0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Doanh số cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 46 -46 )

Doanh số cho vay cá nhân phản ánh số tiền mà NH đã cho khách hàng vay trong một thời kỳ. Từ khi thành lập theo định hướng trở thành NH bán lẻ đa năng, hiện đại cùng với đặc điểm kinh tế của thị xã là kinh doanh buôn bán chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể và một số các DN vừa và nhỏ thì PGD đã đặt

35

mục tiêu chú trọng đến hệ KHCN. Sau khi cắt giảm lượng tín dụng đối với các DN làm ăn không hiệu quả thì doanh số cho vay đối với KHCN ngày càng tăng. Đây là mảng tín dụng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của PGD.

Từ hình 4.1 ta thấy, nhìn chung doanh số cho vay có quy mô tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay tăng 3,77% so với năm 2010. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng thấp vì do ảnh hưởng của lãi suất, lạm phát và kinh tế gặp nhiều khó khăn nên lượng khách hàng đi vay và khả năng cho vay của PGD có giảm so với năm 2010. Sang năm 2012, lượng vốn đến với KHCN có chiều hướng gia tăng và giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 thì xu hướng này vẫn được duy trì. Điều này cho thấy PGD hoạt động có hiệu quả trong việc đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô cho vay.

241.237 250.340 291.969 156.861 178.980 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu

năm 2012

6 tháng đầu năm 2013 Triệu đồng

Doanh số cho vay

Nguồn: Số liệu tổng hợp tử Phòng kinh doanh PGD Bình Long qua ba năm 2010, 2011, 2012

Hình 4.1 Doanh số cho vay cá nhân của PGD Bình Long giai đoạn 2010-2012

4.3.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn

Nhìn chung, công tác đưa nguồn vốn đến với người dân được PGD thực hiện tốt thể hiện qua việc doanh số cho vay cá nhân đều tăng qua các năm.

36

 Doanh số cho vay ngắn hạn

Từ bảng 4.7 và 4.8 cho thấy qua các năm, doanh số cho vay KHCN ngắn hạn đều có diễn biến tăng cho thấy quy mô tín dụng của PGD ngày càng được mở rộng. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 3,77% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay có tốc độ tăng nhanh hơn, tăng 16,63% so với năm 2011. Điều này cho thấy cho vay KHCN của PGD là tương đối ổn định trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động. Bước sang sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do PGD đã không ngừng mở rộng cho vay hướng đến nhiều đối tượng với lãi suất ưu đãi cho các khoản vay ngắn hạn, đặc điểm của các đối tượng vay vốn cá nhân đa số là các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ lẻ, nhà nông và cá nhân mục đích đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh tạm thời thiếu hụt trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nên nhu cầu các khoản vay ngắn hạn gia tăng.

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với trung và dài hạn, luôn ở mức trên 97,99% từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của PGD chủ yếu là từ tiền gửi huy động ngắn hạn nên PGD ưu tiên cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, hạn chế rủi ro và dễ dàng kiểm soát các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng hơn. Hơn nữa, tâm lý người dân khi đi vay thường không mong muốn các khoản vay của họ phải kéo dài quá lâu sẽ tốn thêm chi phí, họ muốn vay ngắn hạn vì lãi suất thấp hơn so với trung và dài hạn.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay cá nhân tại PGD Bình Long qua 3 năm 2010- 2012 ĐVT: triệu Đồng Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) - Ngắn hạn 236.364 246.430 287.044 10.066 4,26 40.614 16,48 - Trung và dài hạn 4.873 3.910 4.925 -963 -19,76 1.015 25,96 Tổng 241.237 250.340 291.969 9.103 3,77 41.629 16,63

37

Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân tại PGD sáu tháng đầu năm 2012, sáu tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu Đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 154.011 175.490 21.479 13,95 Trung và dài hạn 2.850 3.490 640 22,46 Tổng 156.861 178.980 22.119 14,10

Nguồn: Phòng kinh doanh PGD Bình Long

 Doanh số cho vay trung và dài hạn

Khác với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn lại có sự biến động khác nhau qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 19,76% so với năm 2010. Lý giải cho sự sụt giảm trên là do năm 2011, lãi suất biến động mạnh, giá vàng tăng mạnh trên thị trường nên nguồn vốn huy động giảm so với năm trước. Đối tượng cho vay trung và dài hạn của PGD chủ yếu là mục đích chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS và cho vay mua nhà và một số hộ sản xuất kinh doanh vay theo kỳ hạn dài. Năm 2011, là năm đầy khó khăn, lãi suất tăng cao nên người dân không muốn phải trả lãi vay với chi phí cao nên có xu hướng vay kỳ hạn ngắn hơn. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro trong năm 2011, PGD cũng hạn chế cho vay đối với trung và dài hạn. Đến năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn lại tăng so với năm 2011.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhanh so với sáu tháng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã thực hiện chương trình ưu đãi cho vay đối với các KHCN mua, XD, sửa chữa BĐS với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn lên đến 1 năm. PGD Bình Long cũng đã thực hiện triển khai và nhiều khách hàng có nhu cầu vay mua, XD, sửa chữa nhà nhiều hơn. Cùng với việc một số hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng kinh doanh, lãi suất có phần bình ổn hơn nên họ đi vay với kỳ hạn dài hơn. Vì thế, doanh số cho vay trung và dài hạn của PGD tăng lên đáng kể.

