Tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch bình long tỉnh bình phước (Trang 84)

NH dựa vào các khách hàng hiện hữu, các cán bộ, công nhân viên là chủ đạo, làm cầu nối thông qua Ủy ban nhân dân các ấp, xã, phường, thị trấn làm nền tảng để cung cấp sản phẩm của NH đến khách hàng cùng với việc thông qua các công ty cho vay CBNV để phát triển cho vay tiêu dùng thế chấp và tín chấp.

- Phát tờ rơi, giới thiệu các sản phẩm tín dụng đa dạng cho cá nhân của NH, gởi thư ngỏ “gõ cửa”, đến từng nhà, từng ngõ ngách đến với các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, những người có nhu cầu vay vốn.

- Thông qua các buổi họp chợ, tiếp xúc trực tiếp với các tiểu thương buôn bán tại các chợ để mở rộng sản phẩm cho vay tiểu thương.

73

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

PGD Bình Long có vị trí tọa lạc tại trung tâm thị xã Bình Long có hơn sáu năm hoạt động với nhiều thuận lợi đi kèm với khó khăn. Cũng như các NH khác, PGD Bình Long kinh doanh chủ yếu là dựa trên nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Qua việc phân tích số liệu từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 đề tài đã khái quát được công tác huy động vốn và sử dụng vốn, đi sâu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân thông qua các chỉ tiêu đánh giá như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, hệ số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của KHCN để thấy được các mặt tích cực và những hạn chế để đưa ra giải pháp thích hợp.

Về công tác huy động đã đạt được nhiều thành công có sự tăng trưởng mạnh và phần lớn là từ tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, bên cạnh đó PGD cũng đã đẩy mạnh được vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. PGD luôn chủ động được nguồn vốn và không cần điều chuyển từ Hội sở nhưng cần mở rộng cách thức huy động mới, đa dạng, linh hoạt để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.

Về hoạt động tín dụng cá nhân diễn ra tốt thể hiện qua việc tăng trưởng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chưa cao vì thế nên cần cố gắng, tích cực để mở rộng hoạt động cho vay vừa an toàn và hiệu quả. Nợ xấu của PGD trong những năm qua tuy ở tỷ lệ rất thấp cho thấy công tác thu hồi, thẩm định và đôn đốc khách hàng trả nợ có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng tăng ở sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Vì thế, PGD cần phải chú trọng công tác thu hồi nợ để tối thiểu hóa rủi ro.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Hội sở

- Hỗ trợ trong việc tuyển dụng và phân bổ thêm CBTD cho PGD.

- Hỗ trợ về mặt đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của Ban lãnh đạo và các CBTD chuyên về KHCN.

- Đưa ra các chiến lược và hành động cụ thể cho từng chi nhánh để mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân theo định hướng chung của Hội sở.

74

- Tiến hành tổ chức, kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ thường xuyên cho các CBTD.

6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương

- Hỗ trợ cho NH trong việc cung cấp thông tin khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng được thuận lợi hơn.

- Tạo điều kiện cho PGD trong việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân đến với khách hàng thông qua các buổi họp dân phố, loa phát thanh.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2005.

2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch bình long tỉnh bình phước (Trang 84)