còn tùy thuộc vào sự biến động của NVNCLS. Do đó ở phần tiếp theo ta sẽ đi vào phân tích tình hình biến động của NVNCLS để từ đó có cái nhìn rõ nét hơn về tình trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
4.2.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng suất của Ngân hàng
Ngân hàng vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay nên khi lãi suất thay đổi thì ngân hàng phải chịu rủi ro ở cả hai phía tài sản có và tài sản nợ. Ở phần trên ta đã phân tích đƣợc một phía, đó là tình hình TSNCLS của ngân hàng nên ở phần này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu phía còn lại là tình hình biến động của NVNCLS qua các năm. TSNCLS tăng trƣởng liên tục, vậy thì NVNCLS có biến động cùng chiều nhƣ vậy hay không ta sẽ tìm hiểu bảng sau.
Bảng 4.11 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012
ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011
Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của
Kho bạc 3.090 6.551 5.212 3.461 112,01 (1.339) (20,44) 2. Tiền gửi của
khách hàng cá nhân 85.794 109.495 127.414 23.701 27,63 17.919 16,37 3. Tiền gửi của tổ
chức kinh tế 3.187 10.076 17.738 6.889 216,16 7.662 76,04 4. Phát hành GTCG 17.000 16.123 20.595 (877) (5,16) 4.472 27,74 5. VĐC 37.976 55.650 46.898 17.674 46,54 (8.752) (15,73)
NVNCLS 147.047 197.895 217.857 50.848 34,58 19.962 10,09
Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên
Xét về tỷ trọng thì ở 2 năm 2010 và 2011 thì NVNCLS chiếm trên 90% tổng nguồn vốn nhƣng bƣớc sang giai đoạn tiếp theo nó chỉ chiếm khoảng 70-80%. Bởi vì lãi suất trên thị trƣờng giai đoạn từ 2012-6/2013 có chiều hƣớng biến động là giảm liên tục nên ngƣời dân đã tăng cƣờng gửi tiền với kỳ hạn dài để đối phó với sự sụt giảm này. Họ sợ nếu gửi tiền với kỳ hạn
ngắn thì khi tái đầu tƣ mà lãi suất giảm sẽ làm cho thu nhập bị giảm, do đó tỷ trọng của tiền gửi trên 12 tháng tăng lên.
Xét về cơ cấu NVNCLS ta thấy: chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân (chiếm trên 50% NVNCLS ), còn lại là tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của Kho bạc, phát hành GTCG ngắn hạn và VĐC.
Xét về tốc độ tăng trƣởng: NVNCLS tăng dần qua các năm nhƣng lại có xu hƣớng bị sụt giảm vào giữa năm. Tốc độ tăng của nó thì chậm hơn so với tốc độ tăng của TSNCLS. Năm 2011, 2012 và 6/2013 tăng trƣởng lần lƣợt là 34,58%; 10,09%; 17,97% so với cùng kỳ năm trƣớc. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào xem xét sự biến động của từng khoản mục.
Bảng 4.12 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013
ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6th 2012 6th 2013 6
th 2013-6th 2012 Số tiền % 1. Tiền gửi của Kho bạc 6.030 7.400 1.370 22,72 2. Tiền gửi của khách
hàng cá nhân 119.922 132.940 13.018 10,86
3. Tiền gửi của tổ chức
kinh tế 19.750 28.008 8.258 41,81
4. Phát hành GTCG 18.200 25.000 6.800 37,36
NVNCLS 163.902 193.348 29.446 17,97
Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên
- Tiền gửi của Kho bạc: vì tiền gửi của Kho bạc vào Agribank Mỹ Xuyên là tiền gửi không kỳ hạn nên toàn bộ khoản mục này đƣợc đƣa vào NVNCLS. Từ năm 2010 đến 2011 thì khoản mục này tăng 3.461 triệu đồng nhƣng đến năm 2012 lại bị giảm xuống, cuối tháng 6/2013 thì tăng 1.370 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Qua đó ta thấy tiền gửi của Kho bạc vào ngân hàng là không ổn định và nó lại là tiền gửi không kỳ hạn nên nó cũng không mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
- Tiền gửi nhạy cảm lãi suất của khách hàng cá nhân bao gồm số dƣ trong tài khoản ATM đƣợc lãnh lãi dƣới hình thức không kỳ hạn, tiền gửi tiệt kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, một phần tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng nhƣng sắp đáo hạn. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ từ 3-4% vì theo thói quen của ngƣời dân trong huyện thì việc thanh toán qua ngân hàng là chƣa cao, ngƣời dân vẫn coi tiền mặt là công cụ thanh toán chính cho mọi giao dịch. Còn lại chiếm hơn 90% đó là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, trong giai đoạn này thì nó tăng trƣởng liên tục
nhƣng với tốc độ không đều nhau. Trong đó tăng trƣởng cao nhất là năm 2011 với mức tăng 22.986 triệu đồng tƣơng đƣơng 27,97%, vì trong năm 2011 với tình hình biến động mạnh của lãi suất thì ngƣời dân sẽ ƣu tiên lựa chọn các kỳ hạn ngắn với hy vọng có thể nhanh chóng tái đầu tƣ với mức lãi suất cao làm tăng thu nhập. Nhƣng sang giai đoạn tiếp theo thì xu hƣớng lãi suất đã biến động ngƣợc lại nên nếu số tiền nhàn rỗi tạm thời không cần sử dụng tới trong một thời gian dài thì ngƣời dân sẽ ƣu tiên gửi với kỳ hạn trên 12 tháng với lãi suất cố định để đối phó lại sự sụt giảm này của lãi suất nên làm cho tốc độ tăng trƣởng của khoản mục này giảm dần.
