Với nguồn vốn hiện có của mình thì việc sử dụng nguồn vốn đó vào đâu và với mức độ bao nhiêu là hợp lý luôn đƣợc các ngân hàng thƣơng mại quan tâm bởi vì nó đóng một vai trò rất lớn quyết định lợi nhuận của ngân hàng Thông qua việc phân tích để thấy đƣợc cơ cấu tài sản,cũng nhƣ sự tăng giảm của các khoản mục và nguyên nhân của sự tăng giảm đó sẽ giúp đánh giá đƣợc sự thay đổi trong chính sách sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm là hợp lý hay chƣa, từ đó giúp ngân hàng sử dụng vốn tốt hơn. Do chỉ là một chi nhánh của NHNo&PTNT Tỉnh Sóc Trăng nên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên không quá đa dạng trong danh mục đầu tƣ do nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu chỉ sử dụng vốn vào các khoản mục nhƣ cho vay khách hàng, tiền mặt, tài sản cố định và tài sản có khác. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài sản của ngân hàng trong thời gian qua nhƣ thế nào thì ta sẽ đi vào tìm hiểu bảng 4.1, bảng 4.2 và hình 4.1
Bảng 4.1 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo& PTNT Mỹ Xuyên
Khoản mục 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt 5.783 4.633 10.197 (1.150) (19,89) 5.564 120,09 2. Cho vay khách hàng 147.502 205.535 252.244 58.033 39,34 46.709 22,73 3. TSCĐ và tài sản có khác 9.062 6.437 10.483 (2.625) (28,97) 4.046 62,86 Tổng tài sản 162.347 216.605 272.924 54.258 33,42 56.319 26,00 TSSL (2) 147.502 205.535 252.244 58.033 39,34 46.709 22,73 TSKSL (1+3) 14.845 11.070 20.680 (3.775) (25,43) 9.610 86,81
Bảng 4.2 Tình hình tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 và 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6th 2012 6th 2013 6 th 2013 - 6th 2012 Số tiền % 1. Tiền mặt 3.788 5.041 1.253 33,08 2. Cho vay khách hàng 216.868 269.014 52.146 24,05 3. TSCĐ và tài sản có khác 3.054 6.043 2.989 97,87 Tổng tài sản 223.710 280.098 56.388 25,21 TSSL (2) 216.868 269.014 52.146 24,05 TSKSL (1+3) 6.842 11.084 4.242 62,00
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Xuyên
Xét về cơ cấu tài sản: mặc dù tỷ trọng của các khoản mục có sự biến
đổi qua các năm nhƣng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, còn lại là tiền mặt, TSCĐ và tài sản có khác.
- Cho vay khách hàng năm 2010 chiếm tỷ trọng là 90,86% trong tổng tài sản, sang năm 2011 đã tăng lên 94,89% tổng tài sản. Tuy nhiên cuối năm 2012 thì tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 92,42% và sau đó tăng lên trở lại vào cuối tháng 6 năm 2013 (96,04% tổng tài sản). Mặc dù liên tục có sự biến đổi trong giai đoạn vừa qua nhƣng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng tài sản cho thấy nó là khoản mục mà ngân hàng chú trọng đầu tƣ nhiều nhất và là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng.
- Tiền mặt qua các năm luôn chiếm tỷ trọng dƣới 4% trong tổng tài sản, đây có thể nói là mức duy trì hợp lý đối với ngân hàng vì thực ra việc duy trì một lƣợng tiền mặt trong kho chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng và một số giao dịch cần sử dụng tiền mặt khác, nó chẳng tạo ra lại thêm lợi nhuận gì cho ngân hàng. Tuy nhiên việc cân đối để duy trì nó ở một mức độ hợp lý là điều rất cần thiết vì nếu giữ quá nhiều thì không có tạo thêm lợi nhuận nhƣng nếu giữ quá ít thì khi khách hàng có nhu cầu rút nhiều sẽ làm ngân hàng bị thiếu hụt tiền mặt gây ảnh hƣởng không tốt đến uy tín của ngân hàng.
