Vòng quay vốn tín dụng theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 84)

Nhìn chung vòng vay vốn tín dụng ngành nông lâm & thủy sản giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011, đã giảm 0,04 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 1,17% nhƣng trong khi đó dƣ nợ bình quân trong năm 2011 lại tăng 4,09%. Sang năm 2012, chỉ số này tiếp tục giảm 0,11 vòng so với năm 2011. Sở dỉ có điều đó là do dƣ bình quân tăng 14,85% nhƣng doanh số thu nợ chỉ tăng 5,38%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ tăng 13,33% trong khi đó dƣ nợ bình quân 14,53% nên làm vòng quay của ngành này giảm xuống còn 0,59 vòng, giảm 0,01 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Vòng vay vốn tín dụng của ngành Xây dựng & công nghiệp tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể năm 2011, đã tăng 0,05 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 22,04% nhƣng dƣ nợ bình quân chỉ tăng 19,19%. Sang năm 2012, chỉ số này giảm 0,29 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 19,52%, nhƣng dƣ nợ bình quân lại tăng 39,29%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ tăng 31,81% nhƣng trong khi đó dƣ nợ bình quân lai tăng 35,34% nên làm cho vòng quay của ngành này giảm xuống còn 0,93 vòng, giảm 0,02 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Giống với vòng quay vốn tín dụng của ngành nông lâm, thủy sản, vòng quay của ngành thƣơng mại và dịch vụ đều giảm qua các năm. Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng của ngành là 2,22 vòng, sang năm 2011 đã giảm xuống còn 1,97 vòng, giảm 0,25 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 37,60% nhƣng trong khi đó dƣ nợ bình quân lại tăng 54,54%. Đến năm 2012 thì tiếp tục giảm xuống còn 1,89 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 18,15% nhƣng trong khi đó dƣ nợ bình quân chỉ tăng 23,20%. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này

còn 0,94 vòng giảm 0,11 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng châm hơn dƣ nợ bình quân.

Ngành khác: Có sự biến động khác với các ngành còn lại giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012. Cụ thể, năm 2011 vòng vay vốn tín dụng của ngành là 0,46 vòng, giảm 0,16 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này doanh số thu nợ giảm 4,65% trong khi đó dƣ nợ bình quân lại tăng 27,56%. Đến năm 2012, chỉ số này tăng lên 0,52 vòng, tăng 0,06 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng 41,30% trong khi đó dƣ nợ bình quân chỉ tăng 26,11%.. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này là 0,18 vòng giảm 0,09 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ giảm 17,97% nhƣng trong khi đó doanh dƣ nợ lại tăng 26,64%.

4.3.5.3 Vòng quay vốn tín dụng theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu này có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011, chỉ số này là 1,64 vòng, tăng 0,32 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tín dụng cá nhân tăng (tăng 14,98% so với năm 2010) nhƣng dƣ nợ bình quân trong năm này lại giảm (giảm 4,33% so với năm 2010). Bƣớc sang năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng đây là năm có nhiều biến động với ngân hàng. Trong năm này thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,71 vòng, giảm 0,23 vòng so với năm 2011. Trong năm 2012 tình hình doanh số thu nơ và dƣ nợ bình quân đều tăng nhƣng dƣ nợ tăng mạnh hơn làm cho chi tiêu này giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thi chi tiêu này giảm còn 0,85 vòng, giảm 0,08 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là trong giai đoạn này doanh số thu nợ tăng chậm hơn dƣ nợ bình quân.

Khác với loại hình tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân, vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp giảm trong năm 2011 và tăng lại vào năm 2012. Năm 2011, chi tiêu này là 1,52 vòng giảm 0,5 vòng so với năm trƣớc. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp giảm xuống còn 1,49 vòng, giảm 0,03 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này dƣ nợ bình quân tăng 29,10% trong khi đó doanh số thu nợ chỉ tăng 27,31%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm còn 0,80 vòng, giảm 0,04 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ và dƣ nợ bình quân đều tăng, trong năm 2011 thì dƣ nợ bình quân tăng mạnh hơn doanh số thu nợ nên làm cho chỉ tiêu này giảm xuống, đến năm 2012 thì tình hình doanh số đƣợc cải thiên nên doanh số thu nợ tăng mạnh hơn nên làm cho vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp tăng trở lại. Đến 6 tháng đầu năm

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

5.1 NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ

Tổng nguồn vốn hoạt động tại Agribank Cần Thơ thời gian qua còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vốn huy động của ngân hàng có tăng lên hàng năm nhƣng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Đối với công tác cho vay: Doanh số cho vay của ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tƣ mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng mới, phát triển các ngành nghề càng nhiều thì nhu cầu vốn trung và dại hạn là thật sự cần thiết.

Dƣ nợ có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng chỉ tập trung tăng trƣởng vào dƣ nợ ngắn hạn, chƣa có quan tâm đúng mức đối với tín dụng trung và dài hạn.

Tình hình nợ xấu của ngân hàng thì giảm qua các năm, nhƣng nợ xấu trung và dại hạn luôn ở mức cao. Ngoài ra nợ xấu của ngân hàng chỉ tập trung ở một số ngành, củ thể nhƣ ngành nông lâm và ngƣ nghiệp...

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

* Về huy động vốn:

Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng nên phải sử dụng lƣợng vốn điều chuyển khá lớn. Do đó, ngân hàng cần phải đề ra những chính sách hợp lý để có thể đảm bào nguồn vốn huy động đủ đáp ứng cho hoạt động tín dụng, hạn chế sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngân hàng cần mở rộng và đa dạng các hình thức huy động: Trái phiếu, tiết kiệm hƣu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thƣởng. Đồng thời ngân hàng nên huy động các loại ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EUR, GBP...

Tăng cƣờng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế. Thông qua giao dịch với các đơn vị này ngân hàng có thể huy động nguồn vốn lớn, chi phí đầu vào rẻ. Trong quan hệ với các đơn vị nguồn tiền gửi lớn, đặc biệt là các khách hàng truyền thống nhƣ kho bạc Nhà nƣớc, tổ chức bảo hiểm, qủy hỗ trợ phát

triển... Cần mở rộng hình thức hoạt động với thời hạn và lãi suất đa dạng, linh hoạt hơn. Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tao điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho khách hàng khi tham gia vào giao dịch với ngân hàng.

* Tăng cường công tác cho vay trung và dài hạn:

Một điều dễ thấy ở bất cứ ngân hàng nào là tập trung cho vay ngắn hạn vì nó an toàn, ít rủi ro. Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, có thể tái đầu tƣ tiếp. Còn cho vay trung và dài hạn rủi ro cao nên bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu tăng cao cho vay ngắn hạn sẽ làm tăng cho phí ký kết hợp đồng, tìm kiếm khách hàng. Nếu biết phát triển cho vay trung và dài hạn đúng mức và không vƣợt quá giới hạn cho phép thì đây là nguồn thu lợi nhuận cho ngân hàng.

Tìm kiếm khách hàng mới bằng cách thu hút khách hàng: Một trong những cách thƣờng dùng nhất là quảng cáo. Quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng hiểu đƣợc những đặc trƣng cơ bản của sản phẩm dịch vụ, nhất là những sản phẩm mới. Khuyến mãi là một trong những biện pháp mà nhà kinh doanh thƣờng làm, nhƣng đối với dịch vụ hậu mãi thì không chú ý. Không nên coi đây là hoạt động khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mà nên xem là phƣơng tiện thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng của mình, cần đƣợc làm thƣờng xuyên trong một thời gian dài trong suốt quá trình hoạt động chứ không phải vào một thời điểm nào. Thu hút khách hàng qua đội ngũ nhân viên.

Trong và sau khi cho vay, ngân hàng nên thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng lần đầu giao dịch.

Tăng cƣờng thông tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Ngân hàng có thể sàn lọc khách hàng để hạn chế rủi ro.

Cử từng cán bộ chuyên cho vay và thu hồi nợ ở từng khu vực, địa bàn nhất định. Việc phân chia nhƣ vậy giúp cán bộ tín dụng nắm bắt đƣợc tình hình tài chính cũng nhƣ quan hệ làm ăn của từng khách hàng, hiểu đƣợc nhu cầu vay thật sự đƣợc đƣa vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua đó thu hồi vốn và lãi đầy đủ, đúng thời hạn.

* Các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu: - Nhóm giải pháp hạn chế nợ xấu

hiện tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng phải xác định số lƣợng khách hàng và dƣ nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng CBTD để thực hiện tốt việc kiểm tra trƣớc, trong và sau khi vay.

Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng:

- Đối với các dịch vụ phi tín dụng truyền thống: Đây là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần duy trì và nâng cao chất lƣợng theo hƣớng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng; Hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng.

- Đối với dịch vụ phi tín dụng mới, thì cần nâng cao năng lực marketing của ngân hàng, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tăng tính tiện ích của các dịch vụ ngân hàng, sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng: Sẽ giúp cho chi ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại các NHTM Việt Nam, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao dù tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bên cạnh sản phẩm tín dụng truyền thống sẽ giúp chi nhánh phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu dịch vụ có tín ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBTD, cán bộ quản lý: Yếu tố con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.

Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc, nợ lãi: khi khoản vay đã đƣợc giải ngân thì CBTD phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc thực hiên trả nợ, đôn đốc việc trả nợ khi nợ đó đã quá hạn theo kế hoạch trả nợ mà không có sự điều chỉnh.

- Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp thích hợp đôn

đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay ngân hàng trong thời gian ngắn nhất.

Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và phƣơng án trả nợ cơ cấu khả thi: Đối với khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhƣng chƣa phải là bất khả kháng, KH còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng và ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá KH có khả năng phát triển trong tƣơng lai, thì NH có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho KH nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp KH có đƣợc cơ hội tiếp tục SXKD và có nguồn thu để trả nợ cho NH.

Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và có hiệu quả: Đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong trƣờng hợp có rủi ro xay ra, ngân hàng cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Xóa nợ cho khách hàng: Khi khách hàng mất khả năng thanh toán và đáp ứng đƣợc các quy định của ngân hàng Nhà nƣớc ban hàng thì ngân hàng tiến hàng xóa nợ cho khách hàng. Quá trình xóa nợ cho khách hàng đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Nghiệp vụ gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản của khách hàng cho ngân hàng: Theo nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của TCTD, các trƣờng hợp TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ:

- Sau thời gian 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ trƣớc hạn theo quy định của pháp luật nhƣng không thực hiện.

- Khách vay phải thực hiện trả nợ trƣớc hạn theo quy định của pháp luật nhƣng không thực hiện.

- Khách hàng vay là tổ chức khinh tế bị giải thể trƣớc khi đến hạn trả nợ. Đây là giải pháp sau cùng trong tất cả các giải pháp xử lý nợ để làm sạch bảng tổng kết tài sản ngân hàng cho các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức, điều này đã làm cho nhiều ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn và ngân hàng Agribank Cần Thơ cũng vậy. Nhƣng bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội mới cho các hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần có những xem xét đúng đắn, kịp thời trong hoạt động của mình và từng bƣớc phát triển lên tằm cao mới. Tuy nhiên đây cũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong thời buổi cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau trên cùng đại bàn. Nó đòi hỏi chi nhánh phải chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt nhƣ là nguồn vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực....

Về huy động vốn: Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Từ đó làm tăng tính tự chủ về nguồn vốn cho ngân hàng qua các năm, góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Kết quả hoạt động tín dụng: Có sự tăng trƣởng đáng kể. Trong những năm qua ngân hàng luôn mở rộng và cấp tín dụng cho các ngành, thành phần

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)