Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 41)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Thế giới nhân vật

Nhân vật là yếu tố trung tâm nhất của một tác phẩm ngôn từ, là những hình tượng nghệ thuật được xây dựng nhằm thể hiện tư tưởng, thái độ nhân sinh của người nghệ sĩ. Nhân vật trong tiểu thuyết, đặc biệt tiểu thuyết hiện đại rất gần với con người của đời thực, vì sự mở rộng của tác phẩm cùng vai trò nhân vật thường làm hiện lên trọn vẹn một số phận, một tâm hồn, một cá tính. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, trước hết, Nguyễn Khắc Trường đã xây dựng được cả một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, có mối quan hệ nhiều chiều.

2.2.1. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng

Số phận con người có thể được xem là mối quan tâm hàng đầu, chủ yếu của văn học thời kì đổi mới, đặc biệt là của tiểu thuyết. “Nếu thừa nhận cảm hứng về con người với những bước thăng trầm của số phận là đặc trưng nổi

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

37

bật của tiểu thuyết thì rõ ràng, tiểu thuyết thời kì đổi mới đã khơi đúng, khơi

sâu vào mạch chính của thể loại” (Lý Hoài Thu - Sự vận động của các thể

văn xuôi trong văn học thời kì đổi mới). Trong bức tranh toàn cảnh của hiện

thực nông thôn qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, những vấn đề đáng quan tâm, nổi bật lên là số phận của những con người. Tất cả đều cho thấy một thế giới nhân vật phong phú chuyển tải quan niệm của nhà văn về con người. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã nói về các nhân vật trong Mảnh

đất lắm người nhiều ma: “Tôi tìm vấn đề chứ không tìm mẫu nhân vật. Tôi

hầu như không có một mẫu nhân vật nào trong thực tế. Khi đã tìm ra vấn đề rồi thì tôi bịa ra nhân vật và ném nó vào bối cảnh ấy, bắt nó phải sáng tạo ra

cuộc đời của nó”. Với năng lực sáng tạo kì diệu, toàn cảnh bức tranh nông

thôn Việt Nam thời kì đổi mới được nhà văn đúc kết trong một cuốn tiểu thuyết ngót 400 trang.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vô cùng phong phú, đa dạng với đủ dạng người tốt - xấu, thật - giả, ma - người. Ở những nhân vật phản diện (Hàm, Thủ, Phúc) phần “quỷ” lấn át phần người. Đó là những con “ma người”. Những nhân vật này thường có cuộc sống ổn định, mang nặng tư tưởng bảo thủ, ép buộc người khác làm theo ý mình. Đối lập với họ là những người lao động không có địa vị, quyền lực, thường chịu số phận hẩm hiu, bất hạnh (Quềnh, Quàng, ông Quản Ngư, bà Đồ Ngật…); nhất là những mảnh đời éo le, oan trái của thân phận phụ nữ như bà Son.

Trong vô vàn những nhân vật phức tạp ấy, người phụ nữ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn. Ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã dành cho họ sự đồng cảm, chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Đời sống bà Son là điển hình của mẫu người vợ, người mẹ Việt Nam chân quê, thời đại nào, hoàn cảnh nào cũng vị tha, hi sinh. Một đời sống vì

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

38

người khác mà nhẫn nhục, cam chịu, những định kiến lễ giáo phong kiến đã khiến bà luôn sống trong lo âu khắc khoải. Một thời yêu thương say đắm, mãnh liệt nhưng không dám phá bỏ những rào cản để đến với nhau. Khi lấy chồng chịu thân phận tôi đòi, vì chồng, vì dòng họ nhà chồng mà phải nghe lời xúi bẩy của em chồng, nhẫn nhục đi cầu xin người tình cũ trả tự do cho chồng. Rồi quýt làm cam chịu, khi mọi chuyện xảy ra bà chỉ biết khóc thầm,

vẫn “lẳng lặng đi làm theo sự phân công của ông lãnh chúa” là chồng mình.

“Mang tiếng là chồng con nhà cửa đề huề, cả đời chưa biết đến cái đói cái rét. Nhưng hỏi có bao nhiêu ngày bà thấy mình được sung sướng, mãn nguyện? Có bao nhiêu giờ phút bà được trôi nổi trong ngọt ngào, mê đắm?”

