0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 29 -29 )

3.2.3.1 Trưởng PGD

- Trưởng PGD trực tiếp điều hành hoạt động của PGD theo đúng pháp luật của Nhà nước, theo các quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Trưởng PGD được ủy quyền ký các văn bản liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Thực hiện thỉnh thị ý cấp trên bằng văn bản khi giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền quyết định của mình.

Trưởng PGD Phó PGD Bộ phận kinh doanh Bộ phận hành chánh Bộ phận kế toán- ngân quỹ

18

- Được quyền ký các hợp đồng liên quan đến tiền gửi, cấp tín dụng và các văn bản chứng từ khác theo quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Trưởng PGD chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, ban Tổng Giám đốc, Giám đốc sở giao dịch hoặc Giám đốc chi nhánh mà PGD phụ thuộc về các quyết định và ý kiến đề xuất trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động của PGD do mình phụ trách.

3.2.3.2 Phó PGD

- Phó PGD là người trợ giúp cho trưởng PGD trong công tác điều hành và được trưởng PGD ủy quyền một số hoạt động của PGD theo quy định của NH TMCP Sài Gòn thương Tín.

- Phó PGD chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước trưởng PGD về mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.

3.2.3.3 Bộ phận kinh doanh

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

- Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh. Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của NH đến khách hàng.

- Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.

- Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.

- Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của NH.

19

- XD kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc khu vực các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. - Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.

- Quản lý danh mục thu nợ và tình hình thu hồi nợ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.

3.2.3.4 Bộ phận hành chánh

- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. - Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của PGD.

- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại PGD.

- Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt.

- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.

- Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của NH và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố.

- XD kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng cơ cấu nhân sự và kết quả định biên của PGD.

- Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại PGD. - Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ phép,… tại PGD.

3.2.3.5 Bộ phận kế toán và ngân qu

- Thiết lập, lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ theo quy định của NHNN. - Kiểm tra chứng từ gốc, lập chứng từ kế toán, nhập số liệu kế toán một cách chính xác và truyền số liệu về chi nhánh trong ngày để hạch toán.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước theo quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

20

- Theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các khoản thu nhập, chi phí và tham mưu cho trưởng PGD các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho PGD.

- Thực hiện việc thu, chi, kiểm đếm tiền mặt, vàng, các loại séc đưa vào PGD một cách chính xác tuyệt đối và kiểm quỹ cuối ngày.

- Thực hiện nghiêm túc an toàn giao dịch, an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Tổ chức giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, cất giữ hồ sơ thế chấp, cầm cố theo đúng quy định.

- Dự trù các khoản chi tiêu nội bộ, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, tạm ứng theo quy định của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Quản lý kho quỹ.

- Bảo quản và sử dụng con dấu của PGD theo đúng quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng PGD giao.

3.2.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Phòng giao dịch Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013

3.2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012

NH thương mại bản chất cũng là một doanh nghiệp nhưng kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt hơn, đó là “quyền sử dụng vốn”. Vì thế, mục tiêu hoạt động cuối cùng của NH là tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất và đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Các NH trong nước ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, biến động, nợ xấu tăng cao trong năm 2011, 2012, điều đó cũng gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh của PGD Sacombank Bình Long. Với những nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên PGD đã vượt qua những thách thức và đạt được kết quả rất khả quan. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, cụ thể như sau:

a) Thu nhập

Thu nhập của PGD được tạo ra từ thu nhập lãi và thu từ hoạt động ngoài lãi bao gồm dịch vụ và hoạt động khác. Nhìn chung, ta thấy thu nhập của PGD Sacombank Bình Long liên tục tăng qua các năm và chủ yếu nguồn thu nhập