- Ngƣợc lại với khách hàng cá nhân, trong cơ cấu tiền gửi nhạy cảm lãi suất của tổ chức kinh tế thì tiền gửi không kỳ hạn lại chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì các doanh nhiệp thƣờng xuyên phải trả tiền hàng hóa, dịch vụ cho nhau nên thƣờng họ luôn có sẵn một khoản tiền gửi dƣới hình thức không kỳ hạn để sử dụng các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp. Họ gửi tiền ở đây chủ yếu để hƣởng các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng cung cấp chứ không phải vì mục đích hƣởng lãi. Trong giai đoạn này thì tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng trƣởng liên tục từ 3.187 triệu đồng năm 2010 đến năm 2011 đã tăng lên gấp hơn 3 lần (đạt 10.076 triệu đồng) và sang năm 2012 lại tăng thêm 7.738 triệu đồng nữa so với năm 2011. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp ở các huyện, các tỉnh khác và họ đã dần xem ngân hàng nhƣ là một kênh thanh toán chính chứ không trực tiếp trả tiền mặt cho nhau nhƣ trƣớc đây nữa.
- Do các GTCG mà ngân hàng phát hành đều có kỳ hạn ngắn nên nó đƣợc đƣa hết vào NVNCLS. Trong giai đoạn này thì phát hành GTCG chỉ bị giảm nhẹ ở năm đầu tiên nhƣng sau đó đã liên tục tăng ở những năm tiếp theo do ngân hàng đã tăng cƣờng những chƣơng trình dự thƣởng vào các đợt phát hành này. Cụ thể là năm 2012 với hai chƣơng trình phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thƣởng là “Mừng xuân Nhâm Thìn” và “Mùa vàng trên quê hƣơng” và một đợt phát hành kỳ phiếu “Kỳ phiếu dự thƣởng 2012” với hàng loạt các giải thƣởng hấp dẫn thì đã đánh trúng vào tâm lý cầu may của ngƣời dân làm cho khoản mục này tăng 4.472 triệu đồng – tƣơng đƣơng 27,74% so với năm 2011. Thấy đƣợc kết quả tích cực đó nên sang 6 tháng đầu năm 2013 lại tổ chức thêm đợt “Chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng ngắn hạn năm 2013” nên đã giúp ngân hàng huy động thêm một số vốn khá lớn. Mặt khác đây là khoản tiền mà bắt buộc khách hàng không đƣợc rút trƣớc hạn nên ngân hàng có thể yên tâm đem đầu tƣ sinh lời với mức kỳ hạn tƣơng ứng mà không cần lo khách hàng rút tiền trƣớc hạn.
- VĐC thì ta đã phân tích ở phần tình hình nguồn vốn của ngân hàng nên ở đây không phân tích lại.
Ở phần trên ta đã phân tích tỷ trọng cũng nhƣ tình hình biến động của các khoản mục cấu thành nên NVNCLS nhƣng ứng với các khoảng thời gian còn lại khác nhau thì mỗi khoản mục sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau. Ở phần này ta sẽ chia nó ra ứng với từng kỳ hạn đặt lại lãi suất cụ thể để thấy đƣợc khoản mục nào đang nhạy cảm nhiều, khoản mục nào ít nhạy cảm hơn khi lãi suất thị trƣờng thay đổi.
