chức quản lí của giáo viên và cán bộ quản lí
+ Nhận thức đúng vai trò của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá và xem kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt, thúc đẩy quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp người dạy thu tin hiệu ngược nhằm kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học chứ không phải vì mục đich điểm số. Thay đổi nhận thức về kiểm tra, đánh giá là cơ sở giúp giáo viên, học sinh, nhà quản lí thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt kết quả, nâng cao chất lượng dạy học Toán.
+ Thiết kế đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới. Trong kiểm tra, đánh giá thì thiết kế đề kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng kiểm tra, đánh giá. Một đề kiểm tra quá dễ hoặc quá khó, không phù hợp với đối tượng học sinh sẽ không đánh giá đúng kết quả học tập của các em. Vì vậy phải coi kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy học, khắc phục tình trạng “học gì thi nấy, thi gì học nấy”. Muốn vậy khi thiết kế đề kiểm tra cần xác định rõ:
- Nội dung đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải thể hiện tính toàn diện về các yêu cầu của mục tiêu học tập, các mức độ của từng mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đặc biệt là kiến thức, đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải đánh giá được toàn diện khả năng hiểu, biết, vận dụng của học sinh.
Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 59
- Tuân thủ và thực hiện đúng qui trình thiết kế đề trắc nghiệm khách quan (xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, lựa chọn loại câu hỏi…). Mỗi bước trong qui trình đều có vai trò quan trọng đảm bảo chất lượng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Chất lượng đề kiểm tra được phản ánh từ chất lượng bài làm của học sinh. Qua chất lượng bài kiểm tra chúng ta biết được đề kiểm tra là dễ hay khó, có đánh giá đúng được kết quả học tập của học sinh. Khi thiết kế đề kiểm tra phải chú ý: cách hỏi, hình thức hỏi, kết hợp sử dụng phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách quan cho hợp lí… Chất lượng đề phản ánh chất lượng của người thầy, đặt ra cho thầy luôn tự điều chỉnh hoàn thiện năng lực chuyên môn. Chất lượng đề đảm bảo độ chính xác, rõ ràng, phân hoá được trình độ và kết quả học tập của học sinh. Trong đó nội dung câu hỏi, mức độ câu hỏi phải phù hợp với thời gian làm bài, với trình độ nhận thức của học sinh để đề kiểm tra đạt độ tin cậy và tính giá trị.
+ Khâu chấm bài và sử lí thông tin, đánh giá kết quả kiểm tra phải được coi trọng. Kết quả học tập đạt đươc có tác động rất lớn đến học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học đang trong giai đoạn đầu về sự phát triển các chức năng tâm lí. Điểm số và sự nhận xét phân loại của giáo viên vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh; ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với hoạt động học tập và sự phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy, việc chấm bài, xử lí thông tin, đánh giá kết quả phải được coi trọng, nó như một biện pháp để động viên, khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện.
+ Sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh quá trình dạy học. Thực tế dạy học cho thấy, giáo viên chưa coi trọng chức năng điều chỉnh quá trình dạy học của kiểm tra, đánh giá đã làm hạn chế vai trò tác dụng của kiểm tra, đánh giá đối với quá trình dạy học.
Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 60
+ Kết hợp kiểm tra, đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh là một trong những đặc trưng của dạy học tích cực. Để thực hiện tốt vấn đề này giáo viên cần chú ý:
- Nhận thức đúng vai trò chủ thể của học sinh trong kiểm tra, đánh giá. - Tạo điều kiện khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.
+ Giáo viên cần học hỏi,trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao năng lực chuyên môn. Thường xuyên cập nhật thông tin, những ứng dụng của trắc nghiệm khách quan vào trong dạy học.
+ Các cấp quản lí cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến đời sống của giáo viên cả về vật chất và tinh thần để giáo viên yên tâm công tác.