- Cũng giống nhƣ tiền mặt thì TSCĐ và tài sản có khác chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (chỉ khoảng 2-5%) nhƣng việc đầu tƣ vào nó cũng rất quan trọng vì tuy không trực tiếp tạo ra thêm thu nhập nhƣng nếu có một môi trƣờng làm việc và trang thiết bị tốt thì sẽ giúp cho năng suất lao động của các nhân viên tăng lên và điều đó gián tiếp làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 6th2012 2012 6th2013 Năm Tiền mặt TSCĐ và tài sản có khác Cho vay khách hàng
Hình 4.1 Cơ cấu tài sản của NHNo&PTNT Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-6/2013 Xét về tình hình biến động của tài sản: Nhìn chung ta có thể thấy
tổng tài sản của ngân hàng tăng qua các năm. Điển hình là cuối năm 2010 tổng tài sản chỉ có 162.347 triệu đồng nhƣng đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 tổng tài sản đã tăng lên đến 280.098 triệu đồng (tăng 72,53%). Tốc độ tăng trƣởng cao nhất là từ năm 2010 lên 2011 (33,42%), giai đoạn tiếp theo thì vẫn tăng trƣởng nhƣng với tốc độ thấp hơn. Sự tăng lên này cho thấy ngân hàng đã mở rộng quy mô đầu tƣ trong giai đoạn vừa qua, nhƣng sự tăng lên đó chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào đâu và với mức độ bao nhiêu thì ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn thông qua phân tích sự biến động của TSSL và TSKSL của ngân hàng.
TSSL theo định nghĩa bao gồm các khoản mục đầu tƣ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhƣ cho vay khách hàng, đầu tƣ chứng khoán, tiền gửi tại NHNN,… Cho nên tài sản sinh lời càng nhiều thì càng có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên, do chỉ là một chi nhánh nhỏ nên Agribank Mỹ Xuyên không có đủ các nghiệp vụ nói trên mà chủ yếu chỉ có cho vay khách hàng là TSSL. TSKSL thì bao gồm tiền mặt, TSCĐ và tài sản có khác. Tuy nhiên trong khoản mục TSCĐ và tài sản có khác thì vẫn có một phần TSSL nhƣng do sự hạn chế trong tính chi tiết của số liệu nên không thể tách phần đó ra đƣợc, mặt khác nó cũng chiếm rất ít nên có thể xem nhƣ toàn bộ khoản mục này là TSKSL.
- TSSL: mặc dù xét về cơ cấu thì tỷ trọng mà ngân hàng đầu tƣ vào khoản mục cho vay khách hàng có sự tăng, giảm giữa các năm nhƣng xét về số tiền đầu tƣ thì lại tăng liên tục. Điển hình là dƣ nợ cho vay khách hàng năm 2011 đã tăng 58.033 triệu đồng so với năm 2010 và sang năm 2012 tiếp tục tăng thêm 46.709 triệu đồng, cuối tháng 6/2013 thì tăng 52.146 triệu đồng so
với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân bắt nguồn từ cả hai phía là khách hàng và ngân hàng. Về phía khách hàng: nhu cầu vay vốn của ngƣời dân để mở rộng quy mô sản xuất hiện có và sản xuất mới trong giai đoạn này đã tăng lên so với trƣớc.Về phía ngân hàng: bắt đầu từ ngày 1/6/2010 khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực thi hành thì Agribank Mỹ Xuyên đã chú trọng nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong công tác cho vay, tạo điều kiện tốt nhất để ngƣời dân có thể đến giao dịch với ngân hàng, điển hình là khi đến mùa bà con thu hoạch vụ lúa thì các cán bộ tín dụng trực tiếp xuống các xã để thu nợ và giải ngân lại cho bà con nhằm giải quyết nhanh chóng nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy trình, kịp thời đƣa đồng vốn đến nông dân. Ngoài ra, do ƣu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp nên lãi suất cho vay của ngân hàng đối với bà con nông dân thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên cũng khuyến khích bà con nông dân vay tiền của ngân hàng. Doanh số cho vay trong giai đoạn này tăng lên rất cao, năm 2010 là 235.942 triệu đồng nhƣng đến 2012 đã tăng lên đến 266.785 triệu đồng.
- TSKSL có nhiều biến động, giảm trong giai đoạn từ 2010-6/2012 từ 14.845 triệu đồng xuống còn 6.842 triệu đồng, nhƣng lại tăng đột ngột vào cuối năm 2012 với số tiền là 20.680 triệu đồng (tăng gần 2 lần so với năm trƣớc) và sau đó lại giảm xuống còn 11.084 vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2013. Năm 2012, TSKSL tăng đột ngột nhƣ vậy chủ yếu là do tiền mặt tăng tới 120,09% còn TSCĐ và tài sản có khác thì tăng với tốc độ ít hơn (62,86%). Vào thời điểm này có nhiều khoản tiền gửi tới hạn nên ngân hàng phải duy trì một lƣợng tiền mặt tƣơng đối lớn để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, mặt khác đây cũng là năm ngân hàng mua sắm thêm các trang thiết bị mới nên làm tăng TSCĐ. Việc gia tăng này thật sự là không tốt vì nó không (hoặc rất ít) tạo ra thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Thấy đƣợc điều đó nên giữa năm 2013 ngân hàng đã cân đối tốt hơn việc sử dụng vốn của mình nên TSKSL đã giảm 46,40% so với cuối năm 2012 và TSSL thì tăng lên.