Thực trạng thiết kế đề kiểm tra có sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 44)

trắc nghiệm khách quan

A. Để tìm hiểu thực trạng thiết kế đề kiểm tra có sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi như sau:

Thầy (cô) thường thiết kế đề kiểm tra theo cách nào trong các cách sau:

1.Tự thiết kế

2.Kết hợp tự thiết kế và các đề kiểm tra có sẵn 3.Lấy các đề có sẵn trong sách tham khảo Kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Thực trạng thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Đối tượng điều tra Tổng số phiếu phát ra Ý kiến 1 2 3 Giáo viên 12 5/12 41,67% 4/12 33,33% 3/12 25%

Qua bảng điều tra trên, chúng tôi thấy: có 5/12 giáo viên được điều tra tự thiết kế đề kiểm tra môn Toán bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 45

Trao đổi với các thầy (cô) chúng tôi được thầy cô cho biết: thiết kế đề kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng việc đánh giá kết quả. Một đề kiểm tra quá dễ hoặc quá khó không phù hợp với đối tượng sẽ không phản ánh thực chất kết quả học tập của học sinh. Vì vậy trong kiểm tra, đánh giá phải coi trọng việc thiết kế đề kiểm tra, xem đây là một khâu mấu chốt dẫn đến thành công của một bài kiểm tra. Trong kiểm tra, đánh giá tự thiết kế đề kiểm tra có một ý nghĩa quan trọng vì giáo viên trực tiếp giảng dạy là người nắm vững mục tiêu môn học, mục tiêu kiểm tra và trình độ kiến thức, kĩ năng của đối tượng kiểm tra.

Còn khi được hỏi cô giáo lựa chọn phương án 2: Theo cô thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan bằng cách kết hợp tự thiết kế và tham khảo các đề có sẵn có vai trò như thế nào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh? Thì cô cho biết: Thiết kế theo cách như vậy chúng ta vừa có thể dựa vào đặc điểm nội dung chương trình, trình độ nhận thức của học sinh lại vừa có thể khai thác triệt để nội dung kiến thức, hình thức câu hỏi. Đề kiểm tra như vậy sẽ kích thích hứng thú học sinh, đòi hỏi học sinh phải “động não” trong quá trình làm bài. Qua đó đánh giá được đầy đủ những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đạt được trong quá trình học tập.

Trò chuyện với một số giáo viên lựa chọn cách dùng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong sách tham khảo thì chúng tôi được cô cho biết: Các cô cho rằng các đề kiểm tra trong sách tham khảo đã được các chuyên gia biên soạn tức là đã đảm bảo các yếu tố cần thiết. Hơn nữa theo các cô viêc thiết kế một đề trắc nghiệm khách quan tốn nhiều thời gian thiết kế câu hỏi và câu trả lời, khó xây dựng phương án gây “nhiễu” cho học sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan mà không chú ý đến trình độ nhận thức của học sinh quá trình kiểm tra, đánh giá khó thành công. Đó cũng là một trong những tồn tại trong kiểm tra, đánh giá đòi hỏi giáo viên và các

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 46

cấp quản lí khắc phục để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán nói riêng và ơ Tiểu học nói chung.

Theo bảng điều tra trên có 5/12 giáo viên được điều tra là tự thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong quá trình kiểm tra kết quả học tập môn Toán. Để tìm hiểu rõ hơn khi khi tự thiết kế các cô đã dựa vào những tiêu chi nào, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi:

B. Khi tự thiết kế đề trắc nghiệm, thầy (cô) thường dựa vào các tiêu chí nào trong các tiêu chí sau:

1.Mục tiêu kiểm tra, đánh giá 2.Đặc điểm nội dung học tập

3.Đặc điểm nhận thức của học sinh 4.Thời gian dành cho bài kiểm tra 5.Tất cả các tiêu chí trên

Kết quả thu được như sau:

Bảng 4: Thực trạng giáo viên dựa vào các tiêu chí đê thiết kế đề kiểm tra Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Ý kiến 1 2 3 4 5 Giá o viên 12 0/12 0% 0/12 0% 0/12 0% 0/12 0% 12/12 100%

Qua bảng điều tra trên, chúng tôi thấy khi thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan các thầy cô dựa vào tất cả các tiêu chí trên nghĩa là dựa vào mục đích kiểm tra,thời gian làm bài kiểm tra, đặc điểm nội dung học tập và nhận thức của đối tượng làm bài kiểm tra. Vì khi muốn đánh giá bất cứ một vấn đề gì cũng phải căn cứ vào mục đích, khi xác định rõ mục đích thì

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 47

thiết kế đề kiểm tra sẽ đánh giá được những yêu cầu của kiến thức môn học có đạt hay không đạt. Khi đã xác định được mục đích của kiểm tra, đánh giá thì chúng ta sẽ dựa vào đặc điểm nội dung kiến thức Toán 4 để thiết kế nội dung đề kiểm tra. Để để kiểm tra sát với đối tượng kiểm tra thì khi tự thiết kế người giáo viên phải quan tâm đến đặc điểm nhận thức của học sinh lớp mình. Có như vậy mới thiết kế được đề kiểm tra có chất lượng.

