quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, trò chuyện kết hợp phương pháp quan sát, tìm hiểu kiểm tra, đánh giá của giáo viên và học sinh ở ba trường Tiểu học của Thị xã Phúc Yên: Trường Tiểu học Trưng Nhị, Trường Tiểu học Xuân Hoà A, Trường Tiểu học Lưu Quý An.
Đối tượng điều tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy khối lớp 4 với tổng số phiếu phát ra là 12 phiếu. Trong đó:
Trường Tiểu học Xuân Hoà A là 4 phiếu Trường Tiểu học Trưng Nhị là 5 phiếu Trường Tiểu học Lưu Quý An là 3 phiếu Kết quả điều tra cụ thể như sau:
3.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở Tiểu học
Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi sau:
Bàn về phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán có ý kiến cho rằng:
Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 41
1.Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã làm cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hơn.
2.Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã làm cho việc kiểm tra, đánh giấ gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên của về tác dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán
lớp 4 ở Tiểu học
Đối tượng điều tra
Tổng số phiếu điều tra
Ý kiến 1 2 Giáo viên 12 12/12 100% 0/12 0%
Kết quả thu được ở Bảng 1 cho thấy 100% giáo viên trường tiểu học đều đã cho rằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra kết quả học tập môn Toán lớp 4 đã làm cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hơn. Vì các thầy cô cho biết: kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong một thời gian nhất định, có thể kiểm tra một lượng kiến thức lớn và toàn diện đối với học sinh, tránh hiện tượng học tủ. Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan làm cho quá trình kiểm tra thêm khách quan, tiết kiệm thời gian.Không những vậy, trắc nghiệm khách quan còn kích thích tính sáng tạo, linh hoạt của người học. Điều đó chứng tỏ, các thầy cô đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp này. Từ đó giáo viên có thể tìm tòi, suy nghĩ để biến nhận thức của mình thành việc làm
Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 42
cụ thể trong thực tế, đó là vận dụng linh hoạt phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mở rộng điều tra ở phạm vi rộng hơn, tôi có dịp trò chuyện với một số giáo viên giảng dạy ở các khối lớp 1, 2, 3, 5 về ý kiến của họ đối với tác dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá đều nhận được câu trả lời là phương pháp này làm cho việc kiểm tra, đánh giá thêm hiệu quả hơn. Theo các cô: kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan tiết kiệm thời gian, nội dung kiểm tra bao phủ được nhiều kiến thức. Các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan có thể dễ dàng phân biệt trình độ học sinh từ đó có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh để nâng cao kết quả học tập cho các em. Như vậy các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán ở Tiểu học.