Thực trạng xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 42)

Việc xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng,kĩ xảo của người học có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của bài kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh ? Để làm rõ vấn đề này chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi như sau:

Theo thầy (cô) việc xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá có vai trò:

1.Rất quan trọng 2.Quan trọng 3.Bình thường

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 43

Bảng 2: Thực trạng xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đối tượng điều tra

Tổng số phiếu điều tra

Ý kiến 1 2 3 Giáo viên 12 3/12 25% 9/12 75% 0/12 0%

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy 3/12 giáo viên cho rằng việc xác định mục đích kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng, 9/12 giáo viên cho rằng việc xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá là quan trọng. Như vậy tất cả thầy (cô) đều thấy được tầm quan trọng của việc xác định kiểm tra, đánh giá.

Việc xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá tri thức có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh.

Trước khi học bài mới, tiến hành kiểm tra để đo lường tri thức xuất phát của người học đối với nội dung sắp dạy. Mục tiêu đánh giá này trong nhiều trường hợp tránh cho việc dạy học những đơn vị tri thức mà người học đã biết. Thông qua bài kiểm tra đầu vào nhằm đánh giá trình độ thực hiện có của người học để tiến hành hoạt động dạy học cho phù hợp.

Kiểm tra trong khi học bằng trắc nghiệm khách quan nhằm thu thông tin ngược một cách nhanh nhất từ người học đến người dạy. Kiểm tra này cho phép đánh giá kết quả tiếp thu của người học và cho phép thay đổi, điều chỉnh nhịp độ dạy học sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như duy trì sự tập trung, chú ý của các em. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá này nhằm kiểm tra xem quá trình nhận thức của người học diễn ra như thế nào, có tiến bộ theo thời gian học tập hay không; gặp khó khăn và thuận lợi gì để người dạy kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy, bản thân người học tự điều chỉnh hoạt động học của mình.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 44

Kiểm tra được tiến hành sau khi kết thúc nội dung bài dạy (một bài, một phần, một chương…). Bài kiểm tra cho phép xác định những yêu cầu cần đặt ra có đạt được hay không và đạt với tỉ lệ số lượng người học là bao nhiêu. Các bài kiểm tra này nhằm chẩn đoán tình hình học tập của người học. Chẩn đoán xem vì sao các em gặp khó khăn trong việc lĩnh hội một đơn vị tri thức nào đó của môn học. Từ đó điều chỉnh mức độ, nội dung, phương pháp dạy học.

Như vậy, người dạy luôn phải dựa vào mục tiêu đánh giá để đưa ra hình thức, nội dung kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để từ đó đánh giá chính xác khả năng học tập Toán của học sinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)