0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Dư nợ cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 63 -63 )

Dư nợ là kết quả diễn biến từ tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ, thể hiện số vốn mà NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Trong thời gian qua PGD Bình Long đã thực hiện theo định hướng phát triển của Hội sở hướng đến trở thành NH đa năng bán lẻ hàng đầu nên hệ KHCN đã luôn được chú trọng. Dư nợ của KHCN chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm. Từ hình 4.3, ta thấy năm 2011, dư nợ tăng 18.656 triệu đồng tương đương tăng 15,89%. Năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng 11.896 triệu đồng tương đương tăng 8,74%. Xu hướng tăng này vẫn tiếp tục ở giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013.

Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Thế chấp 233.779 229.770 277.958 -4.009 -1,71 48.188 20,97 - Tín chấp 1.864 1.914 2.115 50 2,68 201 10,50 Tổng 235.643 231.684 280.073 -3.959 -1,68 48.389 20,89

52 117.382 136.038 155.678 143.480 147.934 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu

2012

6 tháng đầu 2013 Triệu đồng

Dư nợ cho vay

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Hình 4.3 Tình hình dư nợ cho vay cá nhân của PGD Bình Long năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013

4.2.3.1 Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn

Bảng 4.16: Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Ngắn hạn 112.607 131.047 142.211 18.440 16,38 11.164 8,52 - Trung và dài hạn 4.775 4.991 5.723 216 4,52 732 14,6 7 Tổng 117.382 136.038 147.934 18.656 15,89 11.896 8,74

53

Bảng 4.17: Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

 Dư nợ cho vay ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.16 và 4.17, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm và tăng nhanh nhất vào năm 2011. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 16,38% so với năm 2010 là vì doanh số cho vay năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế biến động sản xuất của các hộ kinh doanh và sự mất giá của các sản phẩm nông nghiệp nên tác động đến công tác thu nợ làm doanh số thu nợ lại có phần giảm đi vì thế đẩy dư nợ năm 2011 tăng lên cao.

Dư nợ ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 tăng 12.159 triệu Đồng hay tăng 8,74% là do PGD đã không ngừng tăng quy mô tín dụng đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn thông qua các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho các cá nhân có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Qua đó, ta thấy công tác mở rộng tín dụng ngắn hạn có hiệu quả và tăng trưởng ổn định.

 Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp dưới 4,10% trong tổng dư nợ và có xu hướng thay đổi. Dư nợ cho vay trung và dài hạn có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 4,52% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 14,67% so với năm 2011. Năm 2012, dư nợ cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng nhanh nhất là do vốn huy động đối với kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng gia tăng, vì thế, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có phần tăng lên so với những năm trước. Lĩnh vực cho vay trung và dài hạn chủ yếu là một phần cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay mua nhà, XD và sửa chữa BĐS. Từ năm 2012,

6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm

2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % - Ngắn hạn 139.080 151.239 12.159 8,74 - Trung và dài hạn 4.400 4.439 39 0,89 Tổng 143.480 155.678 12.198 8,50

54

PGD triển khai cho vay ưu đãi đối với các đối tượng cùng với việc các dự án phát triển thị xã dần được thực hiện, nhiều nhà phải giải tỏa nên nhu cầu vay để mua, sửa chữa nhà cũng tăng lên nên dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng. Đây cũng là lý do dư nợ cho vay trung và dài hạn đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm trước.

4.2.3.2 Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm

Qua bảng số liệu 4.18 và 4.19, ta thấy dư nợ theo dòng sản phẩm có sự biến động khác nhau tùy vào mỗi thời kỳ. Cho vay tiểu thương và Cho vay chuyển nhượng, xây dựng sửa chữa BĐS có sự biến động ảnh hưởng trực tiếp từ doanh số cho vay và thu nợ.

 Cho vay nông nghiệp

Dư nợ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và có xu hướng tăng ổn định qua các năm là do sự mở rộng của doanh số cho với lĩnh vực này. Đây là khoản mục có dư nợ tăng trưởng ổn định nhất trong các dòng sản phẩm hiện cho vay của PGD vì do cơ cấu kinh tế thị xã Bình Long dù đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò cao trong nền kinh tế. Cụ thể, năm 2011 dư nợ đạt 45.723 triệu đồng tương đương tăng 16% so với năm 2010. Sang năm 2012, dư nợ nông nghiệp vẫn tăng đạt 54.947 triệu đồng hay tăng 20,17% so với năm 2011.

Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn tiếp tục tăng 7.401 triệu Đồng tương đương tăng 14,54% so với sáu tháng cùng kỳ năm trước là do sự gia tăng của doanh số cho vay cao hơn so với cùng kỳ, PGD tiếp tục hưởng ứng chủ trương của ngành NHNN về việc thực hiện nhiệm vụ của ngành NH liên quan đến chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Thủ tướng Chính phủ nên việc mở rộng quy mô tín dụng nông nghiệp ngày càng tăng.

 Cho vay sản xuất kinh doanh khác

Dư nợ đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và cũng có xu hướng tăng qua các năm. Thị xã ngày càng được đầu tư phát triển, vì thế để theo kịp sự phát triển đó thì các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể càng có nhu cầu vốn để mở rộng cho việc kinh doanh. PGD theo định hướng mục tiêu là hướng đến hệ KHCN và đặc điểm các khoản vay của hộ kinh doanh cá thể là để bù đắp nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt nên lĩnh vực này luôn được PGD chú trọng, qua đó có thể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế thị xã.

