1.2.7.1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra
- Đảm bảo tính khách quan: Tính khách quan là sự phù hợp giữa kết quả kiểm tra với chất lượng học tập thực tế của học sinh.
- Đảm bảo tính phát triển: Thông qua kiểm tra, học sinh có thể xác định được chất lượng thực tại của mình về trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, từ đó học sinh có hướng phấn đấu học tập, phát triển được tư duy, thái độ học tập của mình.
- Đảm bảo tính cá biệt: Ta đã biết quá trình dạy học mang tính cá biệt do vậy việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính cá biệt của học sinh. Việc kiểm tra phải tiến hành đối với từng học sinh và lấy kết quả thực, tuyệt đối không lấy thành tích chung cả lớp, tổ, nhóm thay thế cho việc kiểm tra từng người.
- Đảm bảo tính toàn diện: Tính toàn diện thể hiện việc kiểm tra của giáo viên phải phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động nhận thức của học sinh. Đó là: kiến thức, kĩ năng, thái độ thể hiện ở việc kiểm tra về:
+ Số lượng, chất lượng tri thức.
+ Khả năng phát triển trí tuệ, năng lực hành động của học sinh. + Hứng thú học tập, thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.
- Đảm bảo tính hệ thống: Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có tính hệ thống để phản ánh đúng thực trạng kết quả và điều chỉnh nhận thức, động cơ học tập, hứng thú học tập của học sinh.
1.2.7.2.Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, tránh dẫn tới hiểu lầm ở học sinh. - Đảm bảo tính mục tiêu: Đối với mỗi bài học, mỗi chương, mỗi phần, mỗi lớp đều có mục tiêu cụ thể. Vì vậy, kiểm tra phải hướng đến mục tiêu cụ thể của từng bài, chương, phần, lớp.
Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 32 - Đảm bảo tính vừa sức.
- Đảm bảo tính phân hoá: Để đánh giá chính xác trình độ của mỗi học sinh thì đề kiểm tra phải có sự phân hoá. Trong đề kiểm tra có các yêu cầu ở mức độ khác nhau (biết, hiểu, vận dụng).
- Đảm bảo thời gian: Đề kiểm tra phải chú ý đến thời gian làm bài của học sinh, tránh quá thừa hoặc quá thiếu thời gian làm bài.
Tóm lại: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học Toán nói chung, dạy học Toán ở Tiểu học nói riêng. Vì vậy để đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, phải kết hợp hình thức kiểm tra truyền thống và kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường.
Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 33
Chƣơng 2: MÔN TOÁN LỚP 4 VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA,