Vùng quê “đất lề quê thói”

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 31)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.2.Vùng quê “đất lề quê thói”

Khi nói về chuyến đi thực tế vào Thanh Hóa năm 1989, Nguyễn Khắc Trường bày tỏ: “Tôi muốn truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, sự tha hóa đạo đức của nông thôn chúng ta. Tôi muốn thông qua những hiện tượng tiêu cực như tham ô, cửa quyền, hống hách, tệ chè chén ăn uống của một số người có chức có quyền mà báo chí gọi là tầng lớp cường hào mới, để xây dựng tác phẩm văn học có chiều sâu hơn… Tôi thấy một trong những nguyên nhân sâu

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

27

xa là vấn đề dòng họ” (dẫn theo Phạm Đình Ân - Đặc san báo Văn nghệ

tháng 7 - 1991). Tuy nhiên, khi chấp bút cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người

nhiều ma, nhà văn lại “bốc” tất cả những hiện thực ấy về quê mình là miền

trung du Thái Nguyên bởi theo ông thì “những chuyện ở nông thôn thì đâu chả giống nhau”.

Có thể thấy rằng, sự khẳng định sức mạnh, uy quyền của dòng họ và xung đột giữa các dòng họ là vấn đề thường thấy ở các làng quê Việt Nam. Giống như vai trò của cá nhân anh hùng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mỗi cá nhân trong một gia đình nhỏ, thuộc một dòng họ lớn có trách nhiệm và phải chấp nhận hi sinh lợi ích của cá nhân mình để giữ gìn gia thế và vị trí của họ tộc. Sau những lũy tre làng, cuộc sống chẳng phải chỉ có cày cuốc, vun trồng, chuyện trò sớm tối mà còn có cả mối thâm thù giữa các dòng họ. Mọi sự âu cũng vì chữ “danh, lợi”. Người ta thù hằn nhau vì quyền lực, hôn nhân và đất đai: “Hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù” - dân gian vẫn có câu như thế! Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường làm sống lại một nông thôn thật rùng rợn.

Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma, nông thôn Việt Nam hiện lên chân

thực, sinh động và đầy đủ về mọi lề thói, phong tục, những hủ tục còn tồn đọng với bao phức tạp mới nảy sinh tạo thành những mối quan hệ mâu thuẫn chằng chịt trong một làng quê nhỏ bé. Những chuyện bi hài ở xóm Giếng Chùa được nhà văn kể theo lối kể “sự đời cứ diễn ra như thế”. Nhiều điều nhếch nhác, tệ lậu đã được phơi bày. Mảnh đất lắm người nhiều ma đã phản ánh những mặt chìm nổi ở nông thôn nước ta như: vấn đề gia tộc, dòng họ, lời nguyền, định kiến xã hội, sự tranh giành quyền lực, tranh giành ảnh hưởng giữa các dòng họ, văn hóa tâm linh… Đề tài và những vấn đề mà Mảnh đất

lắm người nhiều ma đặt ra không thật mới : vẫn là cuộc tranh chấp quyền lực

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

28

nhưng được nhà văn thể hiện qua cuộc đấu tranh quyết liệt, loại trừ nhau do hằn thù lâu đời của hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá. Thù nhau đến mức đào mả bố nhau lên. Thù nhau đến mức đẩy người thân của mình vào cái chết bi thảm (cho dù là không có chủ ý). Đã thế, người chết rồi cũng không được yên, vẫn bị dựng dậy để làm chỗ dựa cho cuộc trả thù. Phải nói ở tác phẩm này, Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác phẩm, sự việc này nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác. Nhiều sự việc diễn ra rối rắm, phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn sâu vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo, cứ như sự việc nó đúng phải xảy ra như thế. Các nhân vật của tác giả, không chỉ những nhân vật chính như Trịnh Bá Thủ, Trịnh Bá Hàm, Vũ Đình Phúc… mà những nhân vật phụ như chị Bé, lão Quềnh cũng đầy cá tính.

“Hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù” đã khiến cho những con người

trong hai họ Vũ Đình - Trịnh Bá không bao giờ còn ngồi chung một chiếu. Chuyện chức tước, dù nhỏ nhưng “là danh dự, là chuyện được thua giữa hai

dòng họ, là phần đầu gà má lợn, là chỗ ngồi chiếu nhất giữa đình làng”. Từ

đời cụ Cố, sự ganh đua sự căm ghét đã biến thành mối thâm thù, lâu đời biến thành định kiến không dễ gì gột rửa, xóa bỏ được. Ông Trịnh Bá Hoành trước khi nhắm mắt còn trăng trối với ông Hàm - người con trai trưởng: “Sống ở đời phải biết bố con Đại - Phúc là người không thể đi chung đường, ngồi

chung chiếu”. Và thế là hai gia tộc không bỏ lỡ một dịp nào có thể để cho

nhau “ăn bùn”, “không cho nhau ngóc đầu lên được”. Điều này thể hiện rõ trong lời khẩn cầu của ông Hàm: “Bắt họ Vũ phải chịu: Ba đời tuyệt tự - Hữu

nữ vô nam - Hữu sinh vô dưỡng. Dòng họ ở đây có sức mạnh vô hình. Ý

thức dòng họ ở đây được tác giả khắc họa như một hiện tượng chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn. Việc Vũ Đình Phúc “vì lợi ích giai cấp” đứng lên tố cha mình tưởng chừng như ý thức dòng họ bị suy tàn

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

29

nhưng không, khi bị khơi dậy thì nó lại trỗi lên, và ông Vũ Đình Đại lại tha thứ cho đứa con bất hiếu sau hơn ba mươi năm cha con từ nhau. Cũng vì thế mà Tùng đang ôm người yêu - cô Đào (con cháu dòng họ đối địch) trong tay, khi phát hiện vụ “đào mả” liền chia tay người yêu và nghĩ ra cách giải quyết vô cùng có hại cho tình yêu của anh. Có lẽ đã từ rất lâu, dòng họ ở nông thôn Việt Nam đã gắn chặt với cơ cấu làng xã nông nghiệp. Văn hóa làng đặc trưng với một nền sản xuất manh mún, với nếp nghĩ tiểu nông thủ cựu nặng nề mà người dân bị bó hẹp trong quyền lợi dòng họ và gia đình nhỏ. Đầu óc cục bộ bản vị địa phương đã chi phối mạnh mẽ nếp sống, nếp nghĩ, việc làm của người nông dân. Nguyễn Khắc Trường đã tỏ ra rất thấu hiểu, am tường vấn đề này khi viết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Nhân vật Thủ dù quyền cao chức trọng nhất xã nhưng “không chỉ trong gia đình, ngay công việc của

Thủ, ông Hàm vẫn giữ vai trò cố vấn đặc biệt”, Thủ chưa bao giờ dám trái lời

ông cả vì: “Người trưởng họ có một thứ quyền lực riêng”.

Vấn đề gia tộc - dòng họ được Nguyễn Khắc Trường lấy làm vấn đề trung tâm để lột tả chân thực hiện thực cuộc sống nông thôn. Lời nguyền, định kiến, cuộc tranh giành quyền lực đã gây ra bao tấn bi hài kịch ở mảnh đất bé nhỏ ấy. Để trả thù và muốn gây ảnh hưởng mà người ta có thể làm chuyện động trời là đào mả bố nhau lên, vậy mà “nỗi căm tức mộ bố mình bị

phá còn chưa sôi sục bằng thấy cả họ nhà mình thua thiệt”. Những kẻ đại

diện hai họ là Hàm, Thủ, Phúc cứ vờn nhau như mèo vờn chuột, chỉ rình đối phương sơ hở chỗ nào là chọc vào chỗ đó. Họ như những con thú say mồi không chỉ cấu xé nhau mà còn kéo cả những người thân vô tội, hiền lành vào cuộc đấu đá gây nên những cảnh chia lìa đau xót và cái chết oan khuất của bà Son. Họ chỉ cần biết kẻ thù sa cơ lỡ vận mà không thấy được người thân của mình phải gánh chịu hậu họa như thế nào. Nguyễn Khắc Trường đã lí giải được ngọn nguồn của sự thù hằn thực chất là lòng tham và cái ác.

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

Nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma không chỉ hiện diện quằn quại, đau đớn qua những “cuộc chiến” tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ mà còn nổi bật ở vấn đề văn hóa tâm linh, các phong tục tập quán. Có nhà nghiên cứu gọi tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết phong tục. Vấn đề tâm linh gắn liền tín ngưỡng tổ tiên người Việt ở đây cũng được phản ánh sắc nét. Ngay từ trang mở đầu tác giả đã nói đến lệ làng phải nộp gạch lát đường:

