Thế giới nhân vật tiêu biểu cho những tư tưởng đối lập

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 48)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Thế giới nhân vật tiêu biểu cho những tư tưởng đối lập

Ở tiểu mục này, người viết triển khai về một thế giới nhân vật với những tư tưởng đối lập. Suy cho cùng, đây chính là sự cụ thể hóa hơn nữa một khía cạnh nhỏ trong tiểu mục trước “Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng”.

Mảnh đất lắm người nhiều ma đã xây dựng được những mảng nhân vật

với tư tưởng đối lập. Tất nhiên, cách dùng từ “tư tưởng” ở đây không phải chỉ nói đến những vấn đề cao siêu, trừu tượng. Một cách đơn giản, đó có thể chỉ là cách suy nghĩ, hành động thể hiện cách suy nghĩ, hay lối nói, lối bộc lộ tình cảm…

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

44

Trước hết, Mảnh đất lắm người nhiều ma đã sáng tạo lên hai mảng nhân vật ở thế đối lập nhau: những con người bình dị chất phác - những con người có “máu mặt” - trung tâm của cuộc tranh đấu nơi làng quê. Ở mảng thứ nhất là những gương mặt chân chất tạo nên không khí thôn xóm yên ả bình dị của làng Giếng Chùa như ông Khừu, ông Quản Ngư, lão Quềnh, cô Thống Biệu, Tám lé, Quàng, Thó… Những nhân vật này dân dã, mộc mạc ngay từ cái tên. Họ là những người hiền lành, ngây thơ, chân thật. Có nhân vật được khắc họa rõ nét cả về tiểu sử, tính cách, có kết cục cuộc đời như lão Quềnh, cô Thống Biệu; có người chỉ được miêu tả phác qua bằng ngòi bút chấm phá. Mảng nhân vật này góp vào thế giới Giếng Chùa kia một phong vị, một sắc độ khó quên.

Mảng nhân vật thứ hai được xây dựng như lực lượng nòng cốt của cuộc tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ. Những nhân vật này lại được chia làm hai tuyến đối lập. Một bên là cha con ông Phúc, hai ông bà Tài, Lộc, Tùng. Bên kia là bố con ông Hàm, Thủ, Sửu, Cao, bà Son… Tác giả đã dụng công xây dựng nhân vật Thủ - nhân vật phản diện số một trong tác phẩm. Thủ là một nhân mẫu mới ở nông thôn, quyền cao nhất xã, vẻ thâm độc, giảo quyệt ẩn dưới bề ngoài mềm mỏng, nhũn nhặn. Từ đầu đến cuối truyện, cùng với Hàm, Thủ là người chỉ đạo và nghĩ ra mọi mưu kế hãm hại kẻ thù. Thủ không bỏ lỡ một cơ hội, thủ đoạn nào để giành được lợi lộc, quyền lực. Chính con người này là đầu mối của những xung đột, mâu thuẫn. Thủ và Cao trực tiếp bắt cóc, làm nhục bà Son và gián tiếp đẩy bà Son đến chỗ chết. Tuy nhiên nhà văn đã công bằng, khách quan khi thể hiện Thủ vừa là tác giả vừa là nạn nhân của thời đại cũ. Thủ, Hàm, Phúc là những sản phẩm còn rớt lại của thời phong kiến mang nặng tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu. Song Thủ nham hiểm, xảo quyệt vì Thủ có tư tưởng nửa chừng, dở dang, nửa hủ tục nửa tân tiến. Thủ mượn hủ tục, nếp sống cũ để tồn tại và bắt người khác phải tuân lệnh, quy

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

45

phục nhưng lại nhân danh cái mới để lừa bịp… Tóm lại, Thủ là một tính cách sống động không phải không có trong cuộc sống ngày hôm nay cần lên án, phê phán. Thủ, Hàm, Phúc là những trở ngại cần loại bỏ trên con đường xây dựng xã hội mới công bằng và dân chủ.

