Khắc họa nhân vật qua hành động và thế giới nội tâm

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 68)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Khắc họa nhân vật qua hành động và thế giới nội tâm

Nhân vật hiện lên trong mỗi tác phẩm có chân thực, sống động, gây xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc hay không một phần chịu chi phối bởi việc khắc họa ngoại hình, ngôn ngữ... nhưng yếu tố tiên quyết phải kể đến chính là diễn biến tâm trạng nhân vật. Và một tác phẩm được đánh giá ra sao phụ thuộc khá nhiều ở tài năng khắc họa, khai thác nội tâm nhân vật của người nghệ sĩ.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, khi đã nhắc tới nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật, đầu tiên người đọc sẽ hình dung ngay đến bà Son - người phụ nữ cả đời bất hạnh. Nguyễn Khắc Trường đã khéo léo kết hợp giữa việc miêu tả ngoại hình và đi sâu khắc họa đời sống nội tâm bên trong con người này. Là người phụ nữ có sắc đẹp trời phú, đáng lẽ cuộc đời bà phải được hưởng những gì tốt đẹp nhất nhưng hoàn cảnh lại đẩy bà rơi vào bi kịch

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

64

gia đình. Cuộc tình với ông Phúc không thành, bà về làm dâu nhà họ Trịnh, bắt đầu cuộc sống như trong tù ngục. Bà cố gắng làm tròn phận sự của một người vợ, người mẹ “lẳng lặng đi theo sự phân công của ông lãnh chúa là chồng mình (…) bà làm hết bổn phận của một người vợ, tận tâm, tận lực. Khi buồn, khi giận, bà nén chặt vào tim, nuốt sâu vào lòng chứ không một lời than

thở oán trách” [12, tr.142]. Tuy phải sống với người chồng cục cằm, thô lỗ,

tàn ác nhưng bà vẫn đau đớn khi ông bị bắt: “Chân tay bà càng run lên như lên cơn kinh giật. Thì ra ông ấy thù hằn với anh em nhà Vũ Đình ghê gớm quá. Nhưng ông ấy đã chuốc lấy tai họa rồi. Một lần nữa ông ấy bị thua rồi”

[12, tr.117]. Nỗi đau của tình nghĩa vợ chồng khiến bà không thể hận ông mà càng nhẫn nhục hi sinh cho ông nhiều hơn nữa. Bà bị những kẻ ham quyền lực dồn vào những chuỗi bi kịch cuộc đời và cuối cùng bà kết thúc số phận của bản thân bằng cách trẫm mình xuống sông. Tác giả đã cảm thông sâu sắc với cuộc đời bi kịch của người phụ nữ bạc mệnh này.

Đối với loại nhân vật tiêu cực, Nguyễn Khắc Trường đã tập trung bút lực miêu tả hành động và tâm lí nhân vật. Và cứ như vậy, những con “ma người” hiện lên sống động, chân thực qua từng biến chuyển trong nội tâm. Như lời của cô Thống Biệu đã nói “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn

đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy!” đã dẫn người đọc đi vào khám phá cái

“nhiều ma” của mảnh đất này. Đó là loại ma đã, đang và sẽ hoành hành ở xóm Giếng Chùa mà không ai hay biết. Và có lẽ, bản thân chúng cũng không hề biết mình đã là ma từ lúc nào. Trong truyện, loại ma mới này hiện hình trước tiên qua cuộc đấu tố địa chủ Vũ Đình Đại, bố của Vũ Đình Phúc. Trong buổi đấu tố, vợ Phúc, tức con dâu trưởng của Đại:“Cầm cái liềm nhảy choi choi trước mặt những kẻ bóc lột, cái mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa

mổ chị vừa kể tội bọn chúng đã bóc lột đè nén mình ra sao”. Còn Vũ Đình

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

65

không?” khiến ông bố vô cùng đau đớn mà đáp: “Dạ thưa ông, tôi có biết

ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông!” [12, tr.22]. Việc xây dựng tình huống nghịch dị

như thế đã gây một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc, khiến người đọc không thể nào tin nổi về những gì đang diễn ra. Tình máu mủ đã li tan từ bao giờ khi con người bước vào thời kì xây dựng cuộc sống mới, tạo môi trường công bằng bình đẳng theo lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhìn bề ngoài vợ chồng Vũ Đình Phúc là người, nhưng theo cách nhìn của cô thống Biệu họ đã là ma. Và trong cuộc đấu đá giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá, Phúc đã có biết bao âm mưu, toan tính để dành phần thắng về mình khiến cái chất người của cậu giáo Phúc ngày càng yếu đi và cái tâm ma được thế hoành hành.

Phía bên kia chiến tuyến của họ Vũ Đình là anh em của dòng họ Trịnh Bá, tiêu biểu là Trịnh Bá Hàm và Trịnh Bá Thủ.Để làm nổi bật sự tha hóa về nhân cách của nhân vật này, tác giả chú ý về hành động của Hàm nhiều hơn. Trước tiên là sự hành hạ của Hàm đối với bà Son mà tác giả gọi là “đêm động phòng có mùi vị địa ngục”: “Hàm buông rời tay thước, đứng như trời chồng, rồi bất thần như một kẻ chiếm đoạt man rợ, Hàm nhảy choàng tới nằm phủ lên người Son như phủ một con mồi. Tình yêu của một kẻ ghen tuông tột cùng

đến thành rồ dại, bỗng chốc biến Hàm thành một tên có máu Sa-đích” [12,

tr.81]. Về sau, ông Hàm cũng đồng lõa với Thủ ép bà Son vu oan cho Vũ Đình Phúc, gián tiếp đẩy bà Son vào đường cùng khiến bà phải chọn cái chết để kết thúc một cuộc đời nhiều đau khổ. Thời trước, mối thù hằn giữa hai dòng họ chủ yếu là chuyện tranh giành quyền lợi, đến đời ông Hàm còn có thêm mối thù tình “Hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù”. Ông Hàm là người duy nhất biết được bí mật ghê gớm trước khi bố nhắm mắt mà “lời dặn dò

của người trước khi chết là lời thiêng lời độc”. Sự thù hận ngấm ngầm trong

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

66

cái chết của bố Vũ Đình Phúc. Cái chết của người này là cơ hội để người khác thực hiện âm mưu của mình. Ông Hàm đã làm một việc táng tận lương tâm là đào mộ người chết trong đêm để “lấy âm trị dương”. Ông cùng với hai người trong họ là Ưởng, Ngạc thêm một người ngoài họ là Thó để thực hiện việc khủng khiếp này. Ông Hàm muốn mượn sức mạnh của cõi âm để trừng trị chính đồng loại của mình. Những đầu nhang cháy đỏ trong đêm cùng với lời khấn râm ran, tiếng những nhát cuốc vô tình bật ra trên mộ phần mới xây của người đã khuất khiến người đọc phải rùng mình. “Đêm càng đen kịt. Đen như

chính lòng người”. Mối thù hận điên cuồng đã biến ông Hàm thành ma quỷ:

“Miệng nói tay làm, Hàm vớ ngay lấy cuốc đẩy chiếc khung nhà táng xuống, giận dữ như đẩy nhào một đối thủ bằng xương bằng thịt. Rồi Hàm bổ nhát

cuốc xuống đỉnh như hạ một lời tuyên chiến” [12, tr.95]. Ví như có ma quỷ

thật chắc nó cũng phải khiếp sợ trước hành vi độc ác này. Trước cái chết của vợ mình, Hàm vẫn chưa tỉnh ngộ: “Sự điên khùng nhất của Trịnh Bá Hàm lúc này chưa phải là cái chết của người vợ đẹp, mà Hàm thấy hóa ra bao giờ

mình cũng là người đến chậm!” [12, tr.280]. Sự tha hóa ở con người này một

phần do hoàn cảnh, phần nhiều do bản thân ông đã tự đánh mất đi nhân hình, nhân tính của mình.