“Thành thử đường làng được lát bằng những niềm hạnh phúc, sự kiêu hãnh về chức danh, và được lát bằng cả những nỗi khổ đau ê chề của cả những

mảnh đời” [12, tr.5]. Đây là mô hình không gian điển hình của làng xã Việt

Nam với cái lệ làng vượt trên phép nước. Bên cạnh đó là chuyện ma quỷ, chuyện cúng bái. Đoạn tả cảnh đám ma cụ Cố dài gần mười trang sách với đầy đủ, cụ thể các nghi thức rườm rà, phức tạp. Hay lời chửi của bà Dần ẩn chứa những gì là thành kính, thiêng liêng mà người ta kiêng kị. Nếu như không có những trang miêu tả này thì hẳn Mảnh đất lắm người nhiều ma sẽ không còn đủ giá trị. Trước Nguyễn Khắc Trường đã có những cây bút bậc thầy miêu tả phong tục tập quán ở những làng quê Việt Nam như Ngô Tất Tố, Nam Cao… Những tưởng khi xã hội đã thoát khỏi đêm dài phong kiến thì những tập tục lạc hậu kia sẽ vĩnh viễn mất đi. Nhưng trong Mảnh đất lắm

người nhiều ma, tác giả đã khẳng định những lề thói và thành kiến hủ lậu của

xã hội cũ vẫn đang từng ngày thâm nhập vào đời sống nông thôn và chi phối nếp nghĩ, cách ứng xử của người nông dân một cách mạnh mẽ, sâu đậm.

Các biểu hiện khác nhau của văn hóa nông nghiệp cũng xuất hiện. Văn hóa lịch sử cũng được cụ thể hóa bằng cuộc đấu tố giữa hai cha con Vũ Đình Đại và Vũ Đình Phúc trong thời Cải cách ruộng đất, Nghị quyết 04 làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, những cuộc đi thăm xét dân tình của Bí thư Đảng ủy… Văn hóa ẩm thực được biểu hiện qua cảnh ăn uống tại nhà ông Phúc trong tang lễ cụ Cố, qua đám cưới của ông Hàm - bà Son, qua cuộc tiếp

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

31

đãi Bí thư huyện ủy Luân của chủ tịch xã Trần Văn Sửu tại nhà riêng, cảnh đánh chén thịt chó tại nhà ông Khừu… Văn hóa ẩm thực ở đây vẫn là công cụ mà những kẻ cầm đầu bày đặt ra để dễ dàng thực hiện mưu mô của mình. Các yếu tố văn hóa trên đan cài vào nhau tái hiện được một bức tranh phong tục đa sắc màu. Các khía cạnh văn hóa hội tụ lại làm nên khối đa diện phong tục rõ ràng, sắc nét. Những biến dạng của các tập tục cho thấy tính chất phức tạp của thời đại mới. Văn hóa đã có sự tiếp biến so với truyền thống.

Không chỉ ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, vấn đề “đất lề quê thói” mới được khai thác ở chiều sâu. Nhiều tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau 1986 cũng có cái nhìn nhiều góc cạnh về điều này. Những định kiến dù vô hình nhưng là gông cùm mà mỗi người nông dân lại tự nguyện chịu sự trói buộc. Đó là quan niệm về đạo đức con người gắn với gia thế dòng tộc, con người ta chỉ được coi là tốt khi biết chấp nhận và sống theo qui tắc của dòng họ. Không ít người phải sống cuộc đời đầy bi kịch, ấm ức vì nó. Nhân vật Giang Minh Sài của nhà văn Lê Lựu đã luôn vì danh dự dòng họ gia đình mà chấp nhận cuộc hôn nhân cười ra nước mắt, bởi gia đình nề nếp ấy không bao giờ chấp nhận việc Sài ruồng rẫy vợ. Anh mất đi tuổi thơ bởi những lo âu và hậm hực. Anh đánh rơi tình yêu, hạnh phúc với Hương, đi nhập ngũ như một sự trốn chạy vì tai tiếng “trăng hoa” với người khác khi đã có vợ. Trong Bến

không chồng của Dương Dướng, anh bộ đội Vạn trở về quê hương với ngực

áo đầy huy chương. Đó là niềm tự hào của cả làng xóm, cả họ tộc và của chính bản thân anh. Cũng chính bởi niềm tự hào ấy, cũng bởi hai chữ “danh gia” cho họ tộc mà anh phải nén mình trước “mái tóc dài” của chị Nhân. Vạn thừa nhận tình cảm của mình có thật, song anh không dám vượt qua lời nguyền của dòng họ. Những kiếp người như cô Bé, bà Mến, cô Bê lớn trong

Dòng sông mía của nhà văn Đào Thắng chẳng phải là những ám ảnh về kiếp

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

32

nhưng định kiến về danh tiết đã đày ải họ. Buộc phải chấp nhận có một đứa con, một người yêu, một người chồng như Lẹp, họ là những người bất hạnh nhất thế gian. Cô Bê lớn không thể tố cáo, trừng trị người chồng bất nhân mà đổ bệnh thành phế nhân. Đó cũng là thân phận cô Luyến trong Thủy hỏa đạo

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 31)