Bên cạnh đó, Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng là bằng chứng sinh động về sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những hệ tư tưởng đã trở thành thâm căn cố đế với những suy nghĩ mang chiều hướng tích cực, đổi mới. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng nhân vật. Trong truyện, Nguyễn Khắc Trường đã dựng lên những mối xung đột chằng chéo, có lúc mạnh mẽ, quyết liệt, có lúc lại âm thầm, dai dẳng, dường như những con người nơi xóm Giếng Chùa bị cuốn sâu vào những cuộc ẩu đả, tranh giành giữa các thế lực, giành ruộng đất, trả thù dòng họ. Tiêu biểu là xung đột giữa hai dòng họ lớn Trịnh Bá - Vũ Đình. Vì quyền lợi bản thân, họ sẵn sàng đào mồ mả, tận dụng sự sống và thân xác của cha và chị dâu để lường gạt, kiếm chác. Bên cạnh mâu thuẫn giữa hai dòng họ trên, ta còn thấy xuất hiện những mâu thuẫn khác trong truyện mà đặc biệt là mối xung đột của những con người ôm mối thù truyền kiếp như Thủ, Hàm, Phúc và những con người có tư tưởng “tích cực” như Tùng, Đào, Minh, trung tá Chỉnh… Trong Mảnh đất

lắm người nhiều ma, trung tá Chỉnh về hưu nhưng là người “cả xóm Giếng

Chùa đều nể trọng”. Thời thanh niên, ông quên bản thân mình nhập ngũ

kháng chiến vì sự bình yên của tổ quốc. Chiến tranh là tang thương đổ máu, ông đã nhiều lần chứng kiến cảnh đồng đội mình hi sinh. Nhưng hạnh phúc không mỉm cười với người chiến sĩ quả cảm này khi vợ theo trai bỏ đi, ông lủi thủi một mình qua những tháng ngày gian khó cho đến khi tìm được hạnh phúc mới và nhận nhiệm vụ đi canh lò gạch. Trung tá Chỉnh đã cùng với Tùng kiên quyết đấu tranh chống lại các tệ nạn, sự tha hóa biến chất trong đội ngũ cán bộ Đảng ủy. Ông phát biểu: “Xấu hổ lắm các đồng chí ạ. Ta vẫn luôn

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

46

xưng là tiên phong, gương mẫu, là Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, là chí công vô tư. Nhưng sự thực thế nào? Người có quyền thì tư túi chia chác nhau, động họp là động mâm. Biết bao vụ dân thắc mắc, sao chúng ta cứ lờ đi, còn những Đảng viên thường thì đứng ngoài rèm pha, khích bác, bảo nhau

dù không được gì thì cũng được nói cho sướng miệng” [12, tr.329]. Xây dựng

hình mẫu trung tá Chỉnh, dường như nhà văn tin tưởng vào chất lính của một thời đã qua. Họ anh dũng trong chiến đấu, quả cảm và trung thực trong đời sống hàng ngày, chính những người này góp phần vào sự đổi mới đất nước. Bên cạnh trung tá Chỉnh, Nguyễn Khắc Trường cũng dựng lên một lớp thế hệ trẻ - đại diện cho tư tưởng mới vượt lên những quan niệm cũ lỗi thời, lạc hậu. Họ đã chứng tỏ sức phản kháng mạnh mẽ ở những con người có học thức, có bầu nhiệt huyết của sức trẻ, là những con người của thời đại mới, có tư tưởng tự do. Tùng là một thanh niên trẻ “có một chất lính bộc trực thẳng thắn, với

công việc thì xốc vác”, anh hiện lên với bộ quần áo lính gọn gàng. Là Đảng

viên trẻ nhất ở chi bộ, được quân đội rèn luyện, lại có văn hóa nên trong mọi việc anh luôn tỏ ra bình tĩnh và kiên quyết, có quan điểm hết sức đúng đắn:

