Nợ xấu cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch bình long tỉnh bình phước (Trang 70)

Song song với việc mở rộng tín dụng thì chất lượng tín dụng cũng phải được đặt lên hàng đầu. Nhìn chung, khách hàng có quan hệ tín dụng với PGD làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên do tình trạng kinh tế khó khăn, lạm phát gần đây có xu hướng cao hơn những năm trước và giá cả hàng hóa thì luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nông dân, đặc biệt

59

là giá thu mua và xuất khẩu các mặt hàng chủ đạo của công nghiệp lâu năm luôn bấp bênh ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của PGD.

313 485 550 288 322 0 100 200 300 400 500 600

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu

năm 2012

6 tháng đầu năm 2013 Triệu đồng

Nợ xấu

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Hình 4.4 Nợ xấu cho vay cá nhân của PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013

Nợ xấu của PGD tuy ở mức thấp so với doanh số cho vay và dư nợ nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, nợ xấu ở mức 313 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu tăng lên 485 triệu đồng tăng 54,95% so với năm 2011, sang năm 2012 con số này tăng lên 550 triệu đồng tăng 13,40% so với năm 2011. Giai đoạn sáu tháng đầu năm năm 2013 nợ xấu vẫn tăng 11,81% so với cùng kỳ.

4.2.4.1 Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn

 Nợ xấu ngắn hạn

Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên vì thế nợ xấu ngắn hạn cũng cao hơn so với nợ xấu trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, nợ xấu chiếm 87,54% trong tổng nợ xấu, sang năm 2011 con số này tăng lên 90,52% và tiếp tục tăng lên đạt 92,73%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của các khoản nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm nhưng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên người dân gặp phải khó khăn trong việc trả nợ, nợ quá hạn của một số khoản nợ không thể thu hồi làm cho nợ xấu gia

60

tăng. Mặt khác, định mức cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn nhiều so với trung và dài hạncông tác đánh giá xem xét hồ sơ thường đơn giản hơn. Số lượng các khoản vay ngắn hạn cao hơn gấp nhiều lần so với trung và dài hạn, CBTD ở PGD chỉ mới có 5 người vừa phải làm nhiệm vụ bán hàng cùng với việc NH cho vay phân tán nên 1 CBTD phải quản lý rất nhiều lượng hồ sơ vì thế việc quản lý các khoản nợ ngắn hạn còn gặp phải nhiều khó khăn.

Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu vẫn theo chiều hướng gia tăng vì doanh số cho vay tăng cao và mở rộng vì thế nợ xấu cũng có phần tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của quy mô tín dụng. Bảng 4.22: Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Ngắn hạn 274 439 510 165 60,22 71 16,17 - Trung và dài hạn 39 46 40 7 17,95 -6 -13,04 Tổng 313 485 550 172 54,95 65 13,40

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Bảng 4.23: Nợ xấu cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013

so với 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu

2012 2013 Số tiền %

- Ngắn hạn 259 297 38 14,67

- Trung và dài hạn 29 25 -4 -13,79

Tổng 288 322 34 11,81

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

61

 Nợ xấu trung và dài hạn

Ngược lại, nợ xấu đối với các khoản cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ xấu ngắn hạn. Nợ xấu trung và dài hạn tăng trong năm 2011 tăng 17,95% so với năm 2010 là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn đối với các lĩnh vực mà ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Nợ xấu năm 2012 lại giảm 13,04% so với năm 2011. Đạt được điều này điều này phải kể đến sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong việc theo dõi thu hồi đối với các khoản nợ xấu trung và dài hạn nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. PGD luôn xem trọng việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng.

Nợ xấu lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục giảm 13,79% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một kết quả đáng mừng vì các khoản cho vay trung và dài hạn thường gặp nhiều rủi ro nhưng PGD đã hạn chế được rủi ro cho các khoản vay này bằng công tác xét duyệt chặt chẽ khi cho vay trung và dài hạn.

4.2.4.2 Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm

Qua hai bảng số liệu 4.24 và 4.25 bên dưới, ta thấy nợ xấu của khoản mục cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank và khoản mục cho vay tiểu thương không có tình trạng nợ xấu qua các năm 2010-2012. Đạt được điều này là do tỷ trọng cho vay của hai khoản mục này nhỏ so với tổng doanh số cho vay cá nhân nên CBTD dễ quản lý và thu nợ. Đối với cho vay CBNV và người thân CBNV mặc dù có cho vay không có TSBĐ và một phần có TSBĐ nhưng công tác xét duyệt trước khi cho vay rất kỹ, thẩm định còn dựa vào uy tín của khách hàng và khả năng trả nợ nên hầu hết món vay này đều được trả đúng hạn. Cho vay tiểu thương tuy là cho vay tín chấp nhưng cũng đạt được kết quả cao, các khách hàng mà PGD cho vay đều là những tiểu thương buôn bán tại các chợ trong địa bàn thị xã với hoạt động buôn bán ổn định làm ăn hiệu quả và có uy tín lâu năm và ý thức trả nợ cao nên nợ xấu luôn ở diễn biến tốt. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu của hai khoản mục này vẫn luôn duy trì tốt và không có phát sinh nợ xấu. Đây là kết quả đáng khen ngợi, PGD cần giữ vững và bên cạnh đó nên phát huy công tác quản lý nợ xấu đối với các khoản mục khác có phát sinh nợ xấu để hạn chế tổn thất cho PGD trong thời gian tới.

 Nợ xấu ở khoản mục cho vay nông nghiệp và cho vay sản xuất kinh doanh dù ở con số thấp nhưng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Nợ xấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cáo nhất trong tổng nợ xấu vì ngân hàng cho vay phân tán với bán kính 50-60 km đối với các khoản cho vay nông nghiệp, số

62

lượng CBTD chưa đáp ứng đủ vì thế công tác tiếp cận và thẩm định khi cho vay nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, nợ xấu nông nghiệp tăng 131 triệu đồng tương đương với mức tăng 74,01% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tăng 56 triệu đồng tương ứng 18,18% so với năm 2011. Nợ xấu trong năm 2011 có sự gia tăng cao nhất trong các năm là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế biến động, lạm phát kéo theo giá cả cho chi phí thức ăn chăn nuôi gia tăng kèm theo diễn biến dịch bệnh bùng phát làm ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi, nhiều người dân thua lỗ nên việc trả nợ vay đúng hạn gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, giá điều và mủ cao su xuất khẩu lại bị mất giá từ những tháng cuối năm 2011 nên cũng làm cho công tác thu hồi nợ không đạt.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu cho vay nông nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng chỉ ở mức tăng nhẹ là 4 triệu đồng tương đương tăng 2,37% so với cùng kỳ năm trước.

Cho vay sản xuất kinh doanh khác cũng có xu hướng biến động nợ xấu gần giống như ở khoản mục cho vay nông nghiệp nhưng sự biến động có phần thấp hơn. Năm 2011, nợ xấu ở mức cao nhất tăng 30 triệu đồng tương đương mức tăng 26,79% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tăng 13 triệu đồng tương đương tăng 9,15%. Năm 2011, nợ xấu tăng cao nhất là điều không tránh khỏi vì diễn biến của giá, các nước trên thị trường nước ngoài nhập khẩu với giá thấp và gây khó khăn đối với sản phẩm xuất khẩu các hộ kinh doanh thu mua điều và mủ cao su rơi vào tình trạng mất giá, bị lỗ nên khả năng trả nợ kém. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu vẫn tăng nhưng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu cho vay chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa BĐS thì tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm đi vào năm 2012. Năm 2011, nợ xấu tăng 11 triệu đồng tương đương 45,83% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu giảm di 4 triệu đồng, tương đương giảm 11,43%. Điều này là do công tác thu hồi, đôn đốc khách hàng trả nợ cho những khoản vay quá hạn vì thế nợ xấu giảm xuống. Sáu tháng đầu năm 2013 nợ xấu lại có xu hướng giảm xuống so với cùng kỳ do một số khách hàng do người dân có nguồn thu nhập ổn định hơn, trả nợ đúng hạn, nên nợ xấu giai đoạn này giảm đi 20% so với sáu tháng cùng kỳ năm trước.

63

Bảng 4.24: Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % - Nông nghiệp 177 56,55 308 63,51 364 66,18 131 74,01 56 18,18 - SXKD khác 112 35,78 142 29,28 155 28,18 30 26,79 13 9,15 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 24 7,67 35 7,22 31 5,64 11 45,83 -4 -11,43 Tổng 313 100,00 485 100,00 550 100,00 172 54,95 65 13,40

64

Bảng 4.25: Nợ xấu cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

4.2.4.3 Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo

Qua hai bảng số liệu 4.26 và 4.27, ta thấy được nợ xấu theo hình thức đảm bảo tập trung vào nhóm nợ có TSBĐ. Nhóm nợ của các khoản vay tín chấp qua các giai đoạn luôn được thu hồi đúng hạn nên con số này được duy trì ở mức 0 trong khi so với các ngân hàng khác con số này lại ở mức cao so với tổng dư nợ. Đạt được kết quả này là điều đáng khen ngợi vì cơ cấu cho vay của PGD chú trọng về mặt chất lượng nên đối với các khoản vay không có tài sản làm đảm bảo hay vay tín chấp thì việc cho vay được thực hiện rất nghiêm ngặt và có tính chọn lọc cao. Do đó, cơ cấu cho vay khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ luôn dưới mức 0,84% trong tổng doanh số cho vay nên các cán bộ tín dụng rất dễ quản lý và thu hồi đúng thời hạn.

Ngược lại, hình thức cho vay có tài sản đảm bảo lại có tốc độ tăng qua mỗi năm nhưng tốc độ tăng này có xu hướng giảm dần và có nhiều chuyển biến theo hướng tốt. Năm 2011, nợ xấu tăng 54,95% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tăng 13,40% so với năm 2011. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm nợ xấu chỉ tăng ở mức 11,81%. 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % - Nông nghiệp 169 58,68 173 53,73 4 2,37 - SXKD khác 124 43,06 129 40,06 5 4,03 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 25 8,68 20 6,21 -5 -20,00 Tổng 288 100,00 322 100,00 34 11,81

65

Bảng 4.26: Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Bảng 4.27: Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm

2012 Chỉ tiêu

2012 2013 Số tiền %

- Thế chấp 288 322 34 11,81

Tổng 288 322 34 11,81

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Ngược lại, hình thức cho vay có tài sản đảm bảo lại có tốc độ tăng qua mỗi năm nhưng tốc độ tăng này có xu hướng giảm dần và có nhiều chuyển biến theo hướng tốt. Năm 2011, nợ xấu tăng 54,95% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu tăng 13,40% so với năm 2011. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm nợ xấu chỉ tăng ở mức 11,81%.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch bình long tỉnh bình phước (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)