Vùng quê nghèo khó

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 28)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.1.Vùng quê nghèo khó

Đi lên từ đồng đất, những vùng quê nông thôn Việt Nam dường như chỉ dựa vào sức lao động của con người làm tiềm năng lớn nhất tạo nên sự thay đổi. Cái nghèo vì thế trở thành cái “duyên ngầm” của thôn quê. Những tác phẩm viết về làng quê không làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh về sự nghèo khó, nhọc nhằn.

Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã khắc họa sự nghèo đói đến cùng cực, đến mức làm linh hiển âm khí của xóm Giếng Chùa. Cái đói giáp hạt nhảy xổ cả vào xóm vốn “đứng đầu về cái

sang cái giàu toàn xã” khiến “nhiều nhà phải nấu cháo trộn thêm rau tập

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

24

mạt ngô, cháo cám, bánh cám đồ cách thủy... Họ duy trì cuộc sống bằng tất cả những thức ăn có thể, cầm cự cái đói qua ngày và chưa biết ngày sau sẽ ra sao. Nếu giọng kể chuyện của nhà văn không có đôi chỗ hóm hỉnh thì cảnh đói xóm Giếng Chùa sẽ thật thê thảm, bi đát: “Những mặt người hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng như vội vã đi đâu, nhưng kì thực chẳng có việc gì

hết, cứ ra vào quanh quẩn với cái bụng sôi èo èo!”. Cái đói cùng kiệt, báo

động sự tiếp diễn của nạn đói năm Ất Dậu ngày nào đang bao trùm lên không gian trong tiểu thuyết khiến không chỉ con người mà dường như cả quang cảnh làng quê với tre vàng, ngõ vắng cũng trở nên tiêu điều xơ xác. Người ta đâu thể nghĩ tới bất cứ điều gì khác khi trong bụng không ngừng thúc giục miếng ăn. Tác giả của Mảnh đất lắm người nhiều ma không lí giải cho người đọc nguyên nhân của cái đói bao trùm xóm làng này, và không thấy những trang miêu tả đồng ruộng được cày xới vun trồng canh tác. Chỉ biết rằng xóm Giếng Chùa của Nguyễn Khắc Trường, cũng như làng Hạ Vị của Lê Lựu, cũng như bao làng quê khác trên mảnh đất Việt Nam nhiều nhọc nhằn này còn thật nhiều gian khó, vất vả chưa dám nghĩ đến chuyện “ăn no mặc đẹp”. Và những không gian ấy, những cảnh ngộ ấy lại nhắc nhớ về cái nghèo đói đến rã rời, đến cùng kiệt sức lực con người trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân)...

Cũng như nhiều nhà văn thời kì đổi mới, Nguyễn Khắc Trường đã rất thực tế khi nhìn thấy và chỉ ra trong mỗi trang, mỗi cuốn tiểu thuyết của mình cái nghèo đói không chỉ làm cho người ta khổ, mà còn tác động rất lớn đến số phận, nhân cách các nhân vật. Chính sự nghèo đói đã sinh ra một người dị thường như lão Quềnh. Nhà văn đã xây dựng trong tiểu thuyết của mình một con người xù xì mà ngây thộn, làm công việc hết sức nặng nhọc là thửa đá ong: “Lão lại thủ mai thình thịch như một cái máy khoan. Rồi lão gánh gấp

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

25

người ta thuê lão mà không cần tính đến cao thấp về công cán, chỉ cần được bữa ăn. Cái nghèo đã khiến con người sống tạm bợ dật dờ như chính kiếp người của mình. Lão Quềnh chết thật bất ngờ, và đau lòng thay cái chết ấy lại được cắt nghĩa thật đơn giản: “vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc nặng

ngay”. Chi tiết này làm gợi nhớ đến truyện ngắn Một bữa no của nhà văn

Nam Cao, để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh, xót xa về sự khốn khổ của bao kiếp người trong cuộc đời. Trước Cách mạng, Nam Cao viết Nửa đêm

