Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 53)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.1.Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Nó gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan của nghệ sĩ. Có không gian vật thể và không gian tâm tưởng. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm, các ngôn ngữ tượng trưng mà cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học.

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

49

các chi tiết li kì, hấp dẫn. Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kì đổi mới. Bối cảnh câu chuyện là thời điểm xóm Giếng Chùa những ngày đói giáp hạt: “Không dè cái đói giáp hạt này lại có đủ móng vuốt nhảy sổ cả vào xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái

sang cái giàu toàn xã” [12, tr.5]. Đây là thời điểm điển hình nhất ở nông thôn

Việt Nam mà Nguyễn Khắc Trường và các nhà văn đi trước làm nền cho các nhân vật hoạt động và phát tiển tính cách.

Không gian trong truyện là làng Giếng Chùa với những đặc điểm cụ thể về địa lí:“tính từ phía bắc xuống là địa danh cuối cùng của đất trung du. Có đủ sông ngòi, đồi sim, ruộng lúa. Làng vẫn còn khung cổng tiền cổng hậu như

hai ụ súng ở đầu bắc và đầu nam” [12, tr.5]. Qua lối miêu tả của tác giả, nhìn

bề ngoài chúng ta thấy rất bình thường, nhưng đọc kĩ lại thấy không gian của xóm Giếng Chùa có cái gì đó khép kín, như một ranh giới bất khả xâm phạm. Xóm Giếng Chùa còn được thầy địa lí bảo là ở vào cái thế “có vượng nhưng

nghịch” mà từ xửa xưa đã có câu ca: “Ai may được ngọc giếng Chùa, rủi ai

núi Bụt thả bùa ma trêu”. Như vậy, có thể thấy núi Bụt và giếng Chùa là hai

nơi mang tính chất thiêng liêng đối với dân làng Giếng Chùa. Riêng núi Bụt thì gần như là một nơi cấm kị bởi nó gắn với những câu chuyện về ma. Ngày xưa núi Bụt “rậm um tùm”, “trong núi có hổ, báo, vượn trắng, trăn gió, rắn

đầu vuông có mào đỏ chon chót như màu gà, và đặc biệt nhiều ma”. Có ma

đàn ông “dáng đi lại ve vẩy như đàn bà trông chậm mà không tài nào theo kịp, gọi mãi người ấy mới quay lại, thì thấy mặt trắng như nặn bằng phấn, miệng bỗng nhe ra cười khanh khách, cười liền một hơi không dứt, hơi phả ra

lạnh toát…”. Lại có ma đàn bà “hát ru con lơ lửng phía trên đầu rừng”, “tóc

xõa phủ kín mặt, tay ôm cái bọc trắng toát vừa nhún cành si rung tít như đưa

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

50

ma hiện hồn về được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên không gian bí ẩn, đầy âm khí ở làng Giếng Chùa. Ở làng này, dường như ngoài không gian sinh hoạt của con người còn có không gian riêng dành cho ma quỷ trú ngụ. Nhưng rồi theo thời gian, núi ông Bụt không còn là nơi bất khả xâm phạm nữa. Nó bị phạt trụi để lấy gỗ, bị đào bới để tìm đá ong, lấy đất sét nung gạch. Tất cả là để phục vụ cho nhu cầu của dân làng, ngay cả cái giếng Chùa thì cũng cạn ráo. Phải chăng con người đã mắc sai lầm khi động chạm đến thần linh, ma quỷ? Cho nên yêu ma không còn nơi trú ngụ khi mọi thứ đã bị dàn đều trên một mặt phẳng. Ma tràn vào làng, trà trộn biến hóa đủ hình, đủ loại, sống nhởn nhơ giữa cõi người.

