7. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình
Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng biện pháp tả như một phương thức nghệ thuật làm cụ thể hóa đối tượng đang đề cập. Sự miêu tả nhân vật trong
Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn
58
xã hội và một quan niệm sâu sắc, một tình điệu tha thiết với cuộc đời. Vì vậy, sự thể hiện của nhân vật được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời với kiểu loại nhân vật.
Có những nhân vật được tác giả chú ý miêu tả về ngoại hình như kiểu nhân vật kì ảo: ma nữ, cô Thống Biệu…; kiểu nhân vật tha hóa lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ hơn là khắc họa ngoại hình như Thủ, Hàm, Phúc…; nhân vật bi kịch được nhà văn khai thác ở đời sống nội tâm bên trong… tạo ra trong Mảnh đất lắm người nhiều ma một thế giới nhân vật sống động, vừa gần gũi với đời thường lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật thể hiện rõ nét nhất là qua xây dựng những chi tiết ngoại hình. Với nhân vật là ma, tác giả miêu tả chủ yếu thông qua hình dáng. Chẳng hạn khi miêu tả com ma nữ mê hoặc lão Quềnh thời trai trẻ, Nguyễn Khắc Trường viết: “tiếng một người con gái thì thầm, không rõ cô ả nói gì mà cứ dấp da dấp dính ra điều vui lắm (…), một người con gái trắng lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xõa, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, khồn sao nhìn rõ được. Chân đi nhẹ như lướt (…) đang chập chờn ở bên trái, chớp mắt một cái lại thấy cái bong đi bên phải cậu cả,
và rất nhanh đã hiện rõ lồ lộ một người đàn bà đẹp như tiên sa” [12, tr.10-
11]. Chỉ vài nét chấm phá về ngoại hình cũng như cử chỉ của con ma nữ, tác giả đã dụng được một bầu không khí u ám, vừa thực vừa hư, khiến câu chuyện về cậu cả Quỳnh li kì như chuyện trong Liêu Trai.
Dựng lên chân dung thứ hai trong câu chuyện là một nhân vật nửa người, nửa ma quái có cái tên rất lạ: cô Thống Biệu. Cô đã gần 90 tuổi, có cái dáng “đồng cô bóng cậu. Đi đứng ẹo ợt, nói giọng kim, râu ria chẳng có và ăn uống cũng như đàn bà con gái (…) “cô” sợ ớt, sợ tỏi, ưa của chua (…) bộ mặt nhỏ và nhọn như mặt chim (…) nước da mai mái (…) đi thõng thà thõng
Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn
59
dương”. Nhân hình cô Thống Biệu không giống với bất kì ai ở cái xóm Giếng Chùa. Xét về tuổi tác, cô là bậc cao niên, từng chứng kiến biết bao thay đổi của xóm làng nên có cái nhìn vô cùng tinh tế. Trên mảnh đất này chỉ có mình cô tiên đoán được sự hỗn loạn sắp diễn ra ở nơi làng quê bé nhỏ này nên sớm thoát tục vì bất lực. Cô Thống xuất hiện còn tạo ra sự kì ảo, ma quái và là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm trong truyện: “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! (…) Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu thấy hốt quá! Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! (…) Đấy, các người đừng có vội tí toét, ma nó vẫn ngủ gà ngủ gật ở ngay trong lòng các
người” [12, tr.14-15]. Những lời nói mang tính triết lí sâu sắc không phải
được thốt ra từ miệng của mấy ông Đảng viên nắm vững lí luận mà từ một thầy cúng - một con người tiêu biểu cho sự mê tín. Vào đêm cô giải phóng điện thờ, đem tất cả bát hương liệng xuống sông, cô Thống đã hiện rõ những nét mệt mỏi của tuổi già qua bao năm tháng chứng kiến sự đời đổi thay: “cô thống mở to cặp mắt bạc mờ trong bóng tối ném cái nhìn đầy hằn học (…) thở hắt ra, ngồi phệt xuống bờ cát, nhìn đăm đăm mặt sông tối thẫm (…) mấy sợi
tóc bạc lơ phơ (…) đã hiện nguyên hình là một phù thủy già” [12, tr.326]. Và
sau bao năm “ăn lộc thánh”, cô đã về chầu các ngài sau khi khẳng định lại một lần nữa: “Đấy, có đúng là ma sống đã nổi lên thì chẳng bùa ngải nào trị nổi, phải không nào? Bùa ngải chỉ yểm được ma chết, chứ ma sống thì chịu”
[12, tr.363]. Cô Thống chết chứng tỏ cái xấu, cái ác trong con người đang trỗi dậy, hoành hành làm điên đảo cuộc sống mà người như cô đã phải bất lực, phải tự nhận là hết phép. Nguyễn Khắc Trường đã thành công trong việc miêu tả ngoại hình và việc làm của cô Thống Biệu. Sống giữa cõi hư - thực, cái tốt - xấu, con người cần tạo ra một khoảng cách nhất định để nhìn nhận vấn đề,
Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn
60
nhìn nhận cuộc sống một cách thấu đáo hơn. Chiến thắng hoàn cảnh trước tiên là tự mình xua đi bóng ma đang ngự trị trong lòng con người.
Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, có những nhân vật kì ảo hiện ra qua những khuôn mặt không nói là dị dạng thì cũng rất khác lạ như nhân vật ông Hàm, vợ Phúc, thằng Đãi… Bà Dần vợ ông Phúc được miêu tả gọn trong câu “khô chân gân mặt”. Bà thua kém hẳn chồng về nhan sắc với hàm răng đen hạt na, tóc vấn trần, người cao và gầy, gương mặt thì gồ gồ sống trâu. Ấn tượng về bà trong tiểu thuyết này chính là bài chửi có bài bản với giọng điệu nanh nọc chua ngoa. Hay thằng Đãi - bạn cùng lớp với cái Hoa cũng là một ví dụ về nhân dạng khác lạ. Nó được miêu tả với nước da “đen”
và người “rắn như củ tam thất”, “hai con mắt lồi như mắt cua (…) cái cằm nhọn và mỏng vẹt”.
Nhân vật Hàm “thọt” là loại nhân vật tiêu cực mà việc miêu tả ngoại hình không được chú trọng bằng hành động và diễn biến tâm lí. Bằng những nét vẽ khái quát nhất, nhà văn đã cho bạn đọc hình dung đôi nét về nhân vật Hàm: “Ông tuy xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấu, chân tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn. Cái tài ẩn vào trong, khi cần mới ló ra ngoài. Như đôi tay ông, với những ngón to, đầu tù, thô tháp, nhưng đấy
là đôi tay vàng” [12, tr.61]. Đại diện cho tuyến nhân vật tha hóa trong Mảnh
đất lắm người nhiều ma, ngoài ông Hàm còn có Thủ, Phúc… Người em trai
ông Hàm có ngoại hình khác hẳn với anh, Thủ “có mã, cao ráo trắng trẻo”
nhưng ẩn bên trong bề ngoài sáng sủa đó là một kẻ thâm độc, xảo quyệt, không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Vì lợi ích cá nhân, Thủ đã giẫm đạp lên bao con người thấp cổ bé họng; và cũng chính hắn đã gián tiếp đẩy bà Son - chị dâu mình phải tự tử. Thủ là người ngoài mặt nhẹ nhàng, ngọt ngào, nhưng bên trong lại cực kỳ âm mưu, và các tình tiết chính của câu chuyện có liên quan đến các âm mưu của Thủ trong việc tranh giành quyền
Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn
61
lực chính trị, đấu đá trong làng. Đối địch với anh em Hàm, Thủ là Vũ Đình Phúc - mối tình thời trẻ của bà Son. Phúc được Nguyễn Khắc Trường tả rất khái quát là “mặt vuông da trắng”, “cặp mắt ba góc” và có bộ óc thông minh của một ông giáo đã nghỉ hưu, từng làm chủ nhiệm hợp tác xã. Nhìn chung, những nhân vật tha hóa không được nhà văn chú trọng miêu tả ngoại hình mà tập trung vào suy nghĩ, hành động. Những nét vẽ sơ lược nhân hình chỉ đóng vai trò là yếu tố phụ trợ cho tính cách nhân vật mà thôi. Bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Khắc Trường đã gửi gắm vào cuộc đời những chân dung nhân vật tha hóa vừa có đường nét gân guốc sắc cạnh, giàu chất tạo hình, vừa có tầm khái quát cao. Những nhân vật mang đậm dấu ấn của nhà văn. Những nhân vật ấy gắn bó mật thiết với thời họ sống và còn để lại không ít dư âm trong lòng thế hệ bạn đọc. Xây dựng nhân vật tha hóa, Nguyễn Khắc Trường muốn phơi bày tất cả những mặt trái của cuộc sống con người trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh, buộc con người phải suy nghĩ để có thái độ sống đúng đắn trước những thay đổi của cuộc sống, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự chi phối của đồng tiền.
Đôi vợ chồng Hàm - Son là sự đối nghịch trên mọi phương diện mà ngay từ ngoại hình người đọc đã dễ dàng nhận ra. Đối ngược với người chồng xấu xí là bà Son “sắc nước hương trời” vào loại bậc nhất làng Giếng Chùa thời còn con gái: “Hồi ấy, cô Son đẹp nhất làng. Mặt hoa da phấn, thắt đáy lưng ong. Đi một bước là có người theo một bước. Nhưng chưa có anh nào lọt
được vào cặp mắt lá răm vừa đen vừa sắc của cô” [12, tr.78]. Đáng lẽ cuộc
đời người con gái này phải được hưởng những gì tốt đẹp nhất nhưng hoàn cảnh trớ trêu đã xô đẩy bà vào bi kịch gia đình. Lỡ dở trong tình yêu với ông Phúc, bà Son về làm vợ ông Hàm và chấp nhận cuộc sống tôi đòi do chồng bà không tha thứ cho lỗi lầm trước kia của bà. Sự đối nghịch trong ngoại hình
Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn
62
của hai người khiến dân làng lan truyền câu hát đố như sau: “Vợ thì tươi tắn
như hoa, chồng thì nhăn nhó chẳng ma nào nhìn”. Đến khi ngoài năm mươi,
bà Son “vẫn giữ được dáng người gọn gàng cân đối. Tóc vẫn dầy, nước da nhỏ mịn vẫn trắng. Khuôn mặt trái xoan được được điểm thêm cặp mắt lá
răm và cái miệng tươi, khi cười còn trẻ lắm” [12, tr.72]. Tuy sống trong gia
đình khá giả nhưng bà Son không một ngày nào được sống ngẩng cao đầu, chỉ lẳng lặng cúi đầu làm theo những gì mà “ông lãnh chúa” là chồng sai bảo. Cuộc đời bà thật đúng với câu “hồng nhan bạc phận”. Kết thúc số phận nghiệt ngã tại chính nơi chứng kiến cuộc tình đẹp đẽ thời son trẻ: “Bàn tay co quắp răn rúm. Cái miệng méo đi. Hai con mắt bạc nhợt ngâm trong nước vẫn mở trừng ra, như cũng kinh hãi về cái chết của chính mình. Mái tóc dài xổ tung, cuốn lỏa tỏa trong nước như đang run rẩy, run rẩy (…) đôi mắt (…) không
khép lại được, vẫn mở lom lom như còn đầy ai oán, nuối tiếc” [12, tr.278-
279]. Cái chết của bà Son là kết cục hiển nhiên cho thân phận vô tội bị biến thành nạn nhân trong cuộc chiến của hai dòng họ. Bà là điển hình cho kiểu nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết này.
Ba kiểu nhân vật tiêu biểu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma được nhà văn phân định rõ ràng khi xây dựng những chi tiết ngoại hình để từ đó làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của mình. Ngoài ra, trong tác phẩm còn rất nhiều những chân dung của những con người có thể là nạn nhân của cuộc chiến giữa hai dòng họ, hay là người đại diện cho những cái mới, cái tiến bộ của xã hội... Có thể kể ra đây rất nhiều chân dung: Lão Quềnh gây ám ảnh cho người đọc bởi cái chết đáng sợ với hai lần bị chôn thì có dáng “to, xù xì như gấu” của một người sống bằng sức vóc của bản thân. Quàng “người nhỏ thó trông lụt cụt và khôn ngoan như con cò lửa”. Thằng Thó “người nhỏ loắt
choắt” rất hợp với “nghề nghiệp” của mình. Chị Luyến vợ Thủ có “dáng
Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn
63
da bánh mật (…) mặt rỗ hoa” với chiến thuật “buông để nắm” đã giữ chân
được ông chồng vốn có tính đào hoa. Chị Bé được tả là “người đàn bà tuổi dòng dòng. Cao và gầy. Hốc hác và lôi thôi. Nhưng chân tay lại rất nhanh (…) một bên gò má nhô lên. Cạnh đấy một nốt ruồi to như hạt đậu đen làm tối
cả khuôn mặt” đang tìm mọi cách leo lên vị trí bà chủ trong gia đình trưởng
họ Trịnh. Tiêu biểu cho lớp người có tư tưởng tiến bộ trước hết là Tùng có
“khuôn mặt vuông chữ điền với nước da bánh mật”; cô Đào “được tiếng là
xinh đẹp nhất nhì xóm Giếng Chùa (…) mau mắn cả mồm miệng lẫn chân tay”; trung tá Chỉnh “gầy rộc đi, khuôn mặt vốn thon nhỏ của ông giờ càng
hóp lại, cái cằm tối đen những râu”… Và còn rất nhiều, rất nhiều những chân
dung nữa mà khi đọc lên chúng ta thấy thân quen như đã từng gặp mặt đâu đó. Bằng tài năng điêu luyện cũng như vốn sống phong phú, những con người trong đời thường đã đi vào tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường một cách tự nhiên như nó vốn có.