cũng vẫn với mong muốn thể hiện rõ hơn tình cảnh của người nông dân. Đói nghèo làm cho bức tranh hiện thực trở nên đen tối. Những kiếp người “vật hóa” trở nên thú tính vì bao sự khổ ải trong đó có cái đói. Ám ảnh hơn là cái đói được diễn tả trong Thằng ăn cắp, cái nghèo trong Người ngựa, ngựa

người của Nguyễn Công Hoan. Không phải cái nhìn hiện thực của các nhà

văn Việt Nam u tối và ảm đạm, mà tự thân hiện thực đã định hướng cách nhìn ấy. Khác chăng, trước Cách mạng, phông nền hiện thực kia là nơi hướng đến của sự miêu tả mà trên đó bao kiếp người đã sống, bế tắc rồi tuyệt vọng cho đến chết thì trong các cuốn tiểu thuyết viết trong thời kì đổi mới, hiện thực một nông thôn nghèo khó lam lũ chỉ được miêu tả lướt qua để điểm dừng của những cây bút hướng đến là một nông thôn đầy biến đổi. Dù chỉ là những chi tiết thoáng qua nhưng ấn tượng vẫn thật mạnh mẽ. Đó là những làng quê lam lũ nhọc nhằn để khi gặp nó lại nhân lên niềm thương hơn với những kiếp người!

Trong những tác phẩm viết cùng khoảng thời gian những năm đầu đổi mới, cái nghèo đói cũng được mô tả hết sức sinh động, thấm thía. Đọc Thời

xa vắng của Lê Lựu, người đọc thấy lại ở đó một nông thôn chưa thật xa. Sự

nghèo khó hằn vào nếp nghĩ khiến hình thành những cung cách làm ăn không giống ở đâu: “Không hiểu từ đời nào làng chỉ quen đi làm thuê. Miếng cơm thiên hạ bao giờ cũng ngon... Những người khỏe mạnh có nghề trong tay,

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

26

dường như mục đích cao cả và sự sung sướng hồi hộp của họ cũng chỉ là kiếm được miếng ăn giữa tháng ba ngày tám, sau đấy vợ chồng con cái lại dắt díu nhau về cày bừa vội vã để lại bồng bế ra đi... Đến mùa thu hoạch lại về. Hết mùa lại đi. Cứ thế. Khi về lại nhớ cơm thiên hạ. Khi đi lại cồn cào thương nhớ từ gốc cau, bụi chuối. Họ không yêu thiết tha đồng ruộng nhưng không đủ sức dứt bỏ những gì quen thuộc từ thuở cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà

ai cũng gọi là quê hương”. Cái nghèo truyền kiếp cứ bám riết lấy làng Hạ Vị

này. Niềm mong mỏi của người dân Hạ Vị thật là giản dị, chỉ một bữa no cho mình và người thân để đắp đổi qua ngày. Bởi thế, khi có chủ trương thay đổi cung cách làm ăn, buộc người dân không được đi làm thuê mà phải canh tác trên chính mảnh đất quê hương mình thì họ lại “ấm ức”, họ sợ “gia đình chết

đói thì ai chịu trách nhiệm”. Cuộc sống đã thay đổi, đã độc lập tự do nhưng

người dân làng Hạ Vị dường như chưa thấy đó là cơ hội cho sự đổi đời. Căn nguyên của tất cả những lo sợ ấy là để duy trì miếng cơm manh áo cho mỗi người trong gia đình, bởi thế thay đổi họ cũng thật đơn giản: “Thành ra đầu cuộc họp là nỗi khổ, ấm ức, cuối cuộc họp đã là sự sung sướng thỏa mãn... Nếu được một lẻ gạo người nông dân có thể cho một thúng lời khen, huống hồ ngày mai mỗi nhân khẩu ít nhất cũng được mười cân thóc thì có thức suốt đêm nay

mà khen ông chủ tịch có thấm gì”. Những trang văn như thế, thực sự là những

trang văn được viết ra từ chính sự trải nghiệm máu thịt của mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 28)