục duy trì trên đà tăng trƣởng đó đến cuối 6 tháng đầu năm 2013. Tuy có sự gia tăng liên tục qua các năm nhƣng tốc độ tăng của thu nhập lãi trên chi phí lãi nhƣ trên vẫn còn thấp cho thấy chi phí bỏ ra để huy động vốn vẫn còn cao hơn thu nhập từ hoạt động cho vay. Nhìn chung, thu nhập lãi trên chi phí lãi tại ngân hàng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 là do so với năm 2012 thì thu nhập lãi tại ngân hàng tăng khi các chính sách thu hút khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng đƣợc thực hiện trong khi chi phí lãi tại ngân hàng trong năm này giảm. Để hoạt động tốt hơn trong thời gian tới, mặc dù trong tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động nhƣ hiện nay nhƣng
66
ngân hàng cần phải cố gắn hơn nữa trong việc duy trì cũng nhƣ gia tăng tỷ số này càng cao càng tốt.