Hệ số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 77)

Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: dựa vào bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngành này có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2010 thì hệ số thu nợ rất cao 97,65%, nhƣng trong 2011 và 2012 thì hệ số thu nợ đã giảm xuống lần lƣợc là 96,37% và 84,43%. Nguyên nhân là trong năm 2011 thì doanh số thu nợ tăng của ngành tăng 1,17% trong khi đó doanh số cho vay tăng 2,51%. Vì thế làm cho hệ số thu nợ giảm nhẹ trong năm 2011. Đến năm 2012 thì doanh số thu nợ tăng 5,38%, nhƣng doanh số cho vay lại tăng cao hơn 20,29%. Vì thế làm cho hệ số thu nợ trong năm 2012 tiếp tục giảm. Bên cạnh những thuận lợi về nguồn nguyên liệu, chất lƣợng sản phẩm... ngành nông, lâm và thủy sản của thành phố gặp không ít khó khăn nhƣ các doanh nghiệp, hộ gia đình và ngƣời dân trên địa bàn có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực trình độ tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh còn bất cập, thiếu vốn, không có tính liên kết và hợp tác trong sản xuất. Sản phẩm hàng hóa của ngảnh nghề nông thôn phần lớn là chƣa có nhãn hiệu, thƣơng hiệu. Khả năng cạnh tranh của những mặt hàng này với sản phẩm khác còn hạn chế. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thi hệ số dƣ nợ co sự tăng trở lại (91,95%) so với 6 tháng đầu năm 2012 (81,63%). Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng mạnh hơn doanh số cho vay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức trong 6 tháng đầu năm 2013 ngành nông, lâm và thủy sản vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng, góp phần quan trong vào kinh tế thành phố, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống ngƣời dân. Bên cạnh đó ngân hàng đã tập trung nguồn lực thực hiện các giải pháp nhằm thu hồi nợ, tháo gỡ khó khăn của khách hàng.

Ngành xây dựng và công nghiệp: luôn có hệ số thu nợ trên 82% và hệ số thu nợ của ngành này cũng diễn biến cùng chiều với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Hệ số thu nợ của ngành trong 2010 là 93.02% cũng là năm co hệ số thu nợ cao nhất. Trong năm 2011 và 2012 thì hệ số này đã giảm xuống còn 88,86% và 82,28%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thi hệ số thu nợ có sự tăng trở lại (93,24) so với 6 tháng đầu năm 2012 (84,51%). Nguyên nhân năm 2011 thì lãi suất ở mức cao đến năm 2012 thì lãi suất đã giảm mạnh,

ra còn do thị trƣờng xây dựng bị thu hẹp, thị trƣờng bất động sản trầm lắng, sản xuất vất liệu xây dựng suy giảm. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là công nghiệp chế biến cũng bị ảnh hƣởng bởi lãi suất và giá đầu vào nguyên liệu.

Ngành thƣơng mại & dịch vụ: Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngành này đều tăng trong 3 năm từ 2010 – 2012, nhƣng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 doanh số thu nợ của ngành này tăng 37,60% (tƣơng ứng 847.845 triệu đồng) nhƣng doanh số cho vay chỉ tăng 26,55% (tƣơng ứng tăng 749.032) vì thế nên làm cho hệ số thu nợ năm 2011 tăng lên 86,91% so với năm 2010 (79,93%). Mặc dù kinh tế cò nhiều khó khăn nhƣng ngân hàng vẫn quyết tâm cho công tác thu nợ. Ngân hàng thƣơng xuyên chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở, tƣ vấn đầu tƣ dự án. Năm 2012 hệ số thu nợ của ngân hàng tiếp tụ tăng lên 93,32% so với năm 2011(86,91%). Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì hệ số dƣ nợ của ngân hàng lại giảm xuống còn 90,11% so với 6 tháng đầu năm 2012(96,03%). Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.346 USD. Trong 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất kho khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tổng mức bán ra hàng hóa và dịch vụ tăng 18,5%.

Ngành khác: có xu hƣớng hệ số thu nợ giống với ngành thƣơng mại dịch vụ. Năm 2011 hệ số thu nợ tăng nhẹ lên 63,76% so với năm 2010 (63,45%). Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm 4,65% nhƣng doanh số cho vay lại giảm 5,11%. Năm 2012 hệ số thu nợ tiếp tục tăng đạt mức 71,40% so với năm 2011 (63,76%). Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 41,3%, nhƣng doanh số cho vay tăng 26,17%. Nhƣng trong 6 tháng đầu năm 2013 thì hệ số thu nợ của ngân hàng lại giảm xuống còn 63,72% so với cùng kỳ năm trƣớc (80,09%). Nguyên nhân là do doanh số thu nợ giảm 17,97%, nhƣng doanh số cho vay lại tăng 3.10%.