Bảng 4.13 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất giai đoạn 2010-2012
ĐVT: triệu đồng Khoản mục Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng 2010
- Tiền gửi của
Kho bạc 3.090 0 0 0 3.090
- Tiền gửi của
khách hàng cá nhân 41.295 14.251 22.139 8.109 85.794 - Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 3.187 0 0 0 3.187 - Phát hành GTCG 6.560 4.985 3.872 1.583 17.000
- VĐC 37.976 0 0 0 37.976
NVNCLS 92.108 19.236 26.011 9.692 147.047
2011
- Tiền gửi của
Kho bạc 6.551 0 0 0 6.551
- Tiền gửi của
khách hàng cá nhân 49.924 29.630 20.765 9.176 109.495 - Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 7.963 2.113 0 0 10.076 - Phát hành GTCG 8.725 3.372 2.946 1.080 16.123
- VĐC 55.650 0 0 0 55.650
NVNCLS 128.813 35.115 23.711 10.256 197.895
2012
- Tiền gửi của
Kho bạc 5.212 0 0 0 5.212
- Tiền gửi của
khách hàng cá nhân 43.454 30.565 24.521 28.874 127.414 - Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 13.042 3.966 730 0 17.738 - Phát hành GTCG 5.974 5.236 2.660 6.725 20.595
- VĐC 46.898 0 0 0 46.898
NVNCLS 114.580 39.767 27.911 35.599 217.857
- Thời điểm cuối năm 2010: chiếm tỷ trọng cao nhất trong NVNCLS là kỳ hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng với số tiền tới hạn là 92.108 triệu đồng. Trong đó bao gồm các khoản mục nhƣ tiền gửi của kho bạc, tiền gửi của tổ chức kinh tế, phát hành GTCG, VĐC và nhiều nhất là tiền gửi của khách hàng cá nhân với số tiền là 41.295 triệu đồng bao gồm các khoản gửi không kỳ hạn, các khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 3 tháng và các khoản tiền có kỳ hạn dài hơn nhƣng đáo hạn trong khoảng thời gian này. Các khoản tiền gửi có thời gian đáo hạn từ 3-6 tháng, 6-9 tháng và 9-12 tháng thì chiếm tỷ trọng ít hơn với số tiền lần lƣợt là 14.251, 22.139 và 8.109 triệu đồng, chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân và các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng của các đợt phát hành nhƣ “Kỳ phiếu dự thƣởng năm 2010”, chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng “Cho mùa vàng bội thu”,…
- Thời điểm cuối năm 2011 thì chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là kỳ hạn đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng và nó đã có một sự tăng trƣởng là 39,85% so với năm 2010. Sự tăng trƣởng ở đây là tăng trƣởng ở tất cả các khoản mục nhƣng tốc độ tăng trƣởng của mỗi cái thì khác nhau. Bên cạnh đó thì các khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại từ 3-6 tháng cũng tăng trƣởng khá với số tiền tăng thêm là 15.879 triệu đồng trong đó tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng trƣởng mạnh nhất, một điều đáng chú ý ở đây là do lãi suất trong năm này tăng cao nên ngoài tiền gửi thanh toán và tiền gửi dƣới 3 tháng thì các doanh nghiệp cũng đã gửi một số tiền với kỳ hạn dài hơn để hƣởng thu nhập từ lãi suất. Còn đối với các khoản tiền gửi đáo hạn vào 6-9 tháng nữa thì lại có sự sụt giảm nhẹ, 9-12 tháng nữa thì tăng trƣởng nhẹ.
- Thời điểm cuối năm 2012 thì tình hình lại diễn ra ngƣợc lại các khoản tiền gửi có thời gian đặt lại lãi suất dƣới 3 tháng giảm xuống chỉ còn 114.580 triệu đồng trong khi năm 2011 nó là 128.813 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 thì lãi suất giảm mạnh nên ngƣời dân hạn chế các khoản tiền gửi ngắn hạn mà ƣu tiên các khoản có kỳ hạn dài hơn nên làm cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn đặt lại lãi suất dài hơn đều tăng trƣởng dƣơng. Trong đó đáng chú ý là kỳ hạn đặt lại lãi suất từ 9-12 tháng năm 2011 chỉ có 10.256 triệu đồng nhƣng năm 2012 lại tăng lên đến 35.599 triệu đồng (tăng hơn 3 lần).
Qua những phân tích trên thì ta có thể thấy ở cả 3 năm thì NVNCLS có thời gian đáo hạn dƣới 3 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVNCLS mà với khoảng thời gian còn lại ngắn nhƣ vậy thì sẽ càng nhạy cảm với lãi suất cho nên ngân hàng cần phải chú ý đến kỳ hạn này.
Bảng 4.14 Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo kỳ hạn đặt lại lãi suất thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013
ĐVT: triệu đồng Khoản mục Dƣới 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng Tổng 6/2012
- Tiền gửi của
Kho bạc 6.030 0 0 0 6.030
- Tiền gửi của
khách hàng cá nhân 46.539 19.901 25.352 28.130 119.922 - Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 15.193 4.557 0 0 19.750 - Phát hành GTCG 5.737 8.890 2.518 1.055 18.200
NVNCLS 73.499 33.348 27.870 29.185 163.902
6/2013
- Tiền gửi của
Kho bạc 7.400 0 0 0 7.400
- Tiền gửi của
khách hàng cá nhân 49.147 46.556 20.964 16.273 132.940 - Tiền gửi của
tổ chức kinh tế 20.305 7.703 0 0 28.008 - Phát hành GTCG 7.020 10.565 3.427 3.988 25.000
NVNCLS 83.872 64.824 24.391 20.261 193.348
Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên
Cũng giống nhƣ thời điểm cuối năm, thời điểm giữa năm các khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại dƣới 3 tháng vẫn chiếm ƣu thế hơn so với các kỳ hạn khác. Thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 thì các khoản tiền gửi kỳ hạn dƣới 3 tháng đã có mức tăng trƣởng nhẹ so với cùng thời điểm này năm trƣớc, trong khi kỳ hạn 3-6 tháng lại tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trƣởng là 94,37% chủ yếu là do tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng. Hai kỳ hạn còn lại thì có sự sụt giảm nhẹ.