55

Bảng 4.18: Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long từ năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % - Nông nghiệp 39.417 33,58 45.723 33,61 54.947 37,14 6.306 16,00 9.224 20,17 - SXKD khác 75.705 64,49 88.353 64,95 90.946 61,48 12.648 16,71 2.593 2,93 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 1.264 1,08 1.143 0,84 1.267 0,86 -121 -9,57 124 10,85 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 189 0,16 263 0,19 310 0,21 74 39,15 47 17,87 - Tiểu thương 807 0,69 556 0,41 464 0,31 -251 -31,10 -92 -16,55 Tổng 117.382 100,00 136.038 100,00 147.934 100,00 18.656 15,89 11.896 8,74

56

Bảng 4.19: Dư nợ cho vay cá nhân theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Năm 2011, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh khác đạt 12.648 triệu đồng tương đương tăng 16,71% so với năm 2010. Sang năm 2012, tốc độ tăng dư nợ thấp hơn so với giai đoạn 2010-2011, chỉ tăng 2,93% so với năm 2011. Mặc dù sự tăng trưởng này không cao nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu vì doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm nhưng do khách hàng đi vay với các món vay ngắn hạn cùng công tác thu nợ đạt kết quả cao nên dư nợ không tăng mạnh vào năm này. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ sản xuất kinh doanh tăng 4.431 triệu đồng tương đương tăng 4,88%.

 Cho vay chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa BĐS

Khác với cho vay nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, dư nợ cho vay chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa BĐS có sự tăng giảm qua ba năm 2010- 2012. Năm 2011, dư nợ giảm 121 triệu đồng tương đương giảm đi 9,57% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lĩnh vực này của người dân Bình Long chủ yếu bao gồm các khoản mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, xây dựng hàng rào các vườn trồng cao su, hồ tiêu, điều, năm 2011 kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn nên khoản đi vay để sửa chữa này có chiều hướng giảm đi so với

6 tháng đầu năm

2012 2013

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với

6 tháng đầu 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % - Nông nghiệp 50.917 35,49 58.318 37,46 7.401 14,54 - SXKD khác 90.709 63,22 95.140 61,11 4.431 4,88 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 1.020 0,71 1.477 0,95 457 44,80 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 335 0,23 421 0,27 86 25,67 - Tiểu thương 499 0,35 322 0,21 -177 -35,47 Tổng 143.480 100,00 155.678 100,00 12.198 8,50

57

năm 2010. Năm 2012, nhờ vào những chính sách hỗ trợ và các gói cho vay lãi suất ưu đãi đối với việc xây dựng, sửa chữa BĐS, người dân trong diện giải tỏa đi vay nhiều hơnđể sửa chữa, xây dựng nhà nên doanh số cho vay lĩnh vực này tăng đẩy dư nợ cũng tăng lên. Đây cũng là lý do giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn tiếp tục có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trước.

 Cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank

Dư nợ cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm. Vì cuộc sống ngày càng phát triển bên cạnh nhu cầu sản xuất kinh doanh thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của các đối tượng này cũng tăng. Dư nợ năm 2011 tăng 74 triệu đồng tương đương tăng 39,15% so với năm 2011, dư nợ năm 2012 tăng 47 triệu đồng tương đương tăng 17,87% và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng 25,67%.

 Cho vay tiểu thương

Dư nợ cho vay đối với tiểu thương chợ tuy có xu hướng giảm qua các năm và sáu tháng đầu năm 2013 nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu. Lý giải cho xu hướng trên là do công tác thu nợ đối với tiểu thương được thực hiện tốt kèm theo việc các khoản vay đều có thời hạn ngắn nhằm giúp các tiểu thương buôn bán xoay vốn thiếu hụt tạm thời để mua thêm hàng hóa nên mặc dù doanh số cho vay tăng qua các năm nhưng doanh số thu nợ tăng nhanh hơn nên dư nợ lại có xu hướng giảm.

4.2.3.3 Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo

Bảng 4.20: Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Thế chấp 116.486 135.219 146.995 18.733 16,08 11.776 8,71 - Tín chấp 896 819 939 -77 -8,59 120 14,65 Tổng 117.382 136.038 147.934 18.656 15,89 11.896 8,74

58

Bảng 4.21: Dư nợ cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại PGD Bình Long 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013

so với 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu

2012 2013 Số tiền %

- Thế chấp 142.736 154.619 11.883 8,33

- Tín chấp 744 1.059 315 42,34

Tổng 143.480 155.678 12.198 8,50

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

Từ hai bảng số liệu 4.20 và 4.21, ta thấy mặc dù khác khoản vay tín chấp có doanh số thu hồi đều tăng qua các giai đoạn nhưng vì các khoản vay này nếu không quản lý tốt thì sẽ đem lại tổn thất cho NH, vì thế tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Qua các năm 2010-2012 và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng này đều không vượt quá 0,76%.

Dư nợ đối với các khoản vay có thế chấp lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Khác với các khoản vay có thế chấp, dư nợ của các khoản vay tín chấp có sự thay đổi qua các năm. Năm 2011, dư nợ của khoản mục này giảm đi 77 triệu đồng hay giảm 8,59% so với năm 2012 là do doanh số cho vay tín chấp giảm trong năm 2011 nhưng thu nợ ở năm này lại tăng so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2012 đối với các khoản vay tín chấp lại tăng 120 triệu đồng tương đương tăng 14,65%.

Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 bên cạnh sự gia tăng của dư nợ đối với các khoản vay có thế chấp thì dư nợ các khoản vay tín chấp cũng tăng mạnh 42,34% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh số cho vay của các khoản vay đối với tiểu thương và các CBNV theo hình thức tín chấp gia tăng mạnh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 63 -63 )

×