Thực trạng đánh giá kết quả làm bài của học sinh trong bài kiểm tra có sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 51)

kiểm tra có sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi như sau:

Sau khi chấm xong bài trắc nghiệm, thầy cô sử dụng phương pháp đánh giá nào dưới đây:

1. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm bai sau đó trả bài và cùng học sinh chữa bài kiểm tra.

2. Giáo viên trả bài và chữa bài cho học sinh. 3. Giáo viên chỉ đọc kết quả bài làm của học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 6: Thực trạng đánh giá kết quả làm bài của học sinh trong kiểm tra có sử dụng trắc nghiệm khách quan.

Đối tượng điều tra Tống số phiếu Ý kiến 1 2 3 Giáo viên 12 10/12 83,3% 2/12 16,7% 0/12 0%

Qua bảng điều tra chúng tôi thấy rằng ý kiến thầy (cô) tập trung nhiều nhất vào phương án 1 (10/12 giáo viên chiếm 83,3% giáo viên được điều tra): đó là sau khi chấm bài, giáo viên trả bài cho học sinh, cùng học sinh chữa bài sau đó đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh. Đánh giá kết quả học tập học

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 52

sinh đạt được có tác động rất lớn đến học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển tâm lí và năng lực học tập. Điểm số và sự nhận xét phân loại của giáo viên vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Hơn nữa, khi giáo viên đã đánh giá xong bài kiểm tra của học sinh nên trả bài cho học sinh sau đó cùng các em chữa bài. Vì đặc điểm của môn Toán, một câu hỏi có nhiều phương án gây nhiễu có thể các em không xác định được phương án đúng thì giáo viên cùng học sinh đi tìm lời giải cho bài toán đó. Qua đó giúp học sinh nhận ra cái sai, tự đánh giá được bài kiểm tra của mình, thấy được năng lực của bản thân. Làm như vậy không chỉ củng cố được kiến thức cho học sinh mà còn phát triển khả năng tự đánh giá của học sinh. Điều này phù hợp với xu thế dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

Chỉ có hai ý kiến của giáo viên chọn phương án 2, đó là cách giáo viên trả bài cho học sinh và cùng học sinh chữa bài. Khi được hỏi: Tại sao cô lại chọn cách này? Chúng tôi nhận được câu trả lời, vì lớp của cô rất đông (45 học sinh) mà dành thời gian nhận xét, đánh giá từng em thì tốn rất nhiều thời gian, sẽ ảnh hưởng đến các tiết học khác. Do vậy cô chỉ trả bài kiểm tra và chữa bài kiểm tra cùng học sinh, chỉ nhận xét bài của một số học sinh tiêu biểu.

Còn khi hỏi: Tại sao các cô không dùng phương án 3, đó là chỉ đọc điểm cho học sinh. Thì các cô cho rằng: nếu làm như vậy các em sẽ không biết mình sai ở đâu mà lại được điểm như vậy. Vì đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là dẽ nhớ nhưng dễ quên, có thể các em đã quên nội dung bài kiểm tra, nhưng được nhìn lại bài làm của mình các em sẽ nhớ và nhận ra lỗ hổng kiến thức của mình. Từ đó học sinh có ý thức bổ sung lỗ hổng kiến thức đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 53

Như vậy, việc nhận xét, đánh giá kết quả làm bài của học sinh có một ý nghĩa quan trọng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh. Cùng chữa bài và nhận xét kết quả thu được từ bài trắc nghiệm khách quan không những phản ánh chính xác, khách quan năng lực học Toán của học sinh mà còn tạo cho học sinh tham gia vào công tác đánh giá kết quả học tập. Khi mà chúng ta đã chuyển lớp học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang lớp học “lấy học sinh làm trung tâm” chúng ta phải giúp học sinh trở thành những người tham gia ngày càng tích cực hơn vào quá trình học tập. Chỉ khi đó học sinh mới có thể học được cách suy nghĩ về việc học tập của chính mình để tự đánh giá mình một cách có phê phán so với những tiêu chuẩn cần đạt được và sử dụng có hiệu quả những lời nhận xét, đánh giá của người khác. Từ đó, trở thành những người học tập độc lập vừa có năng lực học Toán.

Kết luận: Môn Toán là một môn học rất quan trọng trong trường Tiểu học. Nó cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản để tiếp tục học toán ở các bậc học cao hơn và hình thành kĩ năng thực hành toán học, biết áp dụng toán học vào thực tế. Trong quá trình dạy học Toán giáo viên phải chú ý ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, một trong những khâu mấu chốt là kiểm tra, đánh giá. Để quá trình kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả giáo viên phải sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong đó có phương pháp trắc nghiệm khách quan và thực tế đã chứng minh phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao. Vì vậy các giáo viên ở trường Tiểu học đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, hiệu quả của phương pháp trắc nghiệm khách quan và có nhiều thầy (cô) sử dụng tương đối thành công phương pháp này. Điều đó được thể hiện trong cách xác định mục đích kiểm tra, thiết kế đề kiểm tra, lựa chọn thời điểm và đánh giá, nhận xét kết quả làm bài của học sinh. Cụ thể:

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 54

- Thứ nhất: Phần lớn các thầy cô đều cho rằng việc xác định mục đích kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng. Xác định đúng mục đích kiểm tra, đánh giá tri thức có vai trò quyết định đến thành công của bài kiểm tra.

- Thứ hai: Giáo viên ở trường Tiểu học đã tự thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan hoặc tự thiết kế kết hợp các đề có sẵn trong sách tham khảo. Khi thiết kế đề kiểm tra giáo viên đã dựa trên mục tiêu kiểm tra, đánh giá; đặc điểm nội dung môn học và trình độ nhận thức của học sinh lớp mình.

- Thứ ba: Trong khi tiến hành kiểm tra thì mỗi giáo viên lựa chọn thời điểm kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan là khác nhau nhưng đa số các thầy cô đều lựa chọn thời điểm là sau khi học xong kiến thức mới (một bài mới, chương mới…). Tuỳ vào mục đích đánh giá mà giáo viên lựa chọn thời điểm kiểm tra phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

- Thứ tư: Khi đánh giá kết quả làm bài của học sinh phần lớn giáo viên lựa chọn cách đánh giá, nhận xét kết quả của học sinh sau đó cùng học sinh chữa bài, tuyên dương những em co kết quả tốt, khích lệ, động viên những em có tiến bộ.

Bên cạnh những giáo viên đã sử dụng tốt và hiệu quả phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh, có một số giáo viên khi sử dụng phương pháp này còn tồn tại một số vấn đề như:

- Nhiều giáo viên vẫn còn “ngại” ra đề kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan vì khó và tốn thời gian. Vì vậy nếu có sử dụng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì các cô lấy đề trong sách tham khảo dẫn đến chất lượng của đợt kiểm tra, đánh giá không cao.

- Ở một số đế mà giáo viên tự xây dựng nội dung kiểm tra còn đơn giản, phiến diện. Các đề kiểm tra chưa góp phần phân loại học lực học sinh một cách rõ nét.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 55

- Hệ thống đáp án và biểu điểm chưa được quan tâm đúng mức, thường xây dựng sơ lược, một số giáo viên còn không xây dựng.

- Khi chấm xong bài làm của học sinh, giáo viên không chữa bài và nhận xét kết quả đạt được của các em, làm như vậy các em không nhận ra được điểm yếu của mình để khắc phục. Không kịp thời động viên, khích lệ các em trong học tập.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)