Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 30)

Hiện nay Agribank Mỹ Xuyên có tổng cộng là 23 nhân viên (bao gồm cả các nhân viên ở PGD Ngọc Tố) trong đó trình độ đại học chiếm khoảng 86,96%, còn lại là cao đẳng. Về độ tuổi thì từ các nhân viên có tuổi nẳm trong khoảng 20-30 tuổi chiếm khoảng 73,91%, từ 30-40 tuổi chiếm 30,43% còn lại là từ 40-55 tuổi. Qua đó cho thấy chủ yếu nguồn nhân lực của Agribank Mỹ Xuyên là những ngƣời trẻ, năng động với công việc và cái mới, tuy nhiên vẫn có hơn 30% những thế hệ đi trƣớc đầy kinh nghiệm về nghiệp vụ để hƣớng dẫn lại cho các nhân viên trẻ. Sau hơn 20 năm hoạt động thì việc đào tạo nguồn nhân lực luôn đƣợc các cấp lãnh đạo ngân hàng quan tâm, Agribank Mỹ Xuyên không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bằng cách đƣa các nhân viên, nhất là các nhân viên trẻ đi học để nâng cao nghiệp vụ từ đó

đáp ứng tốt hơn với nhu cầu công việc trong thời đại công nghệ phát triển nhƣ hiện nay.

3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013

Lợi nhuận là điều mà hầu hết doanh nghiệp quan tâm trong quá trình kinh doanh của mình, nó thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp và là một chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tƣ quyết định có đầu tƣ vào doanh nghiệp đó hay không. Trong giai đoạn nền kinh tế thị trƣờng có nhiều biến động nhƣ thời gian vừa qua thì bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng đều bị ảnh hƣởng dù nhiều hay ít, và NHNo&PTNT Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ. Điều đó thể hiện ở lợi nhuận của NHNo & PTNT Mỹ Xuyên cũng có những chuyển biến qua các năm. Nhƣng những chuyển biến đó là theo hƣớng tích cực hay tiêu cực thì ta sẽ tìm hiểu thông qua bảng 3.1 và 3.2

3.3.1 Tổng thu nhập

Nhìn chung ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua 3 năm từ 2010 – 2012 nhƣng với tốc độ tăng không đều nhau. Cụ thể là tổng thu nhập năm 2010 đạt 31.006 triệu đồng sang năm 2011 đã tăng lên 19,89%, đạt 37.172 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tốc độ tăng này bị chậm lại chỉ còn 4,76%.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 31.006 37.172 38.941 6.166 19,89 1.769 4,76 - Thu nhập từ lãi 30.226 33.871 29.211 3.645 12,06 (4.660) (13,76) - Thu nhập ngoài lãi 780 3.301 9.730 2.521 323,21 6.429 194,76 2. Tổng chi phí 27.720 32.461 32.684 4.741 17,10 223 0,69 - Chi phí trả lãi 22.914 27.449 27.323 4.535 19,79 (126) (0,46) - Chi phí ngoài lãi 4.806 5.012 5.361 206 4,29 349 6,96 3. Lợi nhuận 3.286 4.711 6.257 1.425 43,37 1.546 32,82

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Mỹ Xuyên

- Đi vào phân tích cụ thể ta có thể thấy năm 2010 thu nhập từ lãi của ngân hàng là 30.226 triệu đồng trong khi đó thu nhập ngoài lãi chỉ có 780 triệu đồng (chiếm 2,52% trong tổng thu nhập), chứng tỏ nguồn thu chủ yếu của ngân hàng trong năm này là thu lãi từ hoạt động tín dụng và ngân hàng chƣa

