- Áp dụng lãi suất thả nổi: ngân hàng hiện đang cho vay với lãi suất thả nổi 3 tháng điều chỉnh một lần đối với ngắn hạn và 6 tháng điều chỉnh một lần đối với trung và dài hạn. Trong khi đó thì hầu hết các khoản huy động vốn đều áp dụng lãi suất cố định vì đa số ngƣời dân đi gửi tiền đều muốn có đƣợc một mức thu nhập ổn định trong tƣơng lai nên họ thƣờng thích gửi với lãi suất cố định. Do đó Agribank Mỹ Xuyên cần tăng cƣờng các nguồn huy động vốn với lãi suất thả nổi. Khi lãi suất hai đầu đều đƣợc thả nổi thì rủi ro lãi suất của ngân hàng sẽ chuyển về phía khách hàng. Hiện nay Agribank đã có những sản phẩm huy động với lãi suất thả nổi nhƣ: tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất thả nổi, tiết kiệm học đƣờng có lãi suất đƣợc điều chỉnh khi lãi suất thị trƣờng thay đổi,… Do đó, Agribank Mỹ Xuyên cần tích cực triển khai và đẩy mạnh các sản phẩm tiết kiệm này bằng cách tƣ vấn cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền mà chƣa biết sẽ gửi với hình thức nào, các nhân viên ngân
hàng cần thƣờng xuyên đi huy động vốn, có thể hƣớng vào các gia đình có con em đang đi học để tăng tiết kiệm học đƣờng,…
- Ngày càng đa dạng thêm các nghiệp vụ, tăng cƣờng các khoản thu từ dịch vụ và các khoản thu khác nhằm tăng tỷ trọng của các hoạt động không chịu sự tác động của lãi suất thì khi đó lãi suất trên thị trƣờng có thay đổi thì ngân hàng cũng ít bị tác động hơn.
- Tăng cƣờng đào tạo cho nhân viên có thêm nhiều sự hiểu biết về rủi ro lãi suất, đồng thời hoàn thiện các trang thiết bị để phục vụ cho việc dự báo lãi suất để từ đó nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro lãi suất, giảm thiệt hại cho ngân hàng.
Với những giải pháp nên ra ở trên thì ngân hàng cần phải căn cứ khả năng của mình để có sự lựa chọn cho phù hợp nhất với ngân hàng.
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình hoạt động của mình từ khi thành lập đến nay thì Agribank Mỹ Xuyên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện nhà nói riêng và cũng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo nông thôn của cả tỉnh Sóc Trăng nói chung. Và để tiếp tục phát huy vai trò đó của mình thì ngân hàng cần phải ngày một phát triển hơn nữa để mở rộng quy mô đầu tƣ, cung ứng vốn cho những ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp đang có nhu cầu để mở rộng sản xuất.
Để làm đƣợc điều đó thì đòi hỏi ngân hàng phải quản trị tốt các loại rủi ro bởi vì với đặc thù kinh doanh của mình là “đi vay để cho vay” thì việc đối mặt với nhiều loại rủi ro là điều mà các ngân hàng thƣơng mại không thể tránh khỏi và Agribank Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ. Ngoài rủi ro lớn nhất là rủi ro tín dụng thì trong hoàn cảnh lãi suất thị trƣờng biến đổi liên tục nhƣ hiện nay thì rủi ro lãi suất cũng đang ngày càng thể hiện mức độ ảnh hƣởng của nó đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và đang đƣợc các ngân hàng quan tâm. Do chỉ là một chi nhánh của Agribank Tỉnh Sóc Trăng nên Agribank Mỹ Xuyên chủ yếu chỉ chú trọng quản trị rủi ro tín dụng mà chƣa có sự quan tâm đúng mức tới rủi ro lãi suất, qua những phân tích và đánh giá ở các phần trên thì ta thấy rủi ro lãi suất của ngân hàng trong giai đoạn 2010- 6/2013 đã tăng lên và ảnh hƣởng theo hƣớng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Điển hình là ở cuối tháng 6 năm 2013 ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm tài sản với khe hở nhạy cảm tƣơng đối lớn, có nghĩa là khi lãi suất thị trƣờng giảm sẽ ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận của ngân hàng và theo dự báo thì lãi suất có xu hƣớng giảm nữa trong giai đoạn tiếp theo nên sẽ rất bất lợi cho ngân hàng.
Thấy đƣợc sự bất lợi đó nên bài viết đã đƣa ra một số các giải pháp mà Agribank Mỹ Xuyên có thể áp dụng ngay để có thể tạm thời thu hẹp khe hở này và một số giải pháp dài hạn hơn để nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Hy vọng các giải pháp này có thể giúp ích cho ngân hàng trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Tƣ, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài Chính.
2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Nguyễn Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình Quản trị ngân
hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phan Thị Cúc, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
6. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
7. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương
mại. Đại học Cần Thơ.
8. Huy Thắng (2013). Lãi suất bình quân có thể giảm tới 3-4%. <http://www.vcci.com.vn/dau-tu-tai-chinh/20130731104712270/lai-suat-binh- quan-co-the-giam-toi-34.htm>. [Ngày truy cập: 1 tháng 10 năm 2013]
9. Lãi suất.vn (2011). Ngân hàng – Tài chính Việt Nam 52 tuần “sóng gió”. <http://diendan.laisuat.vn/bai-viet/Ngan-hang---tai-chinh-Viet-Nam-52-tuan- %E2%80%9Csong-gio%E2%80%9D-4202.aspx>. [Ngày truy cập: 28 tháng 08 năm 2013]
10. Nguyễn Sơn (2013). BSC dự báo lãi suất huy động năm 2013 sẽ giảm về mức 7-8%. <http://kinhte24h.com/view-gh/55/98710/>. [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2013]
11. Quan Cảnh (2013). Đƣờng cong lãi suất đã đƣợc hình thành. <http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-duong-cong-lai-suat-da-duoc-hinh-