Không gian kì ảo điển hình nhất trong cuốn tiểu thuyết này là khung cảnh diễn ra các câu chuyện cậu cả Quỳnh hẹn hò với ma, cụ tổ dòng họ Trịnh Bá bị ông ba mươi vồ nhầm, chuyện bà Son bị bức tử. Ngày ấy cậu cả Quỳnh mới mười bảy tuổi, tối nào cũng đi một lúc lâu mới về. Thấy lạ, ông bố hỏi, cậu không nói khiến ông bố tò mò bám theo thì chứng kiến một hiện tượng lạ: “đôi tình nhân đã dìu nhau từ gốc si đi ra; và, tức thì một đàn đom đóm bỗng từ đâu túa dậy, con nào con nấy to khác thường. Chúng cùng chớp cánh một lúc, khiến cả khoảng không sáng rực lên như thắp đèn. Trong quầng sáng quái đản đó, ông bố đã nhìn thấy một người con gái trắng lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xõa, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được. Chân đi nhẹ như lướt. Ông bố chớp mắt, định thần để nhìn cho rõ thì lại thấy người con gái kia chỉ là một cái bóng trắng, một

hình người chứ không phải người”. Cảnh tượng ấy khiến cho ông bố phải thét

lên: “Ma!”.Bối cảnh vừa thực vừa hư, vừa giống vừa không giống Liêu Trai. Sau sự việc này, cậu Quỳnh ốm thập tử nhất sinh rồi khỏi nhưng cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, lúc nhớ lúc không. Và cái tên Quềnh cũng từ đó mà có… Lịch sử cuộc đời của Quềnh chính là lịch sử gắn liền với những huyền thoại về ma

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

51

quỷ của làng Giếng Chùa, của tín niệm về sự tồn tại của một thế giới siêu hình mang tính chất thiêng liêng, mà càng về sau tín niệm ấy càng bị lợi dụng vào những mục đích cá nhân bất chính. Vậy là Nguyễn Khắc Trường đã tạo nên một không gian kì ảo cho giai thoại về lão Quềnh để góp phần lí giải số phận bi thương của nhân vật.

Câu chuyện về nguồn gốc bức truyền thần họa một ông ba mươi trên bàn thờ nhà ông Hàm còn gắn với một bối cảnh li kì hơn nữa. Cụ kị ông Hàm một lần cứu chúa sơn lâm bị đá kẹp chân đã được hổ mang ơn. Song vì đền ơn và do nhầm lẫn mà hổ đã giết chết ân nhân của mình vào một đêm mưa gió, sấm chớp ầm ầm. Điều lạ kì là chú hổ ấy rất có “tình người”. Sau khi nhận ra sai lầm, hổ “lăn lộn, đập đầu vào đá, rống lên gào thét”. Hổ đào hố chôn người. Liên tục ba ngày sau, cứ nửa đêm hổ thọt lại “càm một con cá đến trước mộ, đập đuôi bình bịch xuống đất, dựng đứng người đi bằng hai

chân sau đến đầu mộ, miệng tru lên thống thiết về lỗi lầm của mình” [12,

tr.76]. Câu chuyện kì lạ khắc sâu mối thù truyền kiếp trong lòng ông Hàm và thôi thúc ông nhanh chóng trả thù tình địch bằng những việc làm táng tận lương tâm.

Cần phải nói rằng, mặc dù mang tính kì ảo, nhưng không gian trong tiểu thuyết này không phải là không gian theo mô típ hoàng tộc, triều đình phong kiến như Việt điện u linh tập (Lí Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh - Kiều Phú), hay Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)… Nó gắn với một làng quê cụ thể (Giếng Chùa) song cũng là bất cứ làng quê Việt Nam nào. Không gian làng quê bé nhỏ ấy đã chật hẹp lại ngột ngạt hơn trong cái đói cộng với cái bức bối của cuộc tranh chấp quyền lực diễn ra gay gắt giữa những người đang nắm quyền cao nhất xã. Không gian chứa đầy ắp những sự kiện, biến cố, con người và những bóng ma như bị dồn nén đến đặc sánh lại. Trên nền không gian ấy, các nhân vật luôn có sự cọ sát trong phạm vi một

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52

làng (sự đối địch của hai dòng họ Trịnh - Vũ) hay trong nội bộ một gia đình (bà Son - ông Hàm)… Trên mảnh đất lắm người nhiều ma ấy, ở đâu cũng thấy dấu vết của sự thù hằn, chết chóc, ma quỷ hiện hình.