21

là từ hoạt động cho vay (91,36% năm 2010, 91,22% năm 2011 và 87,44% năm 2012). Mặc dù, thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi có tốc độ tăng nhanh hơn. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy PGD không chỉ chú trọng đến nghiệp vụ truyền thống của NH là huy động và cho vay mà còn đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ để đem lại nguồn thu cao hơn và ít rủi ro hơn cho NH.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long giai đoạn 2010- 2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 28.862 37.097 41.280 8.235 28,53 4.183 11,28 - Thu nhập từ lãi 26.367 33.840 36.095 7.473 28,34 2.255 6,66 - Thu nhập ngoài lãi 2.495 3.257 5.185 762 30,54 1.928 59,20 2. Chi phí 23.654 30.974 33.790 7.320 30.95 2.816 9,09 - Chi phí lãi 18.982 24.967 26.877 5.985 31,53 1910 7,65 - Chi phí ngoài lãi 4.672 6.007 6.913 1.335 28,57 906 15,08 3. Lợi nhuận 5.208 6.123 7.490 915 17,57 1.367 22,33

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sacombank Bình Long qua ba năm 2010, 2011, 2012.

Năm 2011, tổng thu nhập của PGD tăng 8.235 triệu đồng tương đương tăng 28,53% so với năm 2011. Đạt được kết quả trên là do sự gia tăng của dư nợ cho vay vào năm 2011 để đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh, nông dân, tiểu thương chợ,… làm cho nguồn thu từ lãi tăng 28,34% so với năm 2010. Một lý do khác làm cho thu nhập tăng là do đầu năm 2011 mức lãi suất vẫn còn ở mức huy động cao nên mặt bằng lãi suất cho vay cũng cao. Nguồn thu nhập ngoài lãi năm 2011 cũng tăng 30,54% so với năm 2010 là do thu phí dịch vụ tăng nhanh nhờ sự gia tăng số lượng thẻ tín dụng và thẻ thanh toán đến với khách hàng và có thêm nhiều hoạt động kinh doanh được PGD thực hiện như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ ngân quỹ, …

22

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Bình Long ba năm 2010, 2011, 2012

Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 Năm 2012, tổng thu nhập vẫn tăng nhưng tốc độ tăng là 11,28% so với năm 2011 thấp hơn tốc độ tăng của năm trước. Thu nhập từ lãi có xu hướng tăng nhưng tăng chậm so với năm 2011 là ảnh hưởng của việc giảm lãi suất cho vay vào năm 2012 NHNN đã 6 lần thay đổi giảm lãi suất cho vay và huy động làm cho thu nhập từ lãi của PGD giảm trong khi dư nợ vẫn tăng. Khác với thu nhập từ lãi, nguồn thu ngoài lãi năm 2012 của PGD có tốc độ tăng cao tăng 59,20% so với năm 2011, góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập. Đạt được điều đó là do PGD Bình Long đã nỗ lực từng bước chuyển dịch hoạt động kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hiện đại, phát triển mảng bán lẻ, cung ứng các sản phẩm dịch vụ với giá thành hợp lý cùng với việc tiếp tục mở rộng thị trường thẻ thanh toán và thẻ tín dụng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, PGD đã làm tốt khâu chăm sóc khách hàng, nhất là đội ngũ giao dịch viên và bộ phận ngân quỹ thực hiện tốt cho nên thời gian cũng như thủ tục chuyển tiền khi khách hàng đến giao dịch được rút ngắn, vì thế lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên khoản thu về dịch vụ tăng.

b) Chi phí

Chi phí hoạt động của PGD qua các năm cũng liên tục tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập. Về cơ cấu chi phí bao gồm hai bộ phận là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Khoản chi chủ đạo mà PGD phải trả là chi phí lãi, chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của PGD qua các năm (khoảng 80%) nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ trọng của thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập.