Tuy nhiên, để thiết kế được một đề kiểm tra Toán bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đảm bảo được các tiêu chí trên là rất khó. Vì vậy chúng tôi đã thiết kế phiếu thăm dò với câu hỏi:

C. Khi thiết kế đề kiểm tra môn Toán bằng trắc nghiệm khách quan, thầy (cô) thường gặp khó khăn ở khâu nào?

1. Xác định mục tiêu của bài kiểm tra

2. Xác định số lượng câu hỏi trong đề kiểm tra 3. Xác định độ khó trong bài kiểm tra

4. Xác định độ phân biệt của bài kiểm tra Kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Thực trạng khó khăn khi giáo viên tự thiết kế đề trắc nghiệm khách quan Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Ý kiến 1 2 3 4 Giáo viên 12 5/12 0% 0/12 0% 12/12 100% 12/12 83,3%

Qua bảng điều tra, ta thấy khi thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan các thầy (cô) thường gặp khó khăn ở khâu xác định độ khó và độ phân biệt của bài kiểm tra. Độ khó của câu trắc nghiệm sẽ căn cứ vào tần số tương

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 48

đối của người làm trắc nghiệm đã trả lời đúng câu hỏi ấy. Tính chất khó dễ là đặc tính của cả câu trắc nghiệm lẫn người làm trắc nghiệm. Chính vì vậy, khi xác định độ khó của bài trắc nghiệm giáo viên không những phải dựa trên nội đung kiến thức của câu trắc nghiệm mà còn phải căn cứ vào trình độ của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu và nghiên cứu các tiêu chí đánh giá trước khi thiết kế một đề kiểm tra. Các tiêu chí đó cũng là những yêu cầu đề xây dựng một đề kiểm tra có độ phân biệt. Đề kiểm tra trắc nghiệm có độ phân biệt là đề có khả năng phân biệt được người học giỏi và người học kém. Dựa vào độ phân biệt người thiết kế đề kiểm tra biết được lí do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần sửa đổi như thế nào cho tốt hơn. Nếu một đề kiểm tra mà kết quả thu được có số lượng học sinh giỏi, khá chiếm đa số so với học sinh trung bình, yếu thì đó là một đề kiểm tra chưa đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị. Đề kiểm tra tốt là số lượng học sinh đạt kết quả giỏi và yếu phải có tỉ lệ tương đương nhưng thấp hơn tỉ lệ phần trăm học sinh đạt kết quả trung bình, khá. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên phân loại chính xác năng lực học tập của học sinh.

Có một số giáo viên gặp khó khăn khi xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì mục tiêu kiểm tra, đánh giá học sinh bao gồm cả về mặt kiến thức, kĩ năng,thái độ của học sinh. Mà nội dung môn học chứa đựng rất nhiều kiến thức đòi hỏi giáo viên phải xác định kiến thức trọng tâm, những kiến thức mà học sinh lớp mình đã nắm vững và chưa nắm vững để có hướng điều chỉnh nội dung bài kiểm tra theo mục tiêu mình đã lựa chọn. Hơn nữa, về mặt kĩ năng thực hiện bài toán không phải lúc nào giáo viên cũng lượng hóa được một cách dễ dàng. Giáo viên rất khó xác định khả năng học sinh cả lớp vận dụng kiến thức để làm bài và làm bài thuần thục đến mức độ nào. Do đó việc xác định mục tiêu đánh giá là rất khó khăn không phải giáo viên nào cũng xác định được một cách chính xác.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH 49

Như vậy qua điều tra chúng tôi thấy khi thiết kế một đề trắc nghiệm khách quan giáo viên thường gặp khó khăn ở việc xác định độ khó, độ phân biệt và mục tiêu của đề kiểm tra. Do đó giáo viên muốn phản ánh thực chất trình độ của học sinh thì phải khắc phục những khó khăn trên để quá trình kiểm tra, đánh giá đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)