Thực trạng về cách thức lựa chọn thời điểm kiểm tra sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 49)

dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Việc lựa chọn thời điểm kiểm tra trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả của bài kiểm tra. Lựa chọn thời điểm nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho việc kiểm tra, đánh giá? Để làm rõ vấn đề này chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi:

Thầy (cô) thường lựa chọn thời điểm nào để tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

1. Trước khi học kiến thức mới 2. Trong khi học kiến thức mới 3. Sau khi học kiến thức mới

4. Cả ba thời điểm trên

Sau khi điều tra chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 5: Thực trạng về cách thức lựa chọn thời điểm kiểm tra

Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Ý kiến 1 2 3 4 Giáo viên 12 0/12 0% 1/12 8,3% 8/12 66,7% 3/12 25%

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 50

Dựa vào bảng điều tra ta thấy, 8/12 giáo viên (chiếm 66,7%) lựa chọn thời điểm sau khi học một bài, một chương; 3/12 giáo viên ( chiếm 25% giáo viên) lựa chọn kiểm tra ở ba thời điểm; 1/12 giáo viên lựa chọn thời điểm kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong khi học bài mới, chương mới và không có giáo viên nào lựa chọn kiểm tra trắc nghiệm trong khi học bài mới.

Khi được hỏi: Tại sao thầy (cô) lại lựa chọn thời điểm sau khi học một bài mới, chương mới để tiến hành kiểm tra trắc nghiệm. Thì các cô đều cho rằng: những bài kiểm tra đó cho phép xác định những yêu cầu đặt ra có đạt được hay không và đạt với tỉ lệ bao nhiêu. Các bài kiểm tra này nhằm chẩn đoán tình hình học tập của học sinh. Chẩn đoán xem vì sao các em gặp khó khăn trong việc lĩnh hội một đơn vị tri thức nào đó của môn học, từ đó điều chỉnh kịp thời mức độ, nội dung, phương pháp dạy học ở những bài, chương tiếp theo. Như vậy, thời điểm kiểm tra kiến thức của học sinh khi kết thúc một bài, một chương là rất hợp lí.

Còn khi trò chuyện với các cô giáo lựa chọn phương án 4, đó là lựa chọn kiểm tra ở cả ba thời điểm, thì được các cô cho biết: các cô tiến hành kiểm tra ở cả ba thời điểm trước – trong – sau khi học kiến thức mới nhưng trước và trong khi học kiến thức mới thì chủ yếu là kiểm tra trắc nghiệm vấn đáp còn trắc nghiệm viết thì được dùng sau khi học một bài mới, chương mới. Qua đó kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức mới của các em. Theo các cô phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể cùng một lúc đánh giá được nhiều học sinh, khối lượng kiến thức kiểm tra được là rất lớn đòi hỏi học sinh phải nắm chắc toàn bộ kiến thức của chương đó, môn học đó mới có thể làm tốt bài kiểm tra.

Tóm lại, qua ý kiến của các giáo viên và qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng: có thể tổ chức kiểm tra ở những thời điểm mà giáo viên lựa chọn

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 51

sao cho hợp lí. Vì bằng năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình các thầy (cô) ở trường tiểu học có thể áp dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của từng bài học, chương học, môn học để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)