Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bên cạnh doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay bao gồm những khoản vay của
45
những năm trước chưa thu hồi được. Doanh số thu nợ còn phản ánh được khả năng đánh giá khách hàng của các các bộ tín dụng và uy tín của khách hàng đối với việc sử dụng vốn vay theo mục đích và khả năng trả nợ của khách hàng. 149.419 171.236 280.073 231.684 235.643 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu
2012
6 tháng đầu 2013 Triệu đồng
Doanh số thu nợ
Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Phòng kinh doanh PGD Bình Long
Hình 4.2 Doanh số thu nợ của PGD Bình Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
Qua biểu đồ trên, ta thấy doanh số thu nợ của PGD có giảm nhẹ ở năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh của các cá thể, khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng vì thế doanh số thu nợ có sự sụt giảm. Nhưng đến năm 2012, doanh số thu nợ có chuyển biến tăng 48.389 triệu đồng tương đương tăng 20,89% so với năm 2011. Sang giai đoạn sáu tháng đầu năm doanh số thu nợ lại tăng lên 14,60% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số thu nợ có sự gia tăng trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là do kinh tế tương đối từng bước có biến chuyển mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng được hồi phục nên thu hồi nợ của PGD đạt kết quả cao hơn. Mặt khác, do các cán bộ tín dụng luôn gởi giấy báo nhắc nhở, đôn đốc khách hàng nên không chỉ thu được các khoản nợ của năm nay mà còn các khoản nợ quá hạn của những năm trước.
46
4.2.2.1 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao so với doanh số thu nợ trung và dài hạn, luôn chiếm trên 97% so với doanh số thu nợ trung và dài hạn. Lý giải cho việc trên là do doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn của PGD chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay cá nhân dẫn đến việc doanh số thu nợ ngắn hạn cũng cao so với trung và dài hạn.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân tại Sacombank Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Ngắn hạn 231.095 227.990 275.880 -3.105 -1,34 47.890 21,01 - Trung và dài hạn 4.548 3.694 4.193 -854 -18,78 499 13,51 Tổng 235.643 231.684 280.073 -3.959 -1,68 48.389 20,89
Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân tại PGD Sacombank Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % - Ngắn hạn 145.978 166.462 20.484 14,03 - Trung và dài hạn 3.441 4.774 1.333 38,74 Tổng 149.419 171.236 21.817 14,60
Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long
Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 1,34% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng 21,01% so với năm 2011, đây là một tiến bộ trong công tác thu nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn. Đạt được
47
điều này là do các cán bộ tín dụng đã tăng cường nhắc nhở các khoản nợ đến hạn cho khách hàng cộng với ý thức trả nợ của khách hàng khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể dần từng bước hồi phục, các khoản nợ năm trước chưa thu được cũng đã được thu hồi lại.
Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, công tác thu hồi được củng cố và mạnh hơn cùng với việc các khoản vay của hộ sản xuất kinh doanh, các cá nhân được trả đúng hạn và có thể thu hồi các khoản quá hạn của năm trước nên doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Khác với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn có nhiều biến động tăng giảm hơn. Năm 2011, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm 18,78% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản vay trung và dài hạn đến hạn nhưng khách hàng lại không thể trả nợ cho NH vì chủ yếu cho vay trung và dài hạn là các đối tượng vay sửa chữa XD, đầu tư BĐS là các khoản vay thường là sửa chữa nhà và hàng rào các vườn trồng cao su, điều của người nông dân, năm 2011 là năm người dân bị thất thu do tình hình lạm phát, dịch bệnh, nông sản mất giá vì thế họ không có khả năng để trả nợ đến hạn cho PGD như trên hợp đồng. Năm 2012, kinh tế nông nghiệp của người dân có phần chuyển biến nên có thể xoay chuyển nguồn thu để trả nợ các khoản vay năm trước. Theo tình hình đó, giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ có chuyển biến đáng mừng, tăng 38,74 7% so với cùng kỳ năm trước.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân theo dòng sản phẩm
Từ bảng số liệu 4.13, ta thấy cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ theo dòng sản phẩm cũng không ngừng tăng qua các năm trừ khoản cho vay nông nghiệp và cho vay chuyển nhượng, xây dựng và sửa chữa BĐS năm 2011 có sự suy giảm.
Cho vay nông nghiệp
Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp có sự tăng giảm theo diễn biến của tình hình nông nghiệp trong nước. Doanh số cho vay nông nghiệp có sự giảm sụt trong năm 2011, với xu thế đó doanh số thu nợ trong năm này cũng giảm 10,19% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, tình trạng lạm phát cao và tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp làm cho giá cả nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi tăng lên, dịch bệnh heo tai xanh đã gây tổn thất lớn đến hoạt động của các chủ thể kinh doanh trang trại. Họ phải đối mặt với chi phí cao cho thức ăn chăn nuôi và giá thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động theo chiều hướng bất lợi. Thêm vào đó, giá của các sản phẩm
48
là thế mạnh của vùng như mủ cao su và điều trên thị trường xuất khẩu cũng có chiều hướng sụt giảm những tháng cuối năm 2011, thu nhập của người nông dân sụt giảm làm cho công tác thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Bước sang năm 2012 tình hình sản xuất nông nghiệp có những bước khả quan hơn, doanh số thu nợ tăng lên nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những món nợ năm trước tích cực được thu hồi và theo chiều hướng phục hồi đó thì doanh số thu nợ đối với sáu tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước.