4.3.2.3 Hệ số thu nợ theo đối tượng khách hàng

Trong hoạt động tín dụng hộ gia đình & cá nhân, ngân hàng không chỉ đơn thuần phục vụ cho vay sản xuất kinh doanh mà con cho vay tiêu dùng, tín chấp, tín dụng gia đình... Do đó trong năm 2011 doanh số cho vay của đối tƣợng khách hàng này thì không ngừng tăng cao, kéo theo doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng cao. Nhƣng tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ lại cao tỷ lệ tăng của doanh số cho vay vì thế hệ số thu nợ của hộ kinh doanh và cá nhân năm 2011 là 95,91% so với năm 2010 là 89,42%. Trong năm 2012 thì doanh số cho

vay tăng mạnh hơn doanh số thu nợ vì thế làm cho hệ số thu nợ năm 2012 giảm xuống còn 87,39% so với năm 2011 (95,91%). Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay tăng cao hơn doanh số thu nợ vì thế nên hệ số thu nợ có sự giảm nhẹ xuống 87,57% so với cùng kỳ năm trƣớc (87,64%).

Hệ số thu nợ đối với doanh nghiệp có sự biến động qua các năm. Tuy trong năm 2011 có sự tăng lên về doanh số cho vay và doanh số dƣ nợ nhƣng doanh số cho vay tăng mạnh hơn làm cho hệ số thu nợ trong năm 2011 giảm xuống còn 82,68% so với năm 2010 (83,92%). Năm 2012 thì hệ số thu nợ tăng lên do doanh số thu nợ tăng mạnh hơn doanh số cho vay cụ thể là 87,95% so với năm 2011(82,68%). Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ tăng cao hơn doanh số cho vay vì thế nên hệ số thu nợ có sự tăng lên 93,54% so với cùng kỳ năm trƣớc (91,04%).

4.3.3 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Chỉ số này thể hiện quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng luôn ổn định, không bị mất đi trong trƣờng hợp xấu nhất.

Qua bảng số liệu ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của NH có sự biến động trong năm 2011. Cụ thể, từ trung bình 1 đồng nợ xấu đƣợc bù đắp bằng 0,16 đồng dự phòng RRTD đƣợc trích lập năm 2010, giảm xuống 0,11 đồng năm 2011, và đến năm 2012 trung bình 1 đồng nợ xấu đƣợc bù đắp bằng 0,41 đồng dự phòng. 6 tháng đầu năm 2013 thì 1 đồng nợ xấu đƣợc bù đắp bằng 0,05 đồng dƣ phòng, giảm 0,02 đồng so với 6 tháng đầu năm năm 2012. Nguyên nhân của việc trích lập dự phòng giảm trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 là do. Trong năm 2011 nợ xấu tăng nhƣng những khoản nợ này chủ yếu là những món vay có đảm bảo bằng tài sản nên việc trích lập dự phòng trong năm này giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu giảm và các khoản vay đƣợc đảm bảo bằng tài sản nên việc trích lập của ngân hàng cũng giảm theo.

Bảng 4.29: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 6 tháng đầu năm

2010 2011 2012 2012 2013

Dự phòng rủi ro tín dụng

Triệu

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ

Trong thời gian qua, bên cạnh việc đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ qua khởi kiện tại tòa án những món vay đã quá hạn mà khách hàng không có khả năng chi trả, ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung đối với từng nhóm nợ và trích lập dự phòng chung đối với các nhóm nợ. Việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro giúp ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản lý rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên ngân hàng phải cân nhắc hơn trong việc trích lập sao cho phù hợp với các khoản nợ xấu để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

4.3.4 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ số này nhỏ hơn 100% thì nguồn vốn huy động đƣợc sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu lớn hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa. Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ lệ cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng cũng nhƣ đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chua. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể biết đƣợc khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của minh. Từ đó, có kế hoạch mở rộng quy mô, tỷ trọng đầu tƣ vào các ngành một cách hợp lý và đảm bảo đƣơc rủi ro một cách thấp nhất.

Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động và việc cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả nguồn vốn huy động bị ứ động. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì khả năng huy động của ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng phải dùng thêm vốn điều chuyển từ hội sở hoặc các nguồn vốn khác.

Bảng 4.30: Tỷ lệ huy động vốn trên tổng dƣ nợ của ngân hàng năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.842.210 2.149.276 2.913.729 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 3.238.447 4.028.160 5.034.341 đồng Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng Lần 0,16 0,11 0,41 0,07 0,05

Tỷ lệ huy động vốn trên

tổng dƣ nợ % 56,89 53,36 57,88

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.31: Tỷ lệ huy động vốn trên tổng dƣ nợ ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Chỉ tiêu Đvt 6 tháng đầu năm

2012 2013

Tổng vốn huy động Triệu đồng 2.497.916 3.287.497

Tổng dƣ nợ Triệu đồng 4.433.564 5.438.917

Tỷ lệ huy động vốn trên tổng dƣ nợ % 56,34 60,44

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ

Ta thấy, chi tiêu này có sự biến động qua các năm, giảm trong năm 2011 và sau đó tăng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể,năm 2010 chỉ tiêu này là 56,89% đến năm 2011 chỉ tiêu này đã giảm xuống chỉ còn 53,36%, chứng tỏ vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đủ để cho vay. Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở về để bù đắp. Việc dƣ nợ của ngân hàng lớn hơn gần 2 lần so với vốn huy động cho thấy nhu cầu sử dụng vốn trong tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh của ngƣời dân và doanh nghiệp trong năm này tăng đáng kể so với năm 2010 và cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp. Trong năm này tâm lý ngƣời dân chƣa giám mạnh dạn gửi tiền, tình hình thiếu vốn gia tăng làm tăng nhu cầu vay vốn và dƣ nợ của ngân hàng.

Trong năm 2012 ngân hàng đã quyết liệt hơn trong công tác huy động vốn. Dù kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhƣng việc huy động giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng cạnh tranh quyết liệt. Ngân hàng Agribank Cần Thơ đã dùng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn huy động chính nhờ thế nền nguồn vốn huy động trong năm 2012 đã tăng lên, làm cho tỷ lệ huy động vốn trên dƣ nợ tăng lên 57,88%. Nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng và ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển.

Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này đạt 60,44% tăng so với năm 6 tháng đầu năm 2012 (56,34%). Trong năm 2013 xác định huy động vốn ngày càng khó khăn, nguồn vốn huy động từ dân cƣ là chủ yếu, Agribank Cần Thơ đã tập trung chỉ đạo và triển khai các giải pháp huy động vốn: Yêu cầu

thu hút đƣợc khách hàng. Điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay theo hƣớng chủ động, linh hoạt phù hợp với thị trƣờng, bảo đảm khả năng cạnh tranh, tuân thủ các quy định của NH Nhà nƣớc Việt Nam. Tổ chức thƣờng xuyên, liên tục các chƣơng trình khuyến mại và chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tiền gửi khách hàng để bảo đảm nâng cao chất lƣợng cơ cấu nguồn vốn ổn định mở rộng kinh doanh. Tiếp tục triển khai các biện pháp huy động vốn có hiệu quả trong năm 2012 nhƣ giao chỉ tiêu huy động vốn, thi đua khen thƣởng huy động vốn vì thế làm cho vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên một cách đáng kể.

4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng vay càng lớn thì kỳ hạn cho vay càng ngắn, những khoản ngân hàng cho vay càng đƣợc thu hồi nhanh chóng dẫn đến chi phí cao, ảnh hƣởng lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng lớn thì rủi ro sẽ thấp. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì kỳ hạn tín dụng sẽ dài hơn, vòng quay chậm, chi phí thấp nhƣng rủi ro lại cao.

Bảng 4.32: Vòng vay vốn tín dụng theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo đối tƣợng khách hàng của ngân hàng năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: Vòng

Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm

2010 2011 2012 2012 2013 Theo thời hạn 1,76 1,70 1,58 0,85 0,80 Ngắn hạn 2,12 2,10 2,02 1,07 1,04 Trung và dài hạn 0,72 0,50 0,36 0,21 0,17 Theo ngành kinh tế 1,76 1,70 1,58 0,85 0,80 NN, LN & thủy sản 1,32 1,28 1,17 0,60 0,59 Xây dựng & công nghiệp 2,00 2,05 1,76 0,95 0,93

Thƣơng mại & dịch vụ 2,22 1,97 1,89 1,05 0,94

Ngành khác 0,62 0,46 0,52 0,27 0,18

Theo đối tƣợng khách hàng 1,76 1,70 1,58 0,85 0,80

Hộ kinh doanh & cá nhân 1,62 1,94 1,71 0,93 0,85

Doanh nghiệp 2,02 1,52 1,49 0,80 0,76

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ

4.3.5.1 Vòng quay vốn tín dụng theo thời hạn

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn: Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 con số này là 2,10 vòng giảm 0,02 vòng so với năm 2010 con số này giảm là không đáng kể. Sở dĩ có điều này là do mức tăng của doanh số thu nợ thấp hơn của dƣ nợ bình quân. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cần nhiều vốn nên nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên kéo theo dƣ nợ của ngân hàng cũng tăng. Tuy nhiên trong năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng cao hơn năm 2010 và hệ số thu nợ của loại hình tính dụng ngắn hạn lại thắp hơn năm trƣớc chứng tỏa công tác thu nợ của ngân hàng trong năm nay cũng thất sự chƣa tốt. Sang 2012 thì doanh số thu nợ ngắn hạn và dƣ nợ bình quân tăng nhƣng dƣ nợ bình quân lại tăng mạnh hơn làm cho vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn giảm xuống còn 2,02 vòng so với năm 2011 (2,10 vòng). Dƣ nợ bình quân ngắn hạn tăng mạnh lả do dƣ nợ cuối kỳ năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)