0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 44 -44 )

Từ bảng số liệu 4.3 và 4.4 trên ta thấy, doanh số cho vay của PGD có xu hướng tăng qua các năm 2010-2011 nhưng tốc độ tăng không ổn định. Năm 2011, doanh số cho vay chỉ tăng 0,83% so với năm 2010 là do lãi suất huy động trên thị trường biến động tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng lên. Cho vay các DN trên địa bàn thị xã Bình Long chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, vì thế trong điều kiện kinh tế khó khăn nên kinh doanh không được hiệu quả như năm trước, một số hộ sản xuất bị thua lỗ họ đi vay ít hơn vì có tâm lý sử dụng nguồn vốn sẵn có kinh doanh để tiết kiệm cho việc chi trả chi phí lãi vay và không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2012, doanh số cho vay có tiến triển hơn tăng 17,08% so với năm 2011. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2012, nhằm hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tháo gỡ khó khăn cho các DN và các hộ sản xuất kinh doanh dễ tiếp cận nguồn vốn, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã triển khai hơn 20 gói nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi trị giá 13.450 tỷ đồng và 18 triệu USD vì thế PGD Bình Long cũng mở rộng cho vay đối với các khách hàng DN và hộ kinh doanh nhiều hơn. Cùng với điều kiện kinh tế đang hồi phục, lãi suất bình ổn và giảm so với năm trước, các khách hàng cá nhân cũng có nhu cầu đi vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mở rộng kinh doanh góp phần làm cho doanh số cho vay tăng. Đây cũng là lý do doanh số cho vay sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012.

Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng 14,07% so với cùng kỳ năm trước. Thị xã Bình Long là một thị xã mới được chia tách và thành lập vào cuối năm 2009 vì thế tiềm năng phát triển là rất lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhanh và mạnh theo quy định của NHNN cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất góp phần bình ổn giá thị trường, kích cầu tiêu dùng, nguồn vốn vay đến với hệ khách hàng DN và hộ kinh doanh cá thể dễ hơn, hệ KHCN cũng ngày được PGD chú trọng mở rộng. DN, các hộ kinh doanh từng bước được phục hồi và có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

33

Bảng 4.3: Tình hình tín dụng tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. DSCV 290.400 292.822 342.843 2.422 0,83 50.021 17,08 - Cá nhân 241.237 250.340 291.969 9.103 3,77 41.629 16,63 - DN 49.163 42.482 50.874 -6.681 -13,59 8.392 19,75 2. DSTN 268.862 266.940 326.730 -1.922 -0,71 59.790 22,40 - Cá nhân 235.643 231.684 280.073 -3.959 -1,68 48.389 20,89 - DN 33.219 35.256 46.657 2.037 6,13 11.401 32,34 3. Dư nợ 162.742 188.624 204.737 25.882 15,90 16.113 8,54 - Cá nhân 117.382 136.038 147.934 18.656 15,89 11.896 8,74 - DN 45.360 52.586 56.803 7.226 15,93 4.217 8,02

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Bảng 4.4: Tình hình tín dụng tại PGD Bình Long sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013

so với 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % 1. DSCV 182.436 208.108 25.672 14,07 - Cá nhân 156.861 178.980 22.119 14,10 - DN 25.575 29.128 3.553 13,89 DSTN 171.929 195.356 19.427 11,30 - Cá nhân 149.419 171.236 21.817 14,60 - DN 22.510 24.120 1.610 7,15 Dư nợ 199.131 217.489 18.358 9,92 - Cá nhân 143.480 155.678 12.198 8,50 - DN 55.651 61.811 6.160 11,07

34

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 44 -44 )

×