38

4.2.1.2 Doanh scho vay cá nhân theo dòng sản phẩm

Theo bảng 4.7 và 4.8, ta thấy cơ cấu doanh số cho vay của NH, khoản mục cho vay SXKD khác chiếm tỷ trọng cao nhất luôn ở mức trên 67% trong tổng doanh số cho vay cá nhân từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, trong khi khoản mục cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất không quá 0,3% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Do đặc điểm kinh tế thị xã Bình Long chủ yếu là kinh tế cá thể, hộ gia đình và từ khi thị xã thành lập kinh tế trên đà phát triển hơn vì thế nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng gia tăng. Cho vay CBNV và cho vay người thân CBNV Sacombank chủ yếu là cho vay tín chấp, vì không có TSBĐ nên khoản vay này luôn được NH xét duyệt rất kĩ trước khi cho vay vì thế mặc dù doanh số cho vay của khoản mục này tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

Nhìn chung, doanh số cho vay của cho vay SXKD khác và cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank đều tăng qua các năm kể cả giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013. Khác với hai khoản mục này, các khoản mục còn lại có phần sụt giảm vào năm 2011 và lại có chuyển biến tăng trong giai đoạn sau. Để biết rõ hơn tình hình tăng giảm cũng như nguyên nhân ta sẽ đi phân tích doanh số cho vay theo từng dòng sản phẩm.

 Cho vay nông nghiệp

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên của thị xã Bình Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo cùng với đất đỏ bazan thích hợp cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc phát triển cây trồng lâu năm, các cây công nghiệp điển hình là thế mạnh của vùng như cao su, điều, hồ tiêu và một số các loại cây trồng khác. Ngoài việc vay vốn để trồng các mặt hàng nông sản xuất khẩu, người dân còn đi vay để bổ sung vốn XD và mở rộng các trang trại chăn nuôi lợn, bò và gia cầm của gia đình. Vì thế, để phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, cho vay nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay cá nhân của PGD để phục vụ nhu cầu của người dân.

Địa bàn Bình Long chủ yếu là nông dân trồng các cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu,… và chăn nuôi heo, bò, gia cầm. Doanh số cho vay nông nghiệp giảm vào năm 2011 là do kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch heo tai xanh bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến các trang trại chăn nuôi heo của người dân địa phương, một số không nhỏ người nông dân bị thua lỗ cùng với giá của các loại sản phẩm mủ cao su, điều không bình ổn và lãi suất cho vay tăng cao trên thị trường trong những tháng đầu năm 2011 nên họ đã không có nhu cầu

39

mở rộng quy trang trại và trồng cao su, điều làm cho doanh số cho vay năm 2011 sụt giảm 10,36% so với năm 2010. Mặt khác lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp không cạnh tranh được với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn vì đây là NH có lãi suất rất thấp đối với lĩnh vực này.

Sang năm 2012, doanh số cho vay nông nghiệp lại có bước tăng lên đáng kể, tăng 25,36% so với năm 2011 và chiều hướng tăng này lại tiếp tục ở giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013. Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay nông nghiệp tăng 6.876 triệu Đồng tương đương tăng 15,22% so với cùng kỳ năm trước. Đạt được điều này là nhờ Chính sách tín dụng năm 2012 của NHNN ưu tiên tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp phục vụ phát triển nông thôn quy định các TCTD ít nhất phải có dư nợ nông nghiệp tương ứng khoảng 20% tổng dư nợ, vì thế PGD cũng thực hiện cho vay với lãi suất hỗ trợ đối với lĩnh vực này. Cùng với việc lãi suất trên thị trường có phần “hạ nhiệt” hơn, vì thế người dân có xu hướng đi vay nhiều hơn để bổ sung vốn và mở rộng trồng trọt, chăn nuôi.

 Cho vay SXKD khác

Ngoài việc cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay để SXKD đối với tượng cá nhân luôn được chú trọng đi kèm với cho vay SXKD của DN. Đặc biệt, với việc thành lập thị xã Bình Long vào cuối năm 2009 nền kinh tế có những chuyển biến mới và trên đà phát triển vì thế nhu cầu vốn cho việc kinh doanh của các DN cũng như các cá thể ngày càng nhiều. Do đặc điểm thành phần kinh tế thị xã Bình Long đa số là kinh doanh cá thể nên khách hàng cá nhân trong cho vay SXKD chủ yếu là các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ tìm đến NH để phục vụ nhu cầu vốn mở rộng quy mô kinh doanh vì thế khoản mục này đều tăng qua mỗi năm.