chú trọng phát triển các nguồn thu khác. Nhƣng bƣớc sang năm 2011 thì chính sách của ngân hàng đã có những thay đổi tích cực bằng các mở rộng các hình thức bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vu kiều hối, dịch vụ thanh toán,… Năm 2011 là năm đánh dấu sự phát triển bền vững của Agribank trên thị trƣờng thẻ Việt Nam thì Agribank Mỹ Xuyên cũng đi cùng với xu hƣớng đó, số lƣợng thẻ đƣợc mở tại ngân hàng tăng lên đáng kể so với năm 2010 vì ngân hàng ngoài những chính sách thu hút học sinh, sinh viên, ngƣời đi làm mở thẻ thì ngân hàng còn khuyến khích ngƣời vay mở tài khoản thẻ để nhận tiền vay. Chính điều này đã góp phần làm thay đổi phần nào thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân trên địa bàn huyện và làm cho doanh thu từ phí mở thẻ tăng góp phần đáng kể vào sự gia tăng của thu nhập ngoài lãi - tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2010, cùng với đó thì thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng tăng trƣởng 12,06% nên đã làm cho tổng thu nhập năm 2011 tăng gần 20% so với 2010.

- Bƣớc sang năm 2012 thì chính sách đó vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả dẫn đến thu nhập ngoài lãi tăng 6.429 triệu đồng (tăng gần 3 lần) so với năm 2011. Tuy nhiên đây lại là năm mà bà con nông dân sản xuất không đƣợc thuận lợi lắm do ảnh hƣởng của thời tiết nên bị thất mùa lúa, nuôi tôm sú bị dịch bệnh dẫn đến tôm bị thiệt hại rất nhiều, ngƣời dân không thể trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng nên dẫn đến thu nhập lãi trong năm 2012 chỉ có 29.211 (giảm 13,76% so với năm 2011), một nguyên nhân khác là do lãi suất cho vay năm này giảm mạnh so với năm trƣớc. Do sự tăng lên trong thu nhập ngoài lãi đã bù đắp đƣợc sự sụt giảm trong thu từ hoạt động tín dụng nên tổng thu nhập tăng năm 2012 tăng nhẹ 4,76% so với năm 2011.

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6th 2012 6th 2013 6 th 2013 - 6th 2012 Số tiền % 1. Tổng thu nhập 20.528 17.240 (3.288) (16,02) - Thu nhập từ lãi 18.703 12.949 (5.754) (30,77)

- Thu nhập ngoài lãi 1.825 4.291 2.466 135,12

2. Tổng chi phí 18.025 15.435 (2.590) (14,37)

- Chi phí trả lãi 15.860 13.419 (2.441) (15,39)

- Chi phí ngoài lãi 2.165 2.016 (149) (6,88)

3. Lợi nhuận 2.503 1.805 (698) (27,89)

- So với 6 tháng đầu năm 2012 thì tổng thu nhập của 6 tháng đầu năm 2013 giảm tƣơng đối mạnh. Thu nhập từ lãi giảm từ 18.703 triệu đồng xuống còn 12.949 triệu đồng (giảm 30,77%) nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay giảm, ngoài ra còn do ngân hàng thực hiện giảm lãi cho một số ngƣời dân bị thất mùa, kinh tế gia đình khó khăn nên không có khả năng trả nợ và lãi đầy đủ cho ngân hàng nên dẫn đến thu nhập lãi giảm mạnh. Trái lại với sự sụt giảm đó là sự gia tăng trong thu nhập ngoài lãi từ 1.825 triệu đồng lên 4.291 triệu đồng, tuy nhiên sự tăng lên này vẫn không đủ bù đắp sự sụt giảm 5.754 triệu đồng từ thu nhập lãi nên dẫn đến tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm 16,02% so với cùng kỳ năm trƣớc.

3.3.2 Tổng chi phí

Cũng diễn biến cùng chiều với tổng thu nhập, tổng chi phí trong giai đoạn từ 2010-2012 cũng tăng liên tục từ 27.720 triệu đồng lên 32.684 triệu đồng.

Chi phí từ lãi năm 2011 tăng gần 20% so với năm 2010, điều này cũng dễ hiểu bởi vì năm 2011 ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn hơn năm 2010, mặt khác đây cũng là năm lãi suất huy động trên thị trƣờng rất cao do các ngân hàng chạy đua lãi suất. Chính sự gia tăng trong lƣợng vốn huy động cùng với sự gia tăng trong lãi suất đã dẫn đến chi phí lãi tăng. Năm 2011 cũng là năm mà tỷ lệ nợ xấu tăng cao đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải trích lập dự phòng lớn hơn và Agribank Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ nên đã dẫn đến chi phí ngoài lãi tăng. Tuy nhiên mức tăng của nó không nhiều bởi vì do tình hình kinh doanh không đƣợc thuận lợi nên các khoản chi lƣơng, thƣởng cho nhân viên đã bị rút lại ít hơn so với năm 2010.

Sang năm 2012 và giữa năm 2013 thì chi phí trả lãi có sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, điều này không có nghĩa là ngân hàng huy động vốn không tốt mà nguyên nhân của nó chính là do lãi suất thị trƣờng đã giảm mạnh.

3.3.3 Lợi nhuận

Tổng thu nhập và tổng chi phí cùng tăng liên tục trong giai đoạn 2010- 2012 nhƣng tốc độ tăng của tổng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng liên tục trong giai đoạn trên. Cụ thể là: lợi nhuận năm 2011 đã tăng 1.425 triệu đồng so với năm 2010 và sang năm 2012 lại tăng thêm 1.546 triệu đồng nữa. Tuy nhiên kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 lại thấp hơn so với cùng kỳ năm trƣớc là do thời tiết ảnh hƣởng làm cho nông dân bị thất mùa nhiều nên ngân hàng phải thực

hiện các chính sách giảm lãi, điều chỉnh lãi suất. Điều này đã ảnh hƣởng làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Tóm lại, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-6/2013 cho thấy Agribank Mỹ Xuyên đã hoạt động rất tốt trong thời gian qua. Lợi nhuận ngân hàng đạt đƣợc luôn là một số dƣơng. Tuy 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm nhƣng ngân hàng đang có những giải pháp để điều chỉnh và có thể tin tƣởng rằng lợi nhuận cuối năm sẽ có chuyển biến tốt hơn.

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN

3.4.1 Thuận lợi

- Ngân hàng có vị trí địa lý thuận lợi (nằm ngay trung tâm huyện Mỹ Xuyên) nên ngƣời dân có thể dễ dàng tìm đến để thực hiện các giao dịch với ngân hàng mà không cần tốn nhiều thời gian và chi phí.

- Sau hơn hai mƣơi năm hoạt động, Ngân hàng đã nhận đƣợc sự tin tƣởng và tín nhiệm của đông đảo ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp trên toàn địa bàn huyện nên tình hình huy động vốn, các nghiệp vụ thanh toán, tình hình cho vay,… đều có sự tăng trƣởng tích cực.

- Ngƣời dân ở Mỹ Xuyên chủ yếu là trồng lúa, nuôi thủy sản, nuôi gia súc,… còn ngân hàng thì hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Chính sự phù hợp giữa lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng và ngành nghề truyền thống ở địa phƣơng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian qua.

- Ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ, tích cực trong công việc, luôn học hỏi và không ngừng sáng tạo, thực hiện đúng theo phƣơng châm của ngân hàng “hết việc chứ không hết giờ”.

- Ngoài ra, ngân hàng còn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ của chi nhánh cấp trên, chính quyền địa phƣơng, các ban ngành,… nên luôn đi đúng theo định hƣớng phát triển của ngành và của địa phƣơng.

3.4.2 Khó khăn

- Sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn nhƣ là MHB, Sacombank, Quỹ tín dụng nhân dân,… nên đòi hỏi ngân hàng ngoài việc có các chƣơng trình hấp dẫn còn phải cho nhân viên trực tiếp đi tiếp xúc khách hàng để huy động vốn.

- Vào khoảng tháng 3 và tháng 9 hằng năm là mùa ngƣời dân rầm rộ thu hoạch lúa trên toàn địa bàn huyện nên vào thời điểm này các nhân viên phải trực tiếp xuống địa bàn để thu nợ và làm hồ sơ, việc thì nhiều mà nguồn nhân lực thì chƣa đáp ứng đủ nên các nhân viên phải làm thêm buổi tối để kịp thời đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân.

- Do đa số cho vay trong nông nghiệp mà cây trồng, vật nuôi thì phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thời tiết nên khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra thì ngƣời dân bị thất mùa và không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác giải quyết.

3.4.3 Định hƣớng phát triển

Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc của năm 2012 để đƣa ra mục tiêu phấn đấu cho năm 2013 với nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn nên đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục phát huy những thành tựu đạt đƣợc, đồng thời giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc đang tồn tại. Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể:

- Huy động vốn: tăng tối thiểu 20% so với năm 2012, trong đó tiền gửi từ dân cƣ phải chiếm trên 80% vốn huy động.

- Dƣ nợ: tổng dƣ nợ tăng 10-20% so với năm 2012, trong đó tỷ lệ dƣ nợ trung và dài hạn chiếm 10-20% tổng dƣ nợ, tỷ lệ cho vay nông nghiệp – nông thôn chiếm trên 80% tổng dƣ nợ.

- Nợ xấu: dƣới mức 5% tổng dƣ nợ

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013

4.1 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013

4.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của Ngân hàng

Với nguồn vốn hiện có của mình thì việc sử dụng nguồn vốn đó vào đâu và với mức độ bao nhiêu là hợp lý luôn đƣợc các ngân hàng thƣơng mại quan tâm bởi vì nó đóng một vai trò rất lớn quyết định lợi nhuận của ngân hàng Thông qua việc phân tích để thấy đƣợc cơ cấu tài sản,cũng nhƣ sự tăng giảm của các khoản mục và nguyên nhân của sự tăng giảm đó sẽ giúp đánh giá đƣợc sự thay đổi trong chính sách sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm là hợp lý hay chƣa, từ đó giúp ngân hàng sử dụng vốn tốt hơn. Do chỉ là một chi nhánh của NHNo&PTNT Tỉnh Sóc Trăng nên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên không quá đa dạng trong danh mục đầu tƣ do nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu chỉ sử dụng vốn vào các khoản mục nhƣ cho vay khách hàng, tiền mặt, tài sản cố định và tài sản có khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài sản của ngân hàng trong thời gian qua nhƣ thế nào thì ta sẽ đi vào tìm hiểu bảng 4.1, bảng 4.2 và hình 4.1

Bảng 4.1 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo& PTNT Mỹ Xuyên

Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt 5.783 4.633 10.197 (1.150) (19,89) 5.564 120,09 2. Cho vay khách hàng 147.502 205.535 252.244 58.033 39,34 46.709 22,73 3. TSCĐ và tài sản có khác 9.062 6.437 10.483 (2.625) (28,97) 4.046 62,86 Tổng tài sản 162.347 216.605 272.924 54.258 33,42 56.319 26,00 TSSL (2) 147.502 205.535 252.244 58.033 39,34 46.709 22,73 TSKSL (1+3) 14.845 11.070 20.680 (3.775) (25,43) 9.610 86,81

Bảng 4.2 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6th 2012 6th 2013 6 th 2013 - 6th 2012 Số tiền % 1. Tiền mặt 3.788 5.041 1.253 33,08 2. Cho vay khách hàng 216.868 269.014 52.146 24,05 3. TSCĐ và tài sản có khác 3.054 6.043 2.989 97,87 Tổng tài sản 223.710 280.098 56.388 25,21 TSSL (2) 216.868 269.014 52.146 24,05 TSKSL (1+3) 6.842 11.084 4.242 62,00

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên

Xét về cơ cấu tài sản: mặc dù tỷ trọng của các khoản mục có sự biến

đổi qua các năm nhƣng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, còn lại là tiền mặt, TSCĐ và tài sản có khác.

- Cho vay khách hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng là 90,86% trong tổng tài sản, sang năm 2011 đã tăng lên 94,89% tổng tài sản. Tuy nhiên cuối năm 2012 thì tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 92,42% và sau đó tăng lên trở lại vào cuối tháng 6 năm 2013 (96,04% tổng tài sản). Mặc dù liên tục có sự biến đổi trong giai đoạn vừa qua nhƣng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng tài sản cho thấy nó là khoản mục mà ngân hàng chú trọng đầu tƣ nhiều nhất và là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng.

- Tiền mặt qua các năm luôn chiếm tỷ trọng dƣới 4% trong tổng tài sản, đây có thể nói là mức duy trì hợp lý đối với ngân hàng vì thực ra việc duy trì

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)