Một nhân vật nữa cũng mang phẩm chất của ma quỷ đó là Trịnh Bá Thủ, em trai ông Hàm. Đội lốt với vẻ ngoài mềm mỏng, nhã nhặn, làm việc đúng với con người của Đảng, nhưng bên trong Thủ lại cực kì thâm độc, xảo quyệt. Và các tình tiết chính của câu chuyện hầu như đều có liên quan đến các âm mưu của Thủ trong việc tranh giành quyền lực chính trị, đấu đá trong làng. Khi biết việc Hàm đào mả cụ Cố, Thủ trốn sang nhà Sửu nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm không yên: “Thủ giở nằm giở ngồi, tựa lưng vào tường. Làm ra vẻ say lừ đừ để đỡ phải nói nhiều, nhưng thực ra đầu óc anh rất tỉnh. Chốc chốc anh lại liếc nhìn đồng hồ tay. Anh bỗng chốc thấy bồn chồn như thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

67

nào” [12, tr.104]. Khi biết sự việc vỡ lở không thành, ngay trong thời điểm gay go nhất Thủ vẫn không hề lo lắng cho sự sống chết của người thân mà chỉ nghĩ đến sự liên lụy, bất trắc của riêng mình: “Thế thì hại tôi, chết tôi rồi,

xoay xở thế nào đây?”. Với sự thông minh có sẵn và sự nham hiểm trong con

người mình, Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy, vu oan cho hai người có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải để cứu ông Hàm. Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo Phúc có ý định cưỡng hiếp mình. Mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm khi bà Son bị cưỡng bách, xấu hổ và không còn lối thoát đã nhảy xuống sông tự vẫn. Và người thực hiện âm mưu cưỡng bách bà trong đêm tối chính là Thủ và Cao. Tưởng rằng sau cái chết bi thảm của bà Son, Thủ sẽ phải ăn năn, hối hận. Nhưng không, Thủ lại dùng chính cái chết của chị dâu để vu oan cho chi họ Vũ Đình một lần nữa. Trong tâm trí Thủ giờ đây chỉ thường trực suy nghĩ

“phải tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế (…) Mà chỉ được phép xoay để giành phần thắng, chứ không được nhận phần thua. Thua là sẽ kéo theo sự

sụp đổ dây chuyền, chỉ còn tay trắng”. Có thể nói, qua diễn biến tâm trạng

của nhân vật Thủ, Nguyễn Khắc Trường đã dựng lên một nhân mẫu mới ở nông thôn, dùng quyền lực, địa vị hãm hại, xô đẩy con người vào bi kịch không từ thủ đoạn dã man nhất. Những loại người như Thủ đang là trở ngại to lớn trên bước đường đổi mới đất nước cần phải loại trừ, đấu tranh quyết liệt hơn nữa.

Trong bối cảnh ấy nhà văn đã khái quát: “Nơi vùng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm; nhưng cũng lại là những kẻ đủ mưu ma chước quỷ, không mấy lúc ngồi yên, và cũng không để cho người khác ngồi yên. Cũng có đủ cảnh bon chen để giành một cái ghế ngồi không to hơn cái vẩy ốc, chen một chỗ đứng không cao hơn cái đế dép thường ngày. Cũng có những thì thầm thì thụt, cũng

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

68

xúi bẩy, kích động, cũng ném đá giấu tay; cũng cười bả lả chạm cốc nhau lanh canh trong những bữa tiệc “đồng chí”, nhưng trong bụng lại thầm rủa sau bữa rượu này mày sa chân lỡ bước chết dấp đi cho rảnh. Mặt ao làng tím thẫm những hoa bèo giờ đây không còn bình lặng nữa. Những sóng cồn của biển rộng sông dài đã vang động, đã lôi kéo khuấy sục lên, khiến những mảnh

ao cũng đủ gan tung những cơn sóng bùn tanh tưởi” [12, tr.71]. Rõ ràng,

mảnh đất này đang bị ma ám. Ngày xưa, nếu cậu cả Quỳnh có bị ma ám thật thì hậu quả là cậu chỉ trở thành một kẻ ngơ ngẩn nhưng hiền lành không gây hại cho ai. Ngày nay, ma ám con người một cách tinh vi hơn, hay con người đã tự biến mình thành ma một cách tinh vi đến nỗi không ai có thể nhận ra được nữa. Giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã nhận xét: “Đúng là một mảnh đất lắm người nhiều ma: ma giả, ma thật, ma quỷ nhập tràng, âm dương lẫn lộn, lại có loài nửa người nửa ma, không thể

phân biệt được đâu là phần quỷ, đâu là phần người”.

Như vậy có thể thấy tùy thuộc vào mỗi nhân vật, mỗi kiểu nhân vật mà nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Khắc Trường có thể là điểm xuyết hay đặc tả. Nhưng đích mà tác giả hướng tới là nhìn nhận con người không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn khám phá con người ở những mặt khuất lấp trong tâm hồn.

KẾT LUẬN

Một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm có sự sáng tạo về nội dung và đặc sắc về hình thức, nói như Tagor: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

69

loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản

sắc của mình”. Và chỉ bằng một cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều

ma, nhà văn quân đội Nguyễn Khắc Trường đã khẳng định được tài năng và chỗ đứng của mình trên văn đàn Việt Nam những năm đổi mới. Qua việc tìm hiểu đề tài nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm

người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường, chúng tôi có thể đưa ra những kết

luận sau:

1. Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma, một nông thôn Việt Nam nói chung, một làng Giếng Chùa nói riêng hiện ra đầy đủ với những mặt phức tạp của cuộc sống, với những cảm động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, sự tranh chấp giữa các thế lực. Đó là nông thôn trong một tổng chân dung những con người vừa là tội nhân vừa là nạn nhân của một thời đại cũ đã thoái hóa, đã suy tàn.

2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

của Nguyễn Khắc Trường vô cùng phong phú, đa dạng với đủ dạng người tốt - xấu, thật - giả, ma - người. Chỉ với một mảnh đất Giếng Chùa mà đã có biết bao hồn ma bóng quỷ, những kiếp người đọa đày, thật - giả, âm - dương lẫn lộn, ma trong truyện kể, ma trong nỗi hoảng loạn, sợ hãi, con ma trong mỗi con người, đâu là phần người, đâu là ác quỷ không dễ dàng nhận biết được.

3. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma là không gian kì ảo được nhà văn dụng công xây dựng với các chi tiết li kì, hấp dẫn. Thời gian không diễn ra theo trật tự tuyến tính mà có thể từ hiện tại, nhân vật hồi tưởng về quá khứ; có khi quá khứ, hiện tại cùng đồng hiện đan xen. Không gian - thời gian trong tác phẩm đi liền với nhau. Sự kết hợp giữa hai yếu tố thời gian co nén và không gian ngột ngạt bức bối đã trợ lực cho tính cách nhân vật vận động, phát triển.

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

70

kháng chiến hào hùng, tràn ngập âm hưởng sử thi, con người bước vào một mặt trận mới vắng xa tiếng súng nhưng cũng không kém phần dẳng dai, khốc liệt: Cuộc chiến đấu chống tiêu cực xã hội, và một cuộc chiến khác cũng hết sức cam go để chống lại chính “ma quỷ trong lòng ta” với những nỗ lực, quyết tâm mới: “phê phán cái sai”, “lên án cái xấu”, “tích cực cổ vũ cho cái mới thắng lợi”... Với quyển tiểu thuyết này, nhà văn đã nêu lên được hiện thực bề bộn ở nông thôn, sự biến chất của con người, tuy nhiên việc chống lại như thế nào và làm sao để chiến thắng cái ác, cái xấu thì nhà văn chưa giải quyết được. Điều đó thể hiện ở phần kết rườm rà mà chẳng đi tới đâu của tác phẩm. Dù vậy, điểm yếu trong phần kết thúc này không làm mất đi giá trị toàn cục mà quyển tiểu thuyết đã có. Trong xu hướng sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã góp vào một tác phẩm có giá trị và xứng đáng là một trong những tiểu thuyết viết về nông thôn hay nhất thời kì đổi mới.

Cùng với hai cuốn tiểu thuyết ra đời những năm 90 là Bến không chồng

của Dương Hướng và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm

người nhiều ma đóng góp cho văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn

những khía cạnh mới, những vấn đề nhức nhối cần được giải quyết triệt để trên bước đường đổi mới đất nước. Đó là ý thức dòng họ, những tranh chấp quyền lực, những cái đói nghèo tha hóa nhân cách, những hủ tục lạc hậu trì

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 68)