Cụ thể, doanh số cho vay SXKD năm 2011 đạt 205.304 triệu đồng, tăng 10,58% so với năm 2010. Năm 2012, tốc độ này tăng nhanh hơn, NH đã cho vay tăng 13,24% so với năm 2011. Bước sang giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đối với nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng 13,34% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là từ khi thị xã được thành lập, kinh tế người dân phát triển hơn, nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của người dân cũng gia tăng vì thế các cá thể kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là các hộ gia đình buôn bán tạp hóa, các quán cà phê và các quán ăn gia đình có nhu cầu tăng vốn mở rộng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ tốt hơn nên nhu cầu đi vay cũng nhiều hơn. Mặt khác, còn có các hộ thu mua nông sản như điều, mủ cao su, hồ tiêu và sắn

40

có nhu cầu vay để tăng nguồn vốn mở rộng chế biến và tham gia vào thị trường xuất khẩu.

 Cho vay chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS

Khác với doanh số cho vay SXKD, doanh số cho vay chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS của PGD có sự tăng giảm theo diễn biến tình hình kinh tế. Doanh số cho vay này giảm trong năm 2011 và có xu hướng tăng trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Năm 2011, doanh số cho vay ở khoản mục này giảm 21,49%. Vì cho vay đối với lĩnh vực này chủ yếu là sửa chữa, xây dựng nhà và các hàng rào để bảo vệ các vườn cao su và nguồn thu chủ yếu của các đối tượng đi vay là từ việc chăn nuôi, trồng cao su, điều, hồ tiêu nhưng trong năm 2011, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến việc chăn nuôi kèm theo giá của các loại mủ cao su, điều xuất khẩu bị rớt giá vì thế người dân không có nhu cầu xây dựng thêm hàng rào, sửa chữa lại nhà nên doanh số cho vay giảm.

Sang năm 2012, doanh số cho vay có xu hướng tăng và tiếp tục tăng trong sáu tháng đầu năm 2013. Sở dĩ có sự gia tăng này là có nhiều dự án, công trình mở rộng đường vành đai của thị xã và các tuyến đường mở giao thông, các công trình lớn dần được thực hiện để hướng đến nâng tầm thị xã Bình Long trở thành đô thị loại III vào năm 2020 nên một số nhà rơi vào khu quy hoạch, giải tỏa. Vì thế, nhu cầu đi vay để mua và sửa chữa nhà của người dân ngày càng nhiều cùng với việc PGD Bình Long thực hiện theo tinh thần của Hội sở đã cho vay các gói tín dụng lãi suất ưu đãi phục vụ cho việc mua và sửa chữa nhà với những người lao động có thu nhập thấp đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân.

 Cho vay CBNV và người thân CBNV Sacombank

Đây là sản phẩm được PGD triển khai từ sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của Hội sở NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Sản phẩm này dành cho các CBNV đang làm việc tại Sacombank và người thân CBNV Sacombank cùng với các CBNV Nhà nước đang làm việc tại các đơn vị có liên kết với Sacombank. Tùy trường hợp cụ thể mà sản phẩm này có thể cho vay dưới hình thức tín chấp hoặc có TSBĐ đối với CBNV.

Nhìn chung, khoản mục này tuy có tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại có tốc độ gia tăng nhanh qua ba năm 2010-2012 và cả sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do kinh tế ngày càng có bước phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao vì thế để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng CBNV và những người thân của CBNV ngày càng có nhu cầu đi vay để sắm sửa vật dụng, nội thất, mua xe và sửa chữa nhà cũng gia tăng.

41

Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo dòng sản phẩm của PGD Bình Long qua ba năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % - Nông nghiệp 72.595 30,09 65.074 25,99 81.751 28,00 -7.521 -10,36 16.677 25,63 - SXKD khác 163.956 67,96 181.301 72,42 205.304 70,32 17.345 10,58 24.003 13,24 - Chuyển nhượng, XD, sửa chữa BĐS 2.583 1,07 2.028 0,81 2.540 0,87 -555 -21,49 512 25,25 - CBNV và người thân CBNV Sacombank 439 0,18 507 0,20 642 0,22 68 15,49 135 26,63 - Tiểu thương 1.664 0,69 1.430 0,57 1.732 0,59 -234 -14,06 302 21,12 Tổng 241.237 100,00 250.340 100,00 291.969 100,00 9.103 3,77 41.629 16,63

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 46 -46 )

×