Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 39)

Vốn luôn là một yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu bởi vì bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào muốn đầu tƣ sản xuất, kinh doanh thì phải có một lƣợng vốn nhất định dù cho đó là vốn đi vay hay là vốn tự có của bản thân. Với đặc thù riêng của mình là hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn VHĐ đƣợc để cho vay thì việc duy trì một lƣợng VHĐ đủ lớn là điều rất quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank Mỹ Xuyên nói riêng. Vì chỉ có huy động đƣợc vốn thì ngân hàng mới có tiền để cho vay và hƣởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào. VHĐ của

NHNo&PTNT Mỹ Xuyên bao gồm 3 mảng chính là tiền gửi của Kho bạc, tiền gửi của khách hàng và phát hành GTCG. Ngoài ra, một bộ phận vốn khác tuy chiếm không nhiều nhƣng cũng rất quan trọng, đó là VĐC từ Agribank tỉnh Sóc Trăng.

Mặc dù trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động nhƣng Agribank Mỹ Xuyên vẫn duy trì đƣợc một nguồn vốn rất tốt và tăng trƣởng liên tục qua các năm. Nhìn vào hình 4.2 ta có thể thấy rõ đây là một sự tăng trƣởng tốt bởi vì nó tăng lên chủ yếu là do VHĐ tăng mạnh qua các năm chứ không phụ thuộc nhiều VĐC vào từ ngân hàng cấp trên. Xét về cơ cấu VHĐ ta thấy: tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 80% tổng nguồn vốn qua các năm, trong đó thì tiền gửi của khách hàng cá nhân luôn chiếm ƣu thế hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế. Kế đó là phát hành GTCG và cuối cùng là tiền gửi của Kho bạc

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 T ri u đồn g 2010 2011 6th2012 2012 6th2013 Năm VĐC VHĐ

Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013

- Từ năm 2010 lên 2011 thì VHĐ đã tăng 36.584 triệu đồng (tăng 29,42%) là do lƣợng tiền gửi của khách hàng tăng lên đáng kể. Đây là năm mà lạm phát tăng cao dẫn đến các ngân hàng chạy đua lãi suất rất gay gắt nên các mức lãi suất rất hấp dẫn đối với ngƣời gửi tiền. Lãi suất huy động đƣợc chính thức áp trần huy động từ tháng 6/2011, tuy nhiên từ tháng 6-9/2011 các hình thức vƣợt trần liên tục diễn ra kéo mặt bằng huy động chung trên thị trƣờng lên đến khoảng 19% -20%/năm. Mặc dù lãi suất huy động có thể không cao chót vót nhƣ một số ngân hàng khác trong giai đoạn này nhƣng với uy tín của mình trên thị trƣờng thì Agribank luôn là sự lựa chọn an toàn và đáng tin cậy của ngƣời dân nên số tiền mà ngƣời dân đến gửi vào Agribank Mỹ Xuyên đã tăng lên 34.000 triệu đồng, trong đó không chỉ có khách hàng cá nhân tăng 24.811 triệu đồng mà tiền gửi của tổ chức kinh tế gửi cũng đã tăng 9.189 triệu

đồng (tăng gần 4 lần so với năm trƣớc). Bên cạnh đó, cùng với đợt khuyến mãi hấp dẫn nhƣ phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn Cho mùa vàng bội thu thì trong năm Agribank Mỹ Xuyên đã phát hành đƣợc 16.123 triệu đồng GTCG, con số này chỉ giảm nhẹ so với năm 2010 nên không đáng kể. Ngoài ra một bộ phận nhỏ nhƣng không thể không kể đến đó là tiền gửi Kho bạc đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010.

Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền % Số tiền % 1. VHĐ 124.371 160.955 226.026 36.584 29,42 65.071 40,43 a. Tiền gửi của

Kho bạc 3.090 6.551 5.212 3.461 112,01 (1.339) (20,44) b. Tiền gửi của

khách hàng 104.281 138.281 200.219 34.000 32,60 61.938 44,79 - Cá nhân 101.094 125.905 174.626 24.811 24,54 48.721 38,70 - Tổ chức kinh tế 3.187 12.376 25.593 9.189 288,33 13.217 106,80 c. Phát hành GTCG 17.000 16.123 20.595 (877) (5,16) 4.472 27,74 2. VĐC 37.976 55.650 46.898 17.674 46,54 (8.752) (15,73) Tổng nguồn vốn 162.347 216.605 272.924 54.258 33,42 56.319 26,00

Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

- Bƣớc sang năm 2012 thì lãi suất huy động đã giảm mạnh. Để định hƣớng lại thị trƣờng thì NHNN đã nhiều lần hạ trần lãi suất huy động làm cho lãi suất từ mức 14%/năm vào đầu năm thì đến cuối năm chỉ còn 8%/năm. Đây là một mức giảm đáng kể và ở vị thế các ngân hàng thƣơng mại thì nó vừa có lợi vừa có hại. Có lợi là ngân hàng sẽ giảm đƣợc đáng kể chi phí huy động vốn so với cùng kỳ năm trƣớc nếu tính trên cùng một lƣợng VHĐ, nhƣng có hại là với tỷ suất sinh lời thấp nhƣ vậy thì một số khách hàng có thể không mặn mà với chuyện gửi tiền vào ngân hàng nhƣ trƣớc nữa và có khả năng sẽ tìm kiếm kênh đầu tƣ sinh lời khác. Đứng trƣớc tình hình đó thì Agribank nói chung và Agribank Mỹ Xuyên nói riêng đã có những sản phẩm hấp dẫn để thu hút ngƣời gửi tiền nhƣ tiết kiệm dự thƣởng “Giải vàng Agribank – mừng Quốc khánh 2-9”, hàng loạt các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu dự thƣởng, tiết kiệm học đƣờng,… và ngoài ra các nhân viên phòng giao dịch còn trực tiếp đi huy động vốn từ ngƣời dân. Về khách quan mà nói mặc dù lãi suất có kém hấp dẫn so với những năm trƣớc nhƣng gửi tiền vào ngân hàng vẫn là một kênh đầu tƣ an toàn cho ngƣời dân, nhất là đối với phần lớn ngƣời dân

trong huyện trình độ học vấn chƣa cao nên có thói quen nếu có tiền dƣ chƣa cần sử dụng thì sẽ gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, một số ngƣời thấy đƣợc xu hƣớng lãi suất giảm nên nhân cơ hội lãi suất còn cao ở nữa đầu năm 2012 thì họ đã gom góp tiền và gửi với kỳ hạn trên 12 tháng để hƣởng lãi suất. Chính những lý do trên đã làm cho vốn huy động năm 2012 tăng 65.071 triệu đồng so với năm 2011.

Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6th 2012 6th 2013 6 th 2013-6th 2012 Số tiền % VHĐ 223.710 280.098 56.388 25,21

a. Tiền gửi của

Kho bạc 6.030 7.400 1.370 22,72

b. Tiền gửi của

khách hàng 199.480 247.698 48.218 24,17

- Cá nhân 175.952 211.570 35.618 20,24

- Tổ chức kinh tế 23.528 36.128 12.600 53,55

c. Phát hành GTCG 18.200 25.000 6.800 37,36

Tổng nguồn vốn 223.710 280.098 56.388 25,21

Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

- Nửa đầu năm 2013 thì lãi suất vẫn tiếp tục giảm nhƣng mức giảm ít hơn năm trƣớc. Mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm - trần lãi suất kỳ hạn dƣới 12 tháng giảm xuống còn 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dƣới 6 tháng tối đa là 7%/năm. Mặc dù lãi suất có giảm nhƣng VHĐ tính đến cuối tháng 6/2013 đã tăng 56.388 triệu đồng (tăng 25,21%) so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó phát hành GTCG có tốc độ tăng lớn nhất (37,36%), kế đó là tiền gửi của khách hàng và tiền gửi của Kho bạc. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì tiền gửi của khách hàng tăng cao nhất (48.218 triệu đồng) rồi mới tới phát hành GTCG và tiền gửi của Kho bạc. Nhìn vào hình 4.2 ta thấy: VHĐ ở thời điểm cuối tháng 6/2012 đã tăng mạnh so với cuối năm 2011 nhƣng lại gần nhƣ bằng với cuối năm 2012, tƣơng tự nhƣ vậy thì VHĐ cuối tháng 6/2013 cũng tăng mạnh so với cuối năm trƣớc. Điều đó cho thấy ngân hàng huy động vốn tốt ở nữa đầu năm vì sau 6 tháng bắt đầu chu kỳ sản xuất, kinh doanh mới thì ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp đều có một khoản thu nhập dôi ra và tạm thời chƣa sử dụng đến nên đã gửi vào ngân hàng làm VHĐ tăng mạnh. Nhƣng đến các thời điểm cuối năm thì một số ngƣời dân cần tăng chi tiêu để

