Mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nếu thiếu hệ thống pháp luật sẽ làm giảm niềm tin, hiệu quả hoạt động và rủi ro cho Ngân hàng. Do đó cơ quan Nhà nước cần:
+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các loại giấy tờ công chứng; cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.
+ Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý, do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy, cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho Ngân hàng, có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng với tòa án để Ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả hơn
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc nghiên cứu và dự báo tình hình phát triển về sản lượng sản xuất, tạo điều kiện cho người dân có thể hoạt động sản xuất hiệu quả, qua đó giảm tỉ lệ nợ xấu trong ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liễu Thu Trúc (2010). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2010). “Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại”, NXB Phương Đông.
3. Nguyễn Minh Kiều (2007). “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê.
4. Nguyễn Kim Thài(2008). “ Bài học rút ra từ NHNo & PTNT chi nhánh Long An”,Công Nghệ ngân hàng, (Số 24).
5. Nguyễn Văn Tiến (2003). “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng”, NXB thống kê.
6. Phan Hiền Giang (2011).“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại Cổ phần tại Thành phố Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
7. Phan Thị Cúc (2009). “ Quản trị ngân hàng thương mại “, NXB Giao thông vận tải.
8. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). “Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Đại học Cần Thơ.