Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 58)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.2.Thời gian nghệ thuật

Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, người viết nhận thấy Nguyễn Khắc Trường thường lựa chọn đêm tối làm thời điểm nhân vật thực hiện các hành động mang tính bước ngoặt.Thời gian đêm tối được chọn làm khung cảnh chính cho những câu chuyện kể về những sự kiện lịch sử diễn ra ở Giếng Chùa trong quá khứ và tới cả hiện tại. Chỉ tính đến những ngày đói giáp hạt mà câu chuyện xảy ra thì thời gian đêm tối cũng đã được Nguyễn Khắc Trường dùng tới 12 lần. Mà trong mỗi buổi đêm ấy, những âm mưu thôn tính, những nồng nàn hạnh phúc, những nước mắt khổ đau… của các nhân vật đan cài nhau tạo nên sự đa dạng trong điểm nhìn miêu tả của tác giả.Ví dụ:

“Quyết thế rồi, chập choạng tối ông Hàm đến nhà Thủ” [12, tr.64]

“Đã tối sờ sẫm. Xóm làng trở về tịch mịch” [12, tr.70]

“Đêm.

Bầu trời bùng bìu vá víu trong những đám mây lờm xờm tựa một tấm da thú bị thui nham nhở. Hôm nay là ngày cùng tháng kiệt, trăng bỏ trốn, chỉ còn những vì sao yếu ớt bị nuốt trong mây xám. Đêm càng mung lung, vừa bí

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

54

hiểm, vừa bồi hồi vẫy gọi.

Đêm chở che và đêm đồng lõa!” [12, tr.82]

Cứ như thế, thời gian đêm tối là sự thống lĩnh trong Mảnh đất lắm

người nhiều ma, nó lấn át cả ánh sáng ban ngày, ánh sáng của trăng sao. Các

phân đoạn mở đầu hay kết thúc trong tác phẩm cũng gắn liền với cảnh chiều tà, bóng tối. Và đặc trưng thời gian của tác phẩm là thời gian bóng đêm, hơn thế nữa “chúng lại thuộc về đêm cuối tháng không trăng sao, hoặc có trăng thì chỉ thấy hình hài kì dị, không bao giờ được miêu tả như cái đẹp vĩnh hằng

của thiên nhiên” [9, tr.133]. Đêm tối cuối tháng không trăng sao, hoặc có

trăng thì cũng là trăng khuyết, trăng hao mòn. Trăng ở đây không được miêu tả như vẻ đẹp của thiên nhiên. Trăng khuya đồng hành với tiếng cú rúc, với vẻ vắng lặng đầy bí hiểm: “Chênh chếch trên trời khuya, mảnh trăng khuyết hao

gầy vàng úa bơi trong sương mù”. Ngay cả khi miêu tả trăng phụ họa cho

tình yêu, song hành cùng bước chân của đôi bạn trẻ thì trăng vẫn không có được vẻ đẹp tự thân: “Trăng giữa tháng rời rợi, nhưng lối ngõ vẫn tối thẫm vì

những ngọn tre ngả rợp, ánh trăng lổ đổ chiếu qua kẽ lá…” Những sự biến

xảy ra trong truyện thường diễn ra vào ban đêm khi bóng tối bao phủ. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bóng đêm là thời gian của ma quỷ, hắc ám và đầy hiểm họa. Khi đêm xuống những bóng ma xuất hiện càng nhiều - thế giới kì ảo càng hiện hình rõ ràng, sắc nét. Ngày xưa, chính Quềnh đã đi chơi với ma trong đêm. Tiếp đến là cảnh đám ma cụ Cố Đại trong đêm. Vợ ông Phúc gặp “ma” hiện lên dưới bếp khi vào đêm cầu hồn cho bố chồng, nhưng hóa ra đó là “con ma người” đói khát: thằng Thó. Rồi chính thằng Thó và bà Đồ Ngật gặp con ma “áo cánh quần thâm, đầu tóc rũ rượi” ở lều lão Quềnh mà sau này ta biết đó là chị Bé. Cũng trong một đêm tối, bí thư Thủ và trưởng công an xã Cao đã bày ra trận bắt cóc giả buộc bà Son phải ra mặt chống ông

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

55

Phúc - người tình cũ và nay là kẻ thù của dòng họ nhà chồng. Bị cả hai phía dồn đẩy, sự kiện này giống như giọt nước làm tràn ly, khiến bà Son phải lao mình xuống sông giữa bóng đêm. Ma không chỉ xuất hiện khi đêm về, nó còn hiện diện giữa ánh bình minh mà cô Thống Biệu đã chứng kiến: “Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để chia ruộng khoán không? (…) Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những người thân ngồi đấy mà cấm có còn nhận ra ai nữa. Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao cái thấp lố nhố đầy nhà! Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra. Con nào cũng lành chanh lành chói mồm năm miệng mười, chả còn bùa đâu mà yểm cho xuể. Đấy, các người đừng có vội tí toét, ma nó vẫn ngủ gà ngủ

gật ở ngay trong lòng các người” [12, tr.14-15].

Bóng đêm còn đồng nghĩa với tâm địa đen tối của từng con người, những phe nhóm cánh hẩu, những “chi bộ gia đình”, những sự ăn chia thỏa thuận ngấm ngầm của các đối thủ. Đêm tối che giấu những tội ác của con người: “Đêm chở che và đêm đồng lõa”. “Đêm càng tối. Đêm giấu trong mình những việc làm của người đời mà ban ngày họ không đủ gan làm. Đêm

đồng lõa” [12, tr.93]. Tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã kết luận: “Thời gian đêm

tối là sự thống lĩnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, đồng thời nó lấn át ánh sáng của trăng sao, càng vượt qua, thậm chí triệt tiêu sự mô tả ánh bình

minh, mặt trời, nắng ấm rực rỡ, hoa nở, chim bay…”. Và trong khi khảo sát

không khí hắc ám, ngột ngạt của bóng tối trong tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn đã tìm ra một tầng giá trị khác của tiểu thuyết này: “Phải chăng ý nghĩa thanh lọc, khát khao hoàn thiện tính người, dứt bỏ bóng đêm ma quỷ mới chính là

thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc” [9, tr.135].

Thời gian trong Mảnh đất lắm người nhiều ma được cụ thể hóa khi gắn với tâm trạng nhân vật, gắn với hoàn cảnh. Thời gian vận động và buộc tính cách phải vận động theo. Trong tác phẩm, thời gian không diễn ra theo trật tự

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

56

tuyến tính mà có thể từ hiện tại, nhân vật hồi tưởng về quá khứ; có khi quá khứ, hiện tại cùng đồng hiện đan xen. Ông Hàm nhớ lại chuyện cụ tổ cách đây bốn đời của dòng họ Trịnh Bá đã giáp mặt và chịu ơn chúa sơn lâm như thế nào khi ông nhờ Thó đi đào mả bố kẻ thù; khi vớt xác bà Son dưới chỗ Vai Cày bờ sông lên, ông Phúc cũng quay trở về tình yêu đầu của mình theo dòng kí ức xen lẫn khổ đau… Thời gian và không gian tham gia tích cực vào quá trình phát triển nhân cách, mâu thuẫn xung đột đến cao trào. Những xung đột thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, dồn nén. Các sự kiện ma hiện hình ở bếp nhà ông Phúc, ông Hàm đi đào mả, bà Son gặp người tình… đều được thực hiện trong đêm tối, dưới lũy tre làng.

Ám ảnh trong tác phẩm là thời điểm diễn ra cái chết của bà Son. Sự việc này cũng được miêu tả vào thời điểm đêm tối khi mọi vật đang chìm trong giấc ngủ : “Đường tối nhờ nhờ như hư như thực giống y như lòng dạ

tâm trí bà Son lúc này, cứ lơ lửng như lạc vào chốn mê cung mê lộ nào”. Khi

bị làm nhục, bà “chạy như mê như mụ. Cánh đồng mờ mịt hơi sương (…) Đôi chân chạy như bị xui bị khiến. Có tiếng nước chảy ồ ồ phía trước. Bà Son hổn

hển lao tới, như đấy chính là nơi giải thoát duy nhất đang chờ đón” [12,

tr.264] . Và thật trùng hợp, nơi bà Son tự tử ấy chính là chỗ Vai Cày bờ sông - điểm hẹn hò lí tưởng của đôi tình nhân Phúc - Son ngày trẻ. Bài ca dao:

“Chiều tà dạo mát bờ sông - Thấy cái nón trắng mà không thấy người…” như

một lời tiền định nghiệt ngã cho số phận bất hạnh của nhân vật chính - bà Son. Cái nón trắng là tiền định cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh, kiếp người ở hiền nhưng không gặp lành.

Một loạt những tác phẩm viết về nông thôn thời kì đổi mới cũng lấy thời gian đêm tối làm nền cho nhân vật của mình thể hiện, bộc lộ tính cách; truyền tải ý đồ nhà văn. Đêm tối có khi là đồng minh, là bình phong che chở cho con người trong những cơn hoạn nạn. Đêm tối đã chở che cho Sài thoát

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

57

khỏi cơn thịnh nộ của ông đồ Nghiên khi nó dám chửi, đánh và đuổi vợ nó đi. Đêm tối đã làm lớn dậy sự nồng nàn của tình yêu giữa Sài và Hương, lãng quên đi cảm giác ngột ngạt ấm ức khi sống bên vợ - Tuyết. Trong Thủy hỏa

đạo tặc, Cản đã lợi dụng đêm đen để vừa cưỡng bức người đàn bà thủy chung

và liêm khiết như cô Luyến, vừa lấy chìa khóa nhà kho để ăn trộm thóc giống của hợp tác xã. Cái nhân cách của con người ấy thật thấp hèn và đáng khinh bỉ! Và con quỉ dữ Lẹp “nửa người nửa cá” cũng trong đêm tối, lợi dụng vị trí “cốt cán” của công cuộc cải cách mà hãm hiếp chị Cả Thuần - người phụ nữ góa chồng đã ba con, khiến chị đau đớn và nhục nhã đến chết giấc đi. Có thể thấy, việc lựa chọn dạng thức thời gian đêm tối trong tiểu thuyết thời kì đổi mới có sự gặp gỡ với thời gian trong tiểu thuyết hiện thực thời kì 1930 - 1945.

Tắt đèn của Ngô Tất Tố được mở đầu bằng thời gian tôi tối, và kết thúc vào

một đêm đen, đen như mực - như “cái tiền đồ của chị Dậu”.

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 58)