mua sắm chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán và các doanh nghiệp cũng dự trữ hàng hóa để bán Tết, nhu cầu tiền tăng nên họ phải rút một khoản tiền gửi của mình trong ngân hàng để sử dụng làm cho VHĐ những tháng cuối năm không tăng trƣởng tốt nhƣ nữa đầu năm.

- VĐC là vốn mà khi ngân hàng bị thiếu hụt một phần vốn để cho vay, đầu tƣ thì sẽ xin chuyển về từ ngân hàng cấp trên. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bởi vì nó giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngân hàng, tuy nhiên sẽ không tốt nếu ngân hàng lạm dụng nguồn vốn này. Năm 2010 và 2011 thì VĐC chiếm khoảng hơn 30% tổng nguồn vốn nhƣng sang năm 2012 thì đã giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 20%, đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó cho thấy ngân hàng đã chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động của mình để cho vay, ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn của chi nhánh cấp trên. Mặt khác nó cũng giảm một phần chi phí cho ngân hàng vì thông thƣờng lãi suất điều chuyển vốn sẽ cao hơn so với lãi suất huy động vốn. Qua phân tích ở trên thấy ở cuối 3 năm ngân hàng đều cần sử dụng đến VĐC từ cấp trên nhƣng ở thời điểm giữa năm thì lại không cần sử dụng nguồn tiền này. Lý do là vì dƣ nợ cho vay tăng trƣởng ít ở thời điểm giữa năm do đây là thời điểm ngƣời dân thu hoạch vụ tôm, sú, thẻ,… nên lên trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác VHĐ giữa năm tăng trƣởng mạnh nhƣ đã phân tích ở trên, do đó thời điểm này nguồn VHĐ đã đủ để đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nên ngân hàng không cần xin điều chuyển từ cấp trên.

4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013

4.2.1 Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng của Ngân hàng

Ở phần trên ta đã tìm hiểu khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua nhƣng để đi sâu hơn phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng thì trƣớc hết ta phải tìm hiểu tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TSNCLS chiếm trên 80% tổng tài sản của ngân hàng cho thấy ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành nghề của đa số ngƣời dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp mà các vụ lúa, vụ màu, vụ tôm,… thì thƣờng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nên thời gian cần vốn để sản xuất thƣờng là dƣới 1 năm. Trong giai đoạn 2010-6/2013 thì TSNCLS không ngừng tăng lên nhƣng tốc độ tăng thì có sự sụt giảm: năm

2011 tăng trƣởng 39,63% nhƣng sang 2012 và 6/2013 thì chỉ tăng trƣởng 21,50% và 20,07% so với cùng kỳ năm trƣớc. Xét về tƣơng đối thì thấy tốc độ tăng có sự sụt giảm nhiều nhƣng về tuyệt đối thì số tiền tăng thêm chỉ sụt giảm ít. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của TSNCLS ta sẽ phân nó theo đối tƣợng khách hàng và theo ngành kinh tế.

Phân theo đối tƣợng khách hàng: nhìn vào bảng 4.5 và 4.6 ta thấy cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng rất cao, trong khi đó thì cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm dƣới 5% TSNCLS. Vì thực ra trên địa bàn huyện thì số lƣợng các doanh nghiệp cũng không nhiều cho nên nhu cầu vốn vay cũng ít, thêm vào đó thì các dự án của doanh nghiệp cần vay vốn phần nhiều có thời gian trung bình từ 2-3 năm nên họ thƣờng vay trung hạn, vay ngắn hạn ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lƣu động.

Bảng 4.5 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % 1. Cho vay khách hàng cá nhân 130.311 183.436 223.106 53.125 40,77 39.670 21,63 2.Cho vay khách hàng doanh nghiệp 5.500 6.200 7.300 700 12,73 1.100 17,74 TSNCLS 135.811 189.636 230.406 53.825 39,63 40.770 21,50

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

- Cho vay khách hàng doanh nghiệp: có sự tăng trƣởng trong suốt giai đoạn 2010 - 6/2013 với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2011 và 2012 tăng ít với số tiền tăng là 700 triệu đồng (tăng 12,73%) và 1.100 triệu đồng (tăng 17,74%). Cuối tháng 6 năm 2013 thì đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 31,78% so với 6/2012, điều này cho thấy ngoài tập trung cho vay khách hàng cá nhân thì khách hàng doanh nghiệp cũng đang đƣợc ngân hàng quan tâm mở rộng. Về phía các doanh nghiệp thì lãi suất mà ngân hàng cho các doanh nghiêp vay vốn thời điểm này chỉ khoảng 11-13%/năm tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh và thời hạn vay. Chính điều đó đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để duy trì và mở rộng sản xuất làm cho dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng trƣởng mạnh.

Bảng 4.6 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo đối tƣợng khách hàng thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013

ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6th 2012 6th 2013 6

th 2013-6th 2012 Số tiền % 1. Cho vay khách hàng cá nhân 189.260 226.480 37.220 19,67 2. Cho vay khách hàng

doanh nghiệp 6.450 8.500 2.050 31,78

TSNCLS 195.710 234.980 39.270 20,07

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

- Cho vay khách hàng cá nhân: có xu hƣớng biến động và tốc độ tăng trƣởng gần nhƣ tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng chung của TSNCLS. Năm 2011 tăng 40,77% so với năm 2010. Sự tăng trƣởng này chủ yếu là do doanh số cho vay tăng lên đáng kể chứ không phải do sự sụt giảm trong doanh số thu nợ, doanh số thu nợ trong năm này vẫn tăng nhƣng với tốc độ nhỏ hơn. Điều đó cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô đầu tƣ. Năm 2012 và cuối tháng 6/2013 thì cho vay khách hàng cá nhân vẫn tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ lần lƣợt là 21,63% và 19,67%.

Phân theo ngành kinh tế: Xét về cơ cấu và tình hình biến động của

TSNCLS phân theo ngành thì ta có thể thấy có sự chuyển dịch tỷ trọng và sự tăng giảm trong đầu tƣ của ngân hàng vào các ngành trong giai đoạn vừa qua. Cho vay ở đây chủ yếu là cho vay trong nông nghiệp nhƣ trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, ngoài ra có một phần nhỏ cho vay trong lĩnh vực khác.

Bảng 4.7 Tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

- Thủy sản: với lợi thế về nguồn nƣớc mặn thì việc nuôi trồng thủy sản là một tiềm năng phát triển của huyện cho nên ngƣời dân không chỉ mở rộng diện tích canh tác mà còn đa dạng về các loại thủy sản thả nuôi nhƣ tôm sú, Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 44.822 62.730 87.090 17.908 39,95 24.360 38,83 2. Chăn nuôi 1.949 3.814 7.377 1.865 95,69 3.563 93,42 3. Thủy sản 60.124 84.036 92.894 23.912 39,77 8.858 10,54 4. Khác 28.916 39.056 43.045 10.140 35,07 3.989 10,21 TSNCLS 135.811 189.636 230.406 53.825 39,63 40.770 21,50

thẻ chân trắng, cá kèo,… Do đó, tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu cho vay ngắn hạn giai đoạn từ 2010-2012 luôn đứng đầu và có sự tăng trƣởng liên tục. Cụ thể là năm 2011 đã tăng 23.912 triệu đồng so với năm 2010 - ứng với tốc độ tăng 39,77%, năm 2012 tăng 8.858 triệu đồng so năm 2011. Tuy nhiên đến cuối quý 2 năm 2013 thì nó đã tuột xuống vị trí thứ 2 sau trồng trọt (trồng trọt chiếm 40,44% còn thủy sản chiếm 39,93% trong cơ cấu TSNCLS). Đồng thời

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 39)