Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 54)

Chi phí là một trong 2 yếu tố cấu thành nên lợi nhuận, tỉ lệ nghịch với lợi nhuận nên Ngân hàng nào cũng muốn tối thiểu hóa chi phí để có thể nâng cao lợi

nhuận. Không phải chỉ giảm chi phí thì lợi nhuận sẽ cao hơn khi không giảm nên chúng ta cần phải phân tích tình hình chi phí cụ thể từ đó nhận biết được đâu là chi phí hợp lý, chi phí nào là bất thường từ đó đề ra kế hoạch tăng giảm các loại chi phí để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng.

Bảng 11: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Mức % Mức %

Chi phí trả lãi tiền

vay và huy động vốn 453.714 708.032 1.070.167 254.318 56,05 362.135 51,15

Chi trả phí và dịch

vụ 3.032 3.953 6.002 921 30,38 2.049 51,83

Chi phí nhân viên 41.191 46.112 59.223 4.921 11,95 13.111 28,43

Chi dự quản lý 21.441 22.932 29.807 1.491 6,95 6.875 29,98

Chi khác 238.957 170.998 101.720 -67.959 -28,44 -69.278 -40,51

Tổng chi 758.335 952.027 1.266.919 193.692 25,54 314.892 33,08

(nguồn: phòng kế toán NHNo & PTNT - chi nhánh sóc Trăng)

Nhìn chung tình hình chi phí của Ngân hàng tăng dần qua các năm, năm 2010 là 952.028 triệu đồng sang đên năm 2011 thì đã lên đến 1.266.191 triệu đồng. Điều này nói lên hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là tương đối tốt, để tìm hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích tình hình cụ thể của các bản chi phí của Ngân hàng.

- Ở đây chi phí về phí và dịch vụ là có tỷ trọng tương đối nhỏ nên được bao gồm trong chi phí hoạt động khác. Dựa vào biểu đồ ta thấy tốc độ tăng của các khoản mục là khác nhau. Cụ thể, tốc độ tăng của chi phí lãi tăng khá đều qua các năm trong đó tăng mạnh nhất là vào năm 2010 tăng đến 56.05%. Giống như chi

Chi phí lãi

Chi phí nhân viên, dv Chi phí quản lý Chi khác

chỉ có chi phí hoạt động khác là tốc độ tăng giảm bất thường, giảm trong năm 2010 và tăng lại trong năm 2011.

59,83% 25,9% 8,84% 5,43% 74,37% 11,28% 4,84% 9,51% 75,2% 10,10% 4,13% 10,57%

Hình 9: Tỷ trọng các nguồn chi phí của NHNo & PTNT- chi nhánh Sóc Trăng

Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn: Đây là khoản chi phí phải trả lớn nhất trong tất cả các loại chi phí (trên 50%). Tốc độ tăng của khoản mục này cũng không đều, tăng mạnh trong năm 2010 song sang năm 2011 thì tốc độ tăng đã giảm lại. Nguyên nhân là do trong năm 2009 do biến động bất thường của nền kinh tế nên lượng tiền gửi trong năm này không tăng nhiều. Sang năm 2010, Ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp, thêm vào đó là việc chính phủ mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh nên thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia đến Ngân hàng gửi tiền. Đối với lãi suất huy động thì năm 2010, lãi suất huy động duy trì đà tăng trưởng của năm 2009 nên tăng nhanh trong giai đoạn đầu, ở quý 2 và quý 3 thì ổn định do nhà nước áp dụng nghị quyết 23/NQ-CP vào này 7/5/2010 nhằm kiểm soát vốn huy động, song do áp lực của lạm phát thì đến cuối năm 2010 thì lãi suất lại tăng mạnh, tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động đã tăng từ 1,96 -3,39% cho các kì hạn so với thời điểm cuối năm 2009. Nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động năm 2010 tăng lên so với năm 2009. Do đó, việc tăng cả về số lượng vốn và giá vốn đã làm cho chi phí trả lãi năm 2010 tăng cao. Bước sang năm 2011, thì chi phí trả lãi lại tiếp tục tăng song tăng với một tốc độ trung bình khoảng 35%,

nguyên nhân là trong năm này, dựa trên đà phát triển của năm 2010, kết hợp với việc Ngân hàng cần phải huy động một nguồn vốn đủ lớn để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn theo nghị định 07/2010 của chính phủ, Từ đó Ngân hàng ra sức áp dụng các chính sách thu hút khách hàng, hiệu quả của các chính sách đó khiến cho lượng vốn huy động tăng lên khiến cho chi phí lãi cũng tăng lên theo.

Chi phí nhân viên: chi phí nhân viên không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng dao động trong khoảng từ 10% -15%, nguồn chi phí này tăng là do Ngân hàng thực hiện chính sách khen thưởng và tăng lương cho nhân viên nhằm thức đẩy họ làm việc hiệu quả đồng thời lôi kéo nguồn lực có trình độ. Mặc dù chi phí nhân viên có tỷ trọng nhỏ trong chi phí lãi song Ngân hàng nên có chính sách để chú ý nhiều hơn nữa đối với khoản chi phí này. Mặc dù việc tăng lương sẽ làm cho chi phí tăng nhưng nếu chính sách nguồn nhân lực hiệu quả thì năng lực của đội ngũ nhân viên sẽ đem lại nguồn thu lớn hơn rất nhiều lần cái đã chi ra cho họ.

Chi phí quản lý:Đây là khoản chi phí không thể bỏ qua được ở ngân hàng thương mại. Bởi đặc thù hoạt động của ngân hàng là hoạt động của một ngành nghề tồn ẩn nhiều rủi ro, gây thất thoát tài sản như rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán…. Do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên Ngân hàng phải trích thêm các khoản dự phòng để có thể bù đắp những thiệt hại mà rủi ro này có thể xảy ra. Thêm vào đó theo quy định luật của các TCTD, để có thể bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền thì các NHTM và các TCTD phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, song song với việc tăng của vốn huy động thì các khoản chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi cũng tăng lên hàng năm cũng là điều dễ hiểu. Song, tỷ trọng của các khoản phí này tương đối lớn cũng góp phần ảnh hưởng đến tốc độ tăng chi phí của Ngân hàng.

Chi hoạt động khác: chi hoạt động khác tại Ngân hàng gồm những khoản gì. Nó bao gồm các khoản như chi khác cho hoạt động huy động vốn, các khoản chi bất thường như chi về thanh lý tài sản, các khoản chi xót năm trước, các khoản chi mà Ngân hàng không dự toán được… Nhìn vào tình hình biến động

trương vào ngày 1/6/2009, do đó dẫn đến việc xuất hiện nhiều chi phi bất thường, đồng thời cũng kéo theo chi phí khấu hao tăng nhanh do việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định tăng lên. Qua năm 2010 thì trụ sở đã đi vào hoạt động, mặt khác tình hình kinh tế xã hội tương đối ổn định, từ những nguyên nhân trên mà tình hình chi phí khác năm 2010 giảm mạnh. Bước sang năm 2011 thì tình hình chi phi khác cũng biến động theo xu hướng tăng phù hợp với việc phát triển của Ngân hàng.

Từ đây, ta có thể rút ra rằng qua việc phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí đã nói lên được rằng, Ngân hàng đã không ngừng cải thiện tình hình chi phí. Qua 3 năm ta có thể thấy rằng các khoản chi phí bộ phận có tăng giảm khác nhau, đó cũng là do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây nên chi phí tăng hàng năm là do chi phí lãi của Ngân hàng tăng mạnh. Song, nhìn chung tốc độ tăng này vẫn thấp hơn tốc độ tăng của chi phí từ đó cho thấy Ngân hàng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 54)