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PGD qua ba năm 2010-2012 nhận thấy tổng chi phí gia tăng mạnh nhất vào năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí năm 2011 tăng 30,95% so với năm 2010 là do sự gia tăng của chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Khoản chi cho chi phí lãi tăng do ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng nhiều khách hàng có xu hướng tích trữ vàng hơn là gởi tiết

91,36 % 8,64 % Năm 2010 91,22 % 8,78% Năm 2011

Thu từ lãi Thu ngoài lãi

87,44% 12,56%

23

kiệm tại NH, vì thế NH muốn huy động được nguồn vốn từ dân cư thì phải tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Mặt khác, vào năm 2011 có một số NH mới thành lập trên địa bàn thị xã huy động vốn với lãi suất cao nhằm thu hút các khách hàng mới và quảng bá thương hiệu đến với khách hàng nên buộc PGD cũng phải tăng lãi suất theo để có thể giữ chân các khách hàng cũ, mở rộng thêm hệ khách hàng mới. Chi phí ngoài lãi cũng tăng cao trong năm 2011 là do đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại vào trụ sở mới cũng làm đẩy tổng chi phí tăng cao.

Năm 2012, chi phí tiếp tục tăng 2.816 triệu đồng tương đương tăng 9,09% so với năm 2011. Chi phí lãi năm 2012 tăng 7,65% so với năm 2011 là do chính sách điều chỉnh hạ lãi suất, thắt chặt tiền tệ của NHNN đến ngày 11/06/2012 trần lãi suất huy động VNĐ chỉ còn 9% làm cho chi phí trả lãi có tốc độ tăng chậm trong khi vốn huy động vẫn tăng. Chi phí ngoài lãi năm 2012 tăng 15,08% so với năm 2011 là do PGD vẫn tiếp tục đầu tư sửa sang, mua sắm máy móc, thiết bị cho trụ sở mới đi vào hoạt động. Mặt khác, hội đồng xét lương cũng đưa ra những tiêu chí xét hệ số lương khuyến khích để tạo động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành vượt mức kế hoạch công việc được giao trong thời điểm tình hình chung khó khăn đối với ngành NH.

c) Lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Phân tích chung tình hình lợi nhuận để nhằm đánh giá sự biến động của NH, của từng bộ phận lợi nhuận kỳ này so với kỳ trước để tìm ra biện pháp khắc phục các mặt yếu kém, phát huy các mặt mạnh góp phần làm cho NH hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Từ bảng 3.1 và hình 3.3, ta thấy hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long có hiệu quả thể hiện qua việc lợi nhuận liên tục tăng trong thời gian qua và tăng mạnh vào năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận đạt 5.208 triệu đồng vào năm 2010. Sang đến năm 2011, lợi nhuận đạt 6.123 triệu đồng tăng 17,57% so với năm 2010. Mặc dù, đây là năm đầy thách thức đối với ngành NH nói chung và PGD Bình Long cũng gặp phải nhiều trở ngại khi chi phí có tốc độ tăng nhanh hơn thu nhập nhưng với cố gắng, nỗ lực của toàn thể nhân viên nên lợi nhuận vẫn tăng. Năm 2012, lợi nhuận đạt 7.490 triệu đồng tức tăng 22,33% là do công tác quản lý chi phí thực hiện tốt nên tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập làm cho tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn so với năm trước.

24 28.862 23.654 5.208 37.097 30.974 6.123 41.280 33.790 7.490 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 triệu đồng 2010 2011 2012 Năm

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Bình Long năm 2010-2012

Trong những năm kinh tế nhiều biến động, các NH phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đạt được những kết quả khả quan trên cho thấy PGD đã chú trọng việc quản lý chi phí, mở rộng hoạt động cho vay, liên tục đổi mới, giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của KH, đặc biệt là dịch vụ thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ. Cùng với những chính sách ứng phó kịp thời, uy tín, kinh nghiệm lãnh đạo và tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của tập thể nhân viên, tận dụng lợi thế của điều kiện kinh tế-xã hội thị xã Bình Long giúp PGD vượt qua những thử thách và nâng cao vị thế trước sự cạnh tranh gay gắt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 29 -29 )

×