Cho vay sản xuất kinh doanh khác
Doanh số cho vay KHCN đối với lĩnh vực này của ngân hàng có tỷ trọng cao nhất vì thế doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Doanh số thu nợ đối với khoản mục này năm 2012 gia tăng mạnh cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay. Nguyên nhân là do cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các khách hàng phần lớn là các khoản cho vay có thời hạn ngắn nhằm để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời để sản xuất kinh doanh vào các mục đích như thu mua nông sản, mở rộng các quán cà phê, quán ăn, các tiệm buôn bán tạp hóa của các khách hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể vì thế thu hồi nợ cũng nhanh. Đây là những đối tượng thường sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định trên hợp đồng tín dụng, vì thế việc thu nợ được thực hiện tốt qua các năm. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay vẫn theo chiều hướng tăng so với sáu tháng đầu năm trước.
Cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank
Doanh số thu nợ ở khoản mục này tăng cùng với diễn biến của doanh số cho vay qua các năm. Mặc dù, phần lớn cho vay ở khoản mục này là các khoản cho vay tín chấp nhưng vì thu nhập của các khách hàng này thường xuyên và ổn định, tiền vay được trả trên tài khoản tiền lương và các khách hàng là CBNV Nhà nước, CBNV đang làm việc tại Sacombank và người thân của các CBNV Sacombank, uy tín cao nên doanh số thu nợ có sự tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ của khoản mục này tăng 21,92% so với năm 2010, đến năm 2012 con số này tăng 37,41% so với năm 2012. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ này vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước do tốc độ gia tăng của doanh số cho vay và các khoản này được vay với kỳ hạn ngắn nên thời gian thu hồi nợ cũng diễn ra nhanh.
49
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ cá nhân của PGD Bình Long theo dòng sản phẩm qua ba năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long
Chênh lệch
Năm 6 tháng đầu năm
2011 so với 2010 2012 so với 2011
6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu
2012 Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
- Nông nghiệp 65.435 58.768 72.527 39.985 48.684 -6.667 -10,19 13.759 23,41 8.699 21,76 - SXKD khác 165.641 168.653 202.711 106.745 119.456 3.012 1,82 34.058 20,19 12.711 11,91 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 2.703 2.149 2.416 1.486 1.592 -554 -20,50 267 12,42 106 7,13 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 357 433 595 296 348 76 21,29 162 37,41 52 17,57 - Tiểu thương 1.507 1.681 1.824 907 1.156 174 11,55 143 8,51 249 27,45 Tổng 235.643 231.684 280.073 149.419 171.236 -3.959 -1,68 48.389 20,89 21.817 14,60
50
Cho vay tiểu thương
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiểu thương luôn được PGD thực hiện tốt qua các năm vì thế doanh số thu nợ cho vay tiểu thương tăng trưởng qua các năm cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay. Đây là sản phẩm của ngân hàng cho vay tín chấp đối với các khách hàng là những người buôn bán ở các chợ. Vì lợi thế vị trí của PGD nằm gần với khu vực chợ của thị xã nên thuận lợi cho việc thu nợ của các cán bộ tín dụng khi thực hiện thu nợ ngay tại chợ. Mặt khác, do đặc điểm của sản phẩm này là thu nợ gốc và lãi hàng tháng tại nơi buôn bán của các tiểu thương nên việc thu nợ đạt được nhiều kết quả. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 11,55% so với năm 2010, tuy doanh số thu nợ có tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 2012 chỉ tăng 8,51% so với năm 2011 nhưng sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 lại có bước tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2012.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ cá nhân theo hình thức đảm bảo
Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ vì thế ngân hàng thường hạn chế cho vay đối với các khoản vay không có tài sản làm đảm bảo để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Đối với các khoản cho vay tín chấp PGD cũng rất thận trọng khi xét duyệt hồ sơ vay vốn vì thế tình hình thu nợ theo hình thức đảm bảo ảnh hưởng bởi tăng giảm của doanh số cho vay.
Từ bảng 4.14 và 4.15, cho thấy doanh số thu nợ đối với các khoản vay có thế chấp sụt giảm vào năm 2011. Cụ thể, doanh số thu nợ tín chấp năm 2011 là 229.770 triệu đồng, giảm 4.009 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát, giá cả nông sản sụt giảm, dịch bệnh hoành hành trong chăn nuôi các đối tượng đi vay chủ yếu là những người nông dân và những hộ kinh doanh cá thể do nguồn thu nhập sụt giảm vì thế công tác thu nợ gặp khó khăn nên thu nợ đối với các khoản vay này cũng giảm. Sang năm 2012 và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ đối với các khoản vay thế chấp này có sự gia tăng so với cùng kỳ.
Doanh số thu nợ đối với các khoản vay tín chấp lại có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ cho vay tín chấp tăng 50 triệu đồng tương đương tăng 2,68% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số thu nợ cho vay tín chấp tăng 201 triệu đồng, tương đơng tăng 10,50% so với năm 2011. Gia đoạn sáu tháng đầu năm 2013, con số này tăng 63 triệu đồng hay tăng 5,28% so với sáu tháng cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng của doanh số thu nợ là do các khoản cho vay tín chấp đều được thu hồi đúng thời hạn và theo định kỳ vì thế nó luôn ổn định và gia tăng qua các giai đoạn.
51
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Bảng 4.15: Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013
so với 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu
2012 2013 Số tiền %
- Thế chấp 148.226 169.980 21.754 14,68
- Tín chấp 1.193 1.256 63 5,28
Tổng 149.419 171.236 21.817 14,60
Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long