Phân tích thu nhập lãi thuần của Ngân hàng khi lãi suất biến động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 63)

lãi suất thực sự là điều bất lợi cho ngân hàng nên đã làm cho thu nhập lãi thuần giảm mạnh từ 6.422 triệu đồng xuống còn 1.888 triệu đồng (giảm 70,60%). Nhƣng việc giảm mạnh này thực ra không phải hoàn toàn do lãi suất mà còn do năm này ngƣời dân bị thất mùa nhiều nên việc trả lãi và gốc cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên làm cho thu nhập từ lãi giảm. Giống nhƣ năm 2011, TSSL lại tăng lên trong khi thu nhập lãi thuần giảm mạnh nên làm cho NIM giảm mạnh chỉ còn 0,82%.

Bƣớc sang năm 2013 thì tình hình trên vẫn không đƣợc cải thiện nên NIM đã nhận giá trị âm (-0,18%).

Qua những phân tích trên ta nhận thấy trong thời gian qua thì Agribank Mỹ Xuyên luôn đối mặt với rủi ro lãi suất và một điều đáng lo ngại là rủi ro lãi suất ngày một tăng lên. Điều đó cho thấy ngân hàng vẫn chƣa quan tâm đúng mức và chƣa quản trị tốt loại rủi ro này. Do đó, ngân hàng cần phải dự báo sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng để từ đó đƣa ra các biện pháp quản lý tài sản nợ-có tốt hơn để hạn chế rủi ro lãi suất.

4.3.2 Phân tích thu nhập lãi thuần của Ngân hàng khi lãi suất biến động. động.

Khi lãi suất thị trƣờng biến động thì sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng dù cho ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn hay nhạy cảm tài sản. Do tính chất hạn chế của số liệu nên không thể phân tích sự thay đổi của thu nhập lãi thuần khi lãi suất huy động và cho vay tăng hoặc giảm không cùng mức độ, cho nên ở đây bài viết chỉ có thể tính toán đƣợc sự thay đổi trong thu nhập lãi thuần khi lãi suất thay đổi cùng mức độ mà cụ thể là thay đổi 1%. Ta có bảng sau:

Bảng 4.21 Sự thay đổi của thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên khi lãi suất biến động trong giai đoạn 2010-6/2013

ĐVT: triệu đồng Năm Lãi suất giảm 1% GAP Lãi suất tăng 1%

2010 112,36 (11.236) (112,36)

2011 82,59 (8.259) (82,59)

2012 (125,49) 12.549 125,49

6th 2012 (318,08) 31.808 318,08

Năm 2010 nếu lãi suất trên thị trƣờng tăng lên 1% thì sẽ bất lợi cho ngân hàng, khi đó thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm 112,36 triệu đồng so với thực tế. Nếu lãi suất biến động theo xu hƣớng ngƣợc lại giảm 1% thì với trạng thái nhạy cảm nguồn vốn sẽ giúp ngân hàng tăng 112,36 triệu đồng thu nhập lãi thuần. GAP trong năm 2010 khá lớn nên dẫn đến thu nhập lãi thuần sẽ biến động tƣơng đối lớn khi lãi suất thay đổi. Sự thật diễn ra là lãi suất trên thị trƣờng trong năm này đã tăng lên: lãi suất huy động 12 tháng trung bình trên thị trƣờng vào đầu năm 2010 khoảng 10,5%/năm nhƣng đến cuối năm đã lên đến khoảng trên 13%/năm, lãi suất cho vay cũng biến động cùng chiều. Điều này thật sự gây bất lợi cho ngân hàng.

Năm 2011 thì GAP có sự thu hẹp lại nên giúp cho ngân hàng giảm rủi ro lãi suất. Khi đó nếu lãi suất tăng hoặc giảm 1% thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng sẽ giảm hoặc tăng 82,59 triệu đồng. Mức tăng hoặc giảm này nhỏ hơn so với năm 2010. Cũng giống nhƣ năm 2010 thì diễn biến của lãi suất trong năm 2011 cũng theo hƣớng bất lợi. Mặc dù duy trì trần lãi suất huy động là 14%/năm nhƣng thực tế nhiều hình thức vƣợt trần vẫn diễn ra kéo lãi suất thực tế tăng cao hơn 14%/năm. Chính vì lãi suất trên thị trƣờng biến động bất lợi với trạng thái nhạy cảm nên đã làm cho thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm.

Năm 2012 thì trạng thái nhạy cảm đã ngƣợc lại hoàn toàn với giai đoạn trƣớc nên khi lãi suất tăng 1% sẽ làm cho thu nhập lãi thuần tăng 125,49 triệu đồng so với thực tế. Ngƣợc lại nếu lãi suất giảm 1% thì sẽ làm cho thu nhập lãi thuần giảm một khoản bằng với lúc lãi suất tăng. Tƣởng rằng lãi suất sẽ biến động tăng nhƣ giai đoạn đầu thì sẽ là một thuận lợi cho ngân hàng, tuy nhiên lãi suất năm 2012 lại giảm một cách liên tục: 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tƣớng chính phủ. Đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12%/năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa quyết định đƣa trần lãi suất huy động - cho vay lần lƣợt về còn 11% và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012 thì trần lãi suất huy động đã giảm từ 11% xuống còn 9%. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Chỉ trong vòng 1 năm mà trần lãi suất huy động đã giảm tới 6%, đây thật sự là một điều bất lợi với trạng thái nhạy cảm hiện tại của ngân hàng.

Đến thời điểm cuối tháng 6/2013 thì khe hở nhạy cảm đã rất lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lãi suất thị trƣờng sẽ dẫn đến sự biến đổi lớn trong thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Cụ thể: nếu lãi suất thị trƣờng tăng

(giảm) 1% thì sẽ dẫn đến mức tăng (giảm) 416,32 triệu đồng của thu nhập lãi thuần so với thực tế. Con số này lớn gấp rƣỡi so với cuối tháng 6/2012.

Qua sự phân tích trên ta có thể thấy, khi lãi suất thay đổi thì tùy thuộc vào độ lớn của khe hở nhạy cảm mà thu nhập lãi thuần có sự biến đổi tƣơng ứng. Khe hở càng lớn thì thu nhập lãi thuần biến đổi càng lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên thu nhập lại thuần biến đổi theo hƣớng tốt hay xấu còn phải tùy thuộc vào xu hƣớng biến động của lãi suất có phù hợp với trạng thái nhạy cảm hiện tại lúc đó của ngân hàng hay không. Do đó, rủi ro lãi suất chỉ thật sự xảy ra khi 2 yếu tố sau cùng xảy ra: có khe hở nhạy cảm và lãi suất thị trƣờng lại biến đổi theo hƣớng bất lợi với trạng thái nhạy cảm. Nếu không có khe hở nhạy cảm thì dù lãi suất thị trƣờng biến động theo hƣớng nào cũng không gây ra rủi ro lãi suất. Ngƣợc lại nếu khe hở âm (dƣơng) mà lãi suất lại giảm (tăng) thì không những không gây ra rủi ro mà còn tạo thêm thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)