“Đã đến lúc chúng ta phải đánh bài ngửa tất cả, chứ không thể tù mù mãi được… và có lẽ cách giải quyết nhẹ nhàng nhất để giữ uy tín cho Đảng, để lòng tin giữa dân với Đảng không bị xói mòn là mỗi chúng ta hãy thật thành

khẩn và tự nguyện” [12, tr.266]. Không những là một cán bộ Đảng viên mẫu

mực, Tùng còn có một tình yêu mãnh liệt, trong sáng với Đào. Họ đến với nhau bất chấp mối thù giữa hai dòng họ và trải qua bao sóng gió, có lúc coi nhau như kẻ thù không đội trời chung nhưng cuối cùng họ vẫn về với nhau. Ấy là khi nhận ra chân tướng sự thật, nhận mặt được những kẻ “ném đá giấu tay”. Đào là một cô gái kiên quyết trong mọi hoàn cảnh. Yêu Tùng vượt lên mọi ngăn cấm do mối thù của hai dòng họ, nhưng khi hiểu nhầm anh thì cô đã chuyển từ yêu sang hận. Cô đã nói trước mặt Tùng: “Tôi căm ghét sự giả

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

47

nhân giả nghĩa”. Mang nét đẹp của mẹ nhưng tính cách cô thẳng thắn, quyết

đoán. Không chấp nhận được người đàn bà ngấp nghé địa vị của mẹ mình khi bà mất chưa lâu nên cô đã tỏ thái độ bất bình trước mặt ông Hàm dù quy tắc trong nhà không cho phép phận làm con trái lời cha. Đào tiềm ẩn một sức phản kháng mạnh mẽ chỉ cần một tác động nhỏ là bùng phát. Đây chính là mẫu phụ nữ hiện đại tự khẳng định giá trị bản thân trong mọi hoàn cảnh. Nhân vật trung gian xuất hiện rất ít trong tác phẩm nhưng có ý nghĩa quan trọng cho việc mở ra lối kết thúc cho câu chuyện, đó là nhân vật Minh “tồ”. Minh đã xóa đi mọi nỗi nghi ngờ giữa Tùng và Đào, gắn kết hai người trở về bên nhau. Với câu nói “Bây giờ phải đổi mới đi” đổi mới cách nghĩ, cách sống, cách hành động. “Phải tự quyết lấy mình” - câu nói của Minh cho thấy lớp thanh niên hôm nay đã là một lực lượng độc lập, lực lượng nòng cốt có thể cải tạo xã hội. Có điều họ phải quyết đoán hơn, chủ động hơn trong mọi hoàn cảnh.

Phơi bày những bất công, những cái xấu cái ác của xã hội, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã không dập tắt niềm tin trong mỗi chúng ta vào một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó được tác giả gửi gắm qua nhân vật chính diện như Tùng, Đào, Minh. Và hơn nữa là một kết thúc mở đầy lạc quan. Một nhân cách trung thực, ngay thẳng ở một người lính - trung tá Chỉnh. Một lớp người đại biểu cho cái mới, tư tưởng mới - thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Họ vẫn còn yếu về thế lực nên vẫn phải sống theo những nguyên tắc và nề nếp cũ mà những người mang nặng tư tưởng phong kiến thủ cựu đề ra. Song họ đã chứng tỏ sức phản kháng mạnh mẽ ở những con người có học thức, có bầu nhiệt huyết của sức trẻ. Và chúng ta có quyền hi vọng vào một tương lai tốt đẹp khi đặt trách nhiệm nặng nề này lên vai những con người như thế.

CHƯƠNG 3

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48

THÔN QUA MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA

3.1. Không gian - thời gian nghệ thuật

Không gian và thời gian nghệ thuật là những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào tồn tại có thể nằm ngoài không gian và không thuộc về một thời gian nhất định. Tuy thế, không gian và thời gian nghệ thuật khác với không gian, thời gian mang tính khách quan. Nó chỉ trở thành nghệ thuật khi cùng với nhân vật, cốt truyện thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và hiện thực cuộc sống. Việc lựa chọn không gian, thời gian riêng cho mỗi tác phẩm của các nhà văn phụ thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Trong các thể loại của loại hình văn xuôi nghệ thuật, tiểu thuyết có khả năng phản ánh “toàn vẹn và sinh động” hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi, đồng nghĩa với khả năng phản ánh hiện thực ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của trong văn chương thời kì đổi mới đã làm thay đổi quan niệm của các nhà văn về con người và hiện thực, vì thế không gian và thời gian nghệ thuật cũng được khai thác theo tinh thần đổi mới đó.

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 48)