[12, tr.142]. Câu hỏi làm day dứt, nhức nhối trái tim người đọc. Song trong xã hội hiện đại mà vẫn còn những số phận éo le như thế? Phải chăng do tính cách của bà ngây thơ, cả tin và nhu nhược, yếu đuối? “Nhưng bà đã làm hết bổn phận của một người vợ, tận tâm, tận lực. Khi buồn, khi giận, bà nén chặt vào

tim, nuốt sâu vào lòng, chứ không một lời than thở, oán trách” [12, tr.143].

Nguyên nhân sâu xa và quyết định là những hủ tục, định kiến xã hội mà trực tiếp là hoàn cảnh sống, những mối quan hệ của bà với người xung quanh, với em chồng… Thất vọng trong tình yêu với ông Phúc, bà Son bị ép lấy ông Hàm. Đêm tân hôn có mùi vị địa ngục ấy báo trước một cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc. Những chuỗi ngày tẻ nhạt cứ thế trôi đi, bà sống âm thầm như cái bóng trong ngôi nhà của mình. Ước nguyện được sống yên ổn trong gia đình, trong tình làng nghĩa xóm của bà cũng không thành. Bà bị những kẻ ham quyền lực lợi dụng, dồn vào những bi kịch liên tiếp. Đỉnh điểm của thân phận bất hạnh của bà Son là việc bà phải trẫm mình xuống sông. Có thể thấy nhân vật bà Son là nạn nhân của xung đột dòng họ, là công cụ của anh em nhà chồng. Cuộc đời của bà có nét tương đồng với nhân vật Hạnh trong tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng. Cô cũng phải chịu bao

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

39

xô đẩy, áp lực từ những “lề thói, hủ tục” để rồi hạnh phúc tan vỡ trong đau khổ... Ở bà Son, phần khắc họa chân dung và tính cách bị chìm hơn so với ông Hàm và người đàn bà làm thuê, nhưng số phận và tính trung tâm từ bà lại xuyên suốt, như ranh giới giữa người và ma trong cuộc xung đột. Trong tác phẩm, bà Son âm thầm như một cái bóng, đó là tính cách của nhân vật không có niềm tin vào cuộc đời. Thông qua số phận bi kịch của bà, nhà văn muốn con người hãy cởi bỏ mọi oán thù để sống với nhau có tình có nghĩa.

Mảnh đất lắm người nhiều ma có hai nhân vật đắt giá nhất, gần như

linh hồn của tác phẩm, thứ nhất là bà Son và thứ đến là lão Quềnh. Chỉ một lão Quềnh xuất hiện ở hai chương đầu đã là cả lịch sử quá khứ vị lai, cả ma lẫn người của xã hội Giếng Chùa gộp lại, đến mức người đọc tưởng nhân vật của lão sẽ quán xuyến từ đầu tới cuối tiểu thuyết. Cái nhìn nhân đạo của nhà văn về nhân vật này thể hiện nhãn quan giai cấp. Đó là thân phận của người lao động, những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Chăm chỉ, hiền lành nhưng luôn chịu rủi ro, bất hạnh, cuộc đời lão Quềnh cho ta liên tưởng tới hai nhân vật có nhiều nét tương đồng là Chí Phèo và lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Lão Quềnh sống trong chiếc lều thủng vách với chiếc chõng tre ọp ẹp ở đầu làng. Lão sinh ra như để hứng chịu tất cả sự ngờ nghệch, khờ khạo cho người dân Giếng Chùa. Có người thân nhưng lão sống cô độc không nơi nương tựa, đến khi chết không người đưa tiễn. Hơn thế lão còn phải chết lần thứ hai để cứu danh dự cho những người sống. Lão Hạc chết vì ăn bả chó tự tử, cái chết dữ dội thảm thiết. Chí Phèo chết vì giết người và giết luôn cả mình, cái chết quằn quại, đau đớn. Còn lão Quềnh chết vì quá đói rồi ăn quá no. Dù chết vì nguyên do nào đi nữa thì những cái chết ấy vẫn gióng lên một tiếng chuông kêu cứu: Hãy cứu lấy những con người cô độc, nhỏ bé, những con người đã và đang bị lãng quên trong xã hội.

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

40

cho sự phản kháng lại là nhân vật có cái tên rất độc đáo là cô Thống Biệu. Non một thế kỉ sống, trải nghiệm ở “mảnh đất lắm người nhiều ma” ấy, cô làm một việc rất khác người là trừ tà, đuổi ma. Nhưng đến khi ma lại là người, người có quyền chức thì vị phù thủy tài ba ấy cũng đành bó tay bất lực. Nhân vật này trở thành biểu tượng tinh thần, người phát ngôn cho những thế lực siêu phàm ở xóm Giếng Chùa. Qua lời phán truyền của cô, chúng ta thấy được tư tưởng chủ đề của truyện: “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! (…) Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu thấy hốt quá! Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa (…) Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra (…) ma nó vẫn còn ngủ gà ngủ gật ở ngay trong lòng các người”

[12, tr.14-15].

Trong truyện, những con “ma người” mà cô Thống nói tới có thể bắt gặp ngay chân dung ở những người đứng đầu hai dòng họ đối địch nhau. Mối thù dòng họ đã ăn sâu vào máu thịt của những con người trong hai dòng họ Vũ Đình - Trịnh Bá từ đời này sang đời khác. Chính bởi vậy để đòi món nợ cho cha, Trịnh Bá Hàm đã quyết định làm một việc táo tợn, mất hết nhân tính:

“Đây là việc tốt để lấy âm trị dương, phen này tôi sẽ yểm cho cả họ nhà nó không ngóc lên được! Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống! Còn cỗ dổi tôi sẽ đóng một bộ sa-lông thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh em, họ hàng

nhà nó” [12, tr.67]. Ông Hàm ra tay với lời khẩn cầu độc địa: “Ba đời tuyệt

tự. Hữu nữ vô nam. Hữu sinh vô dưỡng”. Sự hận thù làm cho Trịnh Bá Hàm

đánh mất chính bản thân mình, con ma trong người ông trỗi dậy, cái oan kiên từ kiếp trước nay ông trút bỏ lên bà Son - người vợ hết mực yêu thương chồng con, mà tác giả gọi bằng cái tên “đêm động phòng có mùi vị địa ngục”. Để bảo vệ cho danh dự dòng họ, để cứu vớt thể diện của chính mình, ông xô đẩy bà Son vào con đường tội lỗi, vô tình gây ra cái chết của người vợ. Sự sa

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

41

đọa tột cùng của ông Hàm còn tái diễn khi ông ăn nằm với chị Bé ngay sau khi bà Son vừa mất nhằm thỏa mãn cơn dục tình của mình. Chính Trịnh Bá Hàm vừa là nạn nhân của mối thù dòng họ, ông cũng vừa là kẻ tha hóa táng tận lương tâm, mất hết tính người, dồn đẩy con người vào bi kịch đau thương.

Mảnh đất lắm người nhiều ma, dường như tác giả mất rất nhiều công

sức để dựng lên Thủ, một mẫu người mới ở nông thôn, với quyền chức trong tay, bề ngoài mềm mỏng, nhã nhặn luôn sống vì dân, vì nước, thực chất thâm độc, xảo quyệt, tàn bạo. Khi Hàm đến bàn mưu với Thủ, Thủ vẫn ngồi nghe anh nói nhưng lại suy tính trong bụng: “Thủ cũng muốn trừng phạt Phúc, cũng muốn cho Phúc xiêu điêu, liểng xiểng nhưng người ra tay là ai chứ không phải là mình. Mình chỉ đóng vai tọa sơn quan hổ đấu mới sướng. Bây giờ ông Hàm xin lãnh tránh nhiệm, thực ra cũng chưa phải là hay, giá là người không dây mơ rễ má với mình thì tốt. Thôi có gì Thủ vẫn đủ lí là người

tay trắng” [12, tr.69]. Vì lợi ích, danh dự của bản thân, Thủ không từ một thủ

đoạn nham hiểm nào, bất chấp cả tình máu mủ để giữ vững chức vụ Bí thư Đảng ủy của mình. Bởi vậy, việc làm của Hàm không thành, một mặt lo lắng cho anh, một mặt sợ ảnh hưởng tới chức vị của mình, Thủ táng tận lương tâm lừa chị dâu là bà Son ra mặt với người tình xưa “bây giờ ta phải điều đình với

ông Phúc. Mà gặp ông Phúc để nói chuyện này thì bá là tiện nhất”. Những

suy nghĩ nung nấu trong con người Thủ chưa dừng lại tại đó, hành động tội ác của Thủ đẩy tới mức đỉnh điểm khi Thủ và Cao lừa bắt bà Son và dang tay định làm nhục bà vu vạ cho Vũ Đình Phúc. Thủ dùng chính danh dự, thanh danh, tính mạng của người thân làm bia đỡ đạn để thăng tiến.

Vũ Đình Phúc với bộ óc thông minh của một ông giáo đã nghỉ hưu nay làm chủ nhiệm hợp tác xã, cộng thêm giọng nói nhũn nhặn, đã vạch ra từng đường đi nước bước trong trận chiến chống lại dòng họ Trịnh Bá. Thủ đoạn của con người này không kém phần thâm hiểm so với Thủ. Để có được chỗ

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

42

đứng, anh bí thư đoàn thanh niên xã không màng đến tình máu mủ đã đứng ra đấu tố cha ruột mình thời kì cải cách ruộng đất gây ra mối hận thù hơn ba mươi năm trời. Nhưng chỉ với vài lời nói của ông con trai trưởng mà cụ Cố Đại đã lại xóa bỏ hiềm khích: “Thời bấy giờ nó nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, cóc ngóe nhảy lên làm người! Muốn có chỗ đứng thì phải biết dựa. Chân dù có nhún nhưng lòng vẫn khinh. Nhún với mấy thằng hách xằng để giữ cái lớn hơn, cái lâu dài. Bấy giờ không thế thì làm gì còn Đảng! Mà không có chân Đảng viên thì cả họ nhà này chúng nó cho ăn bùn! (…) Phe cánh nhà Trịnh Bá đang lăm le chiếm hết quyền hành cái xã này. Nó dám nói chi họ Vũ

Đình quanh năm lục đục thì còn lãnh đạo ai” [12, tr.24]. Chỉ với vài câu nói

lí lẽ mà cụ Cố đã vì lợi ích của dòng họ về sống với gia đình Phúc. Qua dẫn chứng trên cũng đủ để chúng ta nhận ra bộ óc với những âm mưu lọc lõi của người đứng đầu “chi bộ gia đình” điều khiển những người trong họ chống lại dòng họ Trịnh Bá. Có thể thấy những con “ma người” này tác oai tác quái trên mảnh đất Giếng Chùa gây ra thêm bao hỗn loạn cho cái xóm vốn đã không được mấy ngày yên tĩnh này.

Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma và những tiểu thuyết hay của một

số tác giả trong vòng 20 năm trở lại đây (Bến không chồng - Dương Hướng,

Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Sóng ở đáy sông - Lê Lựu…), chúng ta thấy

năng lực miêu tả của các nhà văn hôm nay không kém gì các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Khuynh hướng mổ xẻ từng góc cạnh tâm lí và lí giải số phận con người, xã hội hiện đại của thế hệ nhà văn mới có một màu sắc khác. Bởi lẽ hiện thực hôm nay phức tạp hơn trước nên đời sống con người cũng phức tạp hơn. Những cố gắng của Nguyễn Khắc Trường rất đáng ghi nhận: “Những việc mà tôi đề cập bằng con mắt xót xa thông cảm phải khách quan trong miêu tả, trong phân tích, phải bình đẳng trong xưng hô để đạt mục đích là thể hiện họ

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

43

bằng tư duy ngôn ngữ của chính họ. Cố gắng làm sao cho nhân vật tự hiện ra

đúng như nó có” (Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma -

Báo Văn nghệ số 11 tháng 3 - 1991). Những nỗ lực này của tác giả đã cống hiến cho độc giả một cuốn sách hay - Mảnh đất lắm người nhiều ma - một sự kiện của văn đàn thập niên cuối thế kỉ XX.

Có thể khẳng định thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm

người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vô cùng phong phú, đa dạng với đủ

dạng người tốt - xấu, thật - giả, ma - người. Chỉ với một mảnh đất Giếng Chùa mà đã có biết bao hồn ma bóng quỷ, những kiếp người đọa đày, thật - giả, âm - dương lẫn lộn, ma trong truyện kể, ma trong nỗi hoảng loạn, sợ hãi,

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)