Bên cạnh những không gian xã hội ấy, Nguyễn Khắc Trường chú trọng mô tả không gian thiên nhiên. Đó là không gian có thực, vốn có, mang hồn cốt làng quê Việt Nam. Nếu như không gian xã hội là bối cảnh chính để nhân vật sống, hoạt động, bộc lộ tính cách và số phận của mình thì không gian thiên nhiên đóng vai trò là nền cảnh. Thiên nhiên trong Mảnh đất lắm người

nhiều ma là thiên nhiên đầy khắc nghiệt, trắc trở; thiên nhiên thử thách con

người. Cái sự nghiệt ngã của đói nghèo không chỉ nhìn thấy trong đời sống của người dân mà còn bao trùm lên cả thiên nhiên cảnh vật. Đồng thời chính sự khắc nghiệt và thất thường của thời tiết cũng góp phần gây nên sự khốn khó trong đời sống vật chất của người dân nông thôn Việt Nam. Chỉ với cái đói giáp hạt mà gây ra cho cả cái xóm “vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã” cũng phải “đói vàng mắt”. Cảnh đói nghèo đã len lỏi vào từng nếp nhà và bao trùm lên toàn bộ cảnh vật nơi đây: “Đường làng đầy rác rưởi và phân trâu phân bò. Đàn nhặng xanh bay đứng yên tại chỗ như những cái dấu chấm đen giữa thinh không dọc lối đi. Nắng đầu hạ đã lên một lúc lâu mà làng xóm vẫn trễ nải như còn gà gật. Gió thổi vu vơ trên những lùm tre vàng

xác, càng khiến những ngõ làng trống vắng đến ngẩn ngơ” [12, tr.8].

Không gian trong Mảnh đất lắm người nhiều ma còn gắn liền với các cuộc họp. Nguyễn Khắc Trường đã phát hiện và thể hiện rất sinh động các cuộc họp diễn ra với muôn hình muôn dạng như là sự lạm phát các cuộc họp. Đủ các cuộc họp ở mọi mức độ, cấp độ: họp to, họp nhỏ; họp kín, họp công khai; họp xóm, họp chi bộ, họp gia đình. Từ những cuộc họp “vĩ mô” với đông đủ dân làng, với sự góp mặt của các nhân vật “tai to mặt lớn” trong làng ngoài xã, thảo luận những vấn đề trọng đại; tới những cuộc họp “vi mô” chỉ

Nguyễn Thị Phương Hoa K33B Khoa Ngữ văn

53

thầm thì giữa hai người trong gia đình. Tính chất các cuộc họp này là từ trang nghiêm đến thân mật, suồng sã; có khi chi bộ thảo nghị quyết chưa xong thì quần chúng đã biết tuốt. Trong số đó, họp gia đình, họp dòng họ là quan trọng nhất với đủ các âm mưu được bày đặt. Điều đặc biệt là những cái chết được xen lẫn, đặt lồng trong bối cảnh các cuộc họp. Họp là hình thức sinh hoạt mới trong làng xã. Với làng Giếng Chùa, các cuộc họp vẫn chưa tạo ra tính chất mới mẻ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Mặt khác, nếu như trong đêm tối những bóng ma lộng hành đe dọa, quấy nhiễu con người thì ban ngày, trong các cuộc họp, những con “ma người” đang che giấu móng vuốt hãm hại, trả thù nhau thông qua những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, tàn bạo.

Một phần của tài liệu Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường (Trang 53)