Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 32)

Như chúng ta đã biết ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ, dựa vào nguồn vốn đi vay từ công chúng và thị trường. Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh làm phát sinh chi phí lớn nhất trong tổng số chi phí hoạt động của ngân hàng và do đó cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động càng dồi dào thì càng giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong công việc kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế.

Bảng 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Mức % Mức %

Tiền gửi kho bạc 151.094 125.628 121.822 -25.466 -16,85 -3.806 -3,03

Tiền gửi dân cư 1.987.577 2.476.546 2.852.634 488.970 24,60 376.087 15,19

Tiền gửi TCTD 6.510 7.598 0 1.088 16,71 -7.598 -100

Tiền gửi TCKT 400.233 439.823 386.975 39.590 9,89 -52.848 -12,02

Tổng VHĐ 2.545.413 3.049.595 3.361.431 504.182 19,81 311.836 10,23

(Phòng kinh doanh NHNo & PTNT – chi nhánh Sóc Trăng )

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức tín dụng… Song có

thể nói tiền gửi tiết kiệm từ hộ cá nhân gia đình là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn rất lớn, thường xuyên và có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng. Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2009-2011 nhưng tăng mạnh nhất là năm 2010, tăng đến 19,81% trong đó tiền gửi dân cư tăng lên đến 24,6% so với năm 2009. Nguyên nhân do ở những tháng đầu năm 2010, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động vốn khá cao do chịu áp lực về nguồn vốn kinh doanh, chính điều này đã thúc đẩy tâm lý gửi tiền của một phần lớn dân cư, khiến cho tiền gửi huy động từ người dân trong giai đoạn này tăng mạnh. Thêm vào đó, việc Ngân hàng còn tranh thủ được nguồn vốn tương đối lớn từ kho bạc nhà nước, từ ngân sách huyện ủy… dùng để chi trả cho các công trình xây dựng, chi hoạt động, mua sắm tài sản cố định… Thêm một nguyên nhân khiến cho vốn huy động trong giai đoạn này tăng là do trong năm 2010, nông sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được mùa bán được giá nên người dân có dư tiền nhãn rỗi. Thêm vào đó là việc Ngân hàng áp dụng nhiều chương trình nhằm khuyến khích người dân gia tăng gửi tiền gửi tiết kiệm như: “Cùng Agribank mừng xuân Canh Dần”, chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn cộng với việc rút được vàng… đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động trong giai đoạn này.

Bước sang năm 2011 nhìn chung tiền gửi huy động cũng tăng so với năm 2010 song tốc độ tăng giảm so với năm 2010, nguyên nhân là trong giai đoạn này thì tiền gửi kho bạc, từ các tổ chức tín dụng khác cũng như tổ chức kinh tế đều giảm, thêm vào đó tốc độ tăng của vốn huy động từ dân cư cũng không tăng cao như năm 2010, chỉ ở mức 15,19%, điều này dẫn đến việc tổng vốn huy động năm 2011 chỉ tăng ở mức 10,23% so với năm 2010. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, NHNN đưa ra các thông điệp mạnh mẽ buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động, như việc NHNN ban hành chỉ thị 02 quy định hình phạt đối với các đơn vị lách trần lãi suất và thông tư 30 xử lý đối với các trường hợp lãi suất cao trong tuần, trong ngày. Trong khi đó mức lãi suất trần chỉ được mở ở mức 6% và 14% một năm. Điều này khiến cho người dân không mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong khâu huy

động tiền gửi “đụng trần” cho những khách hàng có kỳ hạn gửi tiền từ 1 tháng trở lên, kèm theo tiết kiệm dự thưởng đối với tiền gửi 5 tháng đã góp phần làm tăng vốn huy động, lại tránh không làm sai quy định của NHNN. Thêm một nguyên nhân cũng khiến cho tình hình huy động vốn trong giai đoạn này không tăng cao như năm 2010 là do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Theo một kết quả thăm dò mà Ngân hàng thực hiện về lãi suất tiền gửi của Ngân hàng so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau: trong số 205 mẫu thu thập ý kiến thì có đến 101 mẫu góp ý rằng lãi suất tiền gửi của Ngân hàng không hấp dẫn bằng các ngân hàng khác, chỉ có 37 mẫu cho là lãi suất tiền gửi của Ngân hàng cao hơn. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vốn huy động trong giai đoạn này không cao như trong giai đoạn trước. Cụ thể, ta có tình hình huy động vốn của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau:

Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Đvt: Triệu đồng Ngân hàng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Mức % Mức % BIDV 659.699 816.307 1.013.442 156.608 23,74 197.135 24,15 Vietbank 440.481 623.985 1.465.647 183.504 41,66 841.662 134,88 Agribank 2.545.413 3.049.595 3.361.431 504.182 19,81 311.836 10,23 (Nguồn: Tổng hợp và thống kê)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng giảm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn trong năm 2011. Nếu như ở ngân hàng Vietbank trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng vốn huy động chỉ ở mức 41,66% thì sang năm 2011 đã tăng đến 134,88%. Trong khi đó, việc huy động vốn ở Ngân hàng trong năm 2011 chỉ tăng 10,23%, điều này cho ta thấy Ngân hàng đang phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các ngân hàng trên cùng địa bàn. Ngoài ra, tùy theo từng hình thức huy động vốn mà mức chi phí vốn mà

Ngân hàng phải trả sẽ khác nhau. Sau đây ta sẽ đi sâu vào việc phân tích cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:

Bảng 5: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Đvt:triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi không kì

hạn 56.618 22,24 539.577 17,69 518.051 15,41

Tiền gửi có kì hạn 1.979.235 77,76 2.510.018 82,31 2.843.380 84,59

Tổng VHĐ 2.545.413 100 3.049.595 100 3.361.431 100

(Phòng tín dụng NHNo & PTNT - chi nhánh Sóc Trăng)

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng theo thời gian phản ánh khả năng huy động vốn theo từng kỳ, từng tháng, theo quý hoặc theo năm. Từ đó Ngân hàng chủ động được nguồn vốn nhằm đầu tư ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm, tránh tình trạng thừa vốn ở thời gian này nhưng lại thiếu vốn ở thời gian khác. Như vậy Ngân hàng mới đảm bảo được thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu về vốn. Đa số khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời nên lượng tiền gửi có kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng tỷ trọng của tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do người dân có cuộc sống ổn định, có vốn nhàn rỗi đem đầu tư. Tuy khả năng sinh lời không hấp dẫn nhưng rủi ro thấp. Lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng giúp cho Ngân hàng có được nguồn vốn ổn định. Xét về lượng tiền gửi không kỳ hạn, tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn nhưng vẫn tăng dần qua các năm, đây là lượng tiền gửi không vì mục đích sinh lợi mà chủ yếu dùng để thanh toán qua ngân hàng của doanh nghiệp, cá nhân, và các sản phẩm thẻ đang ngày

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất huy động khác nhau giữa các loại tiền gửi là ngoại tệ và nội tệ. Ta có thể chia hoạt động huy động vốn theo lĩnