Tài sản không sinh lời

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 48)

Khoản mục thứ hai trong cơ cấu tài sản là tài sản không sinh lời. Nhóm tài sản không sinh lời này bao gồm tiền mặt, tài sản cố định và thiết bị… được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro. Do đó, việc gia tăng tài sản không sinh lời sẽ có thể giúp cho Ngân hàng phòng tránh được rủi ro

thanh khoản song chắc chắn sẽ khiến cho thu nhập của Ngân hàng giảm. Nhìn chung đây là nguồn tài sản có tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 thì tỷ trọng là 3,99% sang đến năm 2011 đã lên đến 4,57%. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên, việc tăng tài sản không sinh lời chủ yếu đến từ việc biến động tăng của ngân quỹ và tài sản cố định… Cụ thể, năm 2010, dù ngân quỹ có giảm song việc biến động tăng mạnh của tài sản cố định đã khiến cho tỷ trọng của loại tài sản này tăng lên. Bước sang năm 2011 thì việc kết hợp của đà tăng trưởng giữa ngân quỹ và tài sản cố định đã khiến cho tỷ trọng của tài sản này tăng nhanh như vậy. Có thể nói việc tài sản không sinh lời biến động cùng chiều với tốc độ phát triển của ngân hàng là điều hoàn toàn hợp lý. Điều này có thể thấy ở năm 2011, việc tăng vốn huy động kéo theo Ngân hàng phải dự trữ một lượng tiền lớn hơn để đảm bảo khả năng thanh khoản, điều này kéo theo tài sản không sinh lời tăng nhanh trong gian đoạn này. Thêm vào đó là việc Ngân hàng mở rộng đầu tư vào các tài sản cố định hữu hình, vô hình… cũng khiến cho tỷ trọng của nguồn tài sản này tăng cao.

4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Đâu là sự khác biệt giữa ngân hàng và các doanh nghiệp thông thường, nếu như các doanh nghiệp thông thường kinh doanh trên sản phẩm là các loại hàng hóa thông thường thì ngân hàng thương mại lại kinh doanh trên một loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ, nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng kinh doanh không phải trên nguồn vốn tự có của mình là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì thế mà làm thế nào để việc kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả càng có vai trò quan trọng hơn nữa. Do đó để nguồn vốn của ngân hàng đem lại hiệu quả cao nhất với một chi phí thấp nhất là vấn đề mà nhà quản trị ngân hàng nào cũng quan tâm.

Trong 3 năm 2009-2011, ngân hàng đạt được kết quả khá khả quan. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Song tốc độ tăng trưởng là không đều nhau. Do phải kinh doanh trong một điều kiện kinh tế biến động phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vĩ mô, đồng thời còn phải chịu sự cạnh

động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua ta tiến hành phân tích từng khoản mục cụ thể của Ngân hàng.

Bảng 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Mức % Mức % Thu nhập 799.790 1.026.896 1.354.804 227.106 28,40 327.908 31,93 Chi phí 758.335 952.028 1.266.919 193.692 25,54 314.891 33,08 Lợi nhuận 41.455 74.869 87.885 33.414 80,60 13.017 17,39

(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT - chi nhánh Sóc trăng)

4.2.1. Phân tích tình hình thu nhập

Thu nhập là một phần chỉ tiêu của lợi nhuận, các ngân hàng muốn có được lợi nhuận cao thì trước hết phải tăng cao thu nhập kết hợp với việc điều chỉnh chi phí hợp lý. Nhìn chung trong giai đoạn 2009-2011 thì tình hình thu nhập của ngân hàng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng là trên dưới 30%, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2011 tăng đến 31,93%. Ta có thể thấy rằng tỷ lệ thu nhập từ lãi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Để phân tích cụ thể hơn tình hình biến động thu nhập của ngân hàng ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục thu nhập của Ngân hàng.

- Thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay: đây là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm đặc biệt tăng mạnh nhất là vào năm 2010 tăng đến 56,27% so với năm 2009, nguyên nhân là trong năm này hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng phát triển, mức tín nhiệm và uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao nên Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng kéo theo thu nhập từ lãi tăng lên. Thêm vào đó, là việc Ngân hàng tích cực áp dụng nghị định 41/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn… Bên cạnh thu từ hoạt động cho vay, trong giai đoạn này Ngân hàng cũng tích cực mở rộng giao dịch, hợp tác với các

đơn vị tổ chức tín dụng khác, do đó mà khoản tiền gửi tại các tổ chức này cũng tăng lên do đó cũng kéo theo việc tăng đối với khoản lãi tiền gửi

Bảng 10: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG Đvt: triệu đồng THU NHẬP 2009 2010 2011 Số tiền2010/2009% Số tiền2011/2010% 1. Thu lãi tiền gửi và cho vay 534.481 835.216 1.229.349 300.735 56,27 394.133 47,19 2. Thu từ các khoản phí dịch vụ 10.347 16.318 18.534 5.971 57,71 2.216 13,58 3. Thu từ kinh doanh ngoại tệ 158.191 60.334 18.476 -97.857 -61,86 -41.858 -69,38 4. Thu nhập khác 96.771 115.028 88.445 18.257 18,87 -26.583 -23,11 Tổng thu nhập 799.790 1.026.896 1.354.804 227.106 28,40 327.908 31,93

(Nguồn: phòng kế toán NHNo & PTNT - chi nhánh Sóc trăng)

Bước sang năm 2011, tốc độ tăng thu nhập lãi cũng tăng song tốc độ tăng không bằng với năm 2010 chỉ ở mức 47,19% nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn như gặp thiên tai, người nuôi tôm gặp thiệt hại, không có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh... Một nguyên nhân khác là do trong năm 2009, nền kinh kế gặp nhiều khó khăn nên chính phủ áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất 4%, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập lãi năm 2009, khiến cho thu nhập của Ngân hàng năm 2009 tăng không mấy cao. Sang năm 2010 thì nền kinh tế tương đối ổn định đã khiến cho thu nhập của Ngân hàng tăng nhanh đến như vậy. Bước sang năm 2011 thì thu nhập vẫn tăng song với một tốc độ không nhanh như năm 2010 cũng là điều dễ hiểu.

thu nhập dịch vụ tăng là do trong giai đoạn này chi nhánh áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, đã thu hút được nhiều khách hàng và tạo ra thu nhập cho Ngân hàng, đây là nghiệp vụ có rủi ro ít và tạo ra quan hệ với khách hàng tốt nhất. Đặc biệt, năm 2010 cũng là năm mà Ngân hàng tăng cường hợp tác với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước, đặc biệt trong các dự án cho nông nghiệp, nông thôn. Qua đó mà nông dân, doanh nghiệp được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, nhờ đó mà thu nhập từ dịch vụ của Ngân hàng tăng lên. Thêm vào đó, trong giai đoạn này Ngân hàng tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về số lượng thẻ phát hành, tính đến thời điểm cuối năm 2010 thì Ngân hàng đã có gần 190 sản phẩm dịch vụ như Mobile banking, nghiệp vụ thu hộ… Bước sang năm 2011 thì thu nhập dịch vụ tiếp tục tăng song với một tốc độ thấp hơn ở mức 13.58%. Mặc dù khoản thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng, quy mô, sản phẩm, chiến lược, mức độ tiếp thu thông tin của ngân hàng, từ đó chi nhánh có thể tạo niềm tin cho khách hàng.

-Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ: thu nhập từ hoạt động ngoại hối trong giai đoạn này giảm qua các năm: năm 2010 giảm mạnh đến 61.86% và lại tiếp tục giảm trong năm 2011 với một tốc độ cao hơn 69,38%. Nguyên nhân khiến cho thu nhập kinh doanh ngoại tệ năm 2010 giảm là do thu nhập từ khoản mục này trong năm 2009 là rất cao. Do trong giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhập siêu gia tăng do đó nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tăng vọt. Vì thế trong năm này giá giao dịch ngoại tệ trong ngân hàng luôn chạm trần, thậm chí vượt trần quy định, từ đó kéo theo khoản thu này tăng. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 thì nền kinh tế tăng trưởng mạnh, diễn biến tỷ giá có nhiều biến động. Tỷ giá tăng mạnh có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu bởi họ vẫn mua USD tại các ngân hàng với tỷ giá như trên thị trường tự do, song các doanh nghiệp xuất khẩu lại không chịu bán USD nên hầu hết các các ngân hàng thiếu ngoại tệ cung cấp cho doanh nghiệp. Thêm vào đó là việc NHNN ban hành nhiều chính sách nhằm hạn chế việc mua bán USD trên thị trường như Thông tư 14,… từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điều này khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2010. Bước sang năm 2011 thì tốc

độ giảm lại nhanh hơn năm 2010, nguyên nhân chủ yếu đến từ các chính sách của chính phủ trong việc kiềm chế tỷ giá cộng với việc chịu ảnh hưởng của các chính sách điều tiết năm 2010.

-Thu nhập khác: nhìn chung khoản mục này tăng dần qua các năm trong đó tăng nhanh nhất là năm 2010, tăng lên đến 28,4% so với năm 2009. Có được điều này là do Ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, thông qua đó khiến cho thu nhập của Ngân hàng tăng lên qua các năm. Song tốc độ tăng của khoản mục thu nhập này cũng không ổn định do chịu ảnh hưởng của điều kiện tình hình kinh tế.

534481 265309 835216 191680 1229349 125455 0 500000 1000000 1500000 2009 2010 2011 Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi

67% 33%

81% 19%

91% 9%

Hình 8: Cơ cấu thu nhập của NHNo & PTNT- chi nhánh Sóc Trăng

Dựa vào hình trên ta có thể thấy rằng thu nhập chủ yếu của Ngân hàng chủ yếu đến từ thu nhập lãi, và tỷ trọng thu nhập lãi ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập. Thu nhập lãi năm 2009 là 534.481 triệu đồng, chiếm 67% trong tổng thu nhập song sang năm 2010 thì đã lên tới 835.216 triệu đồng, chiếm đến 81% trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Rõ ràng cơ cấu thu nhập của Ngân hàng có một biến động nhất định theo cơ chế chung là tăng dần tỷ trọng các khoản thu từ lãi, tỷ trọng các khoản thu từ dịch vụ có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân khiến cho tỷ trọng thu nhập từ lãi năm 2009 chỉ ở mức 67% là do chịu tác động của nền kinh tế. Dù chính sách tiền tệ đã được nới lỏng hơn trước

nợ cho vay tăng lên khiến cho thu nhập lãi tăng. Điều này tiếp tục diễn ra trong năm 2011 khiến cho thu nhập từ lãi trong năm 2011 tăng lên ở mức 84%.

Nhìn chung, việc tăng doanh số cho vay của Ngân hàng là một điều không hề đơn giản bởi trong tình hình kinh tế như hiện nay thì Ngân hàng phải đảm đảo làm sao vừa tăng doanh số cho vay nhưng vẫn bảo đảm rủi ro không quá cao. Tuy nhiên, nhờ việc đưa ra kịp thời cụ thể các chính sách hợp lý trong giai đoạn này như việc tăng cường các công tác chăm sóc khách hàng, mở rộng mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức tín dụng, tư vấn miễn phí và chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro… Và kết quả là cho vay của Ngân hàng vẫn mở mức khá tốt, tăng dần qua các năm làm tăng thu nhập của Ngân hàng, giúp Ngân hàng đạt được chỉ tiêu đề ra.

Ngoài các khoản thu từ lãi, Ngân hàng còn có các khoản thu từ khoản phí và dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại tệ và các khoản thu nhập bất thường. Nhìn chung các khoản thu này có sự biến động qua các năm song tỷ trọng của các khoản thu này thấp hơn so với thu nhập lãi và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản thu này không thể theo kịp tốc độ tăng các khoản thu từ lãi đang có mức tăng trưởng quá nhanh.

Tóm lại, thông qua việc phân tích khái quát tình hình thu nhập tại Ngân hàng ta có thể thấy được là thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, trong đó nguồn thu chính vẫn thông qua hoạt động tín dụng. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2010 cao hơn so với năm 2011, tuy đây là do ảnh hưởng từ năm 2009 song Ngân hàng không được ỷ lại mà phải cần phải tăng cường công tác quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn. Đồng thời ta thấy thu nhập từ các khoản dịch vụ của Ngân hàng vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ do đó ta cần phải tìm cách để có thể tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ bởi đây là nguồn thu có rủi ro tương đối thấp. Để có thể làm được điều này đòi hỏi Ngân hàng phải nắm bắt được thì trường, biết được khách hàng cần gì, cũng như cảm nhận của họ đối với hoạt động của Ngân hàng để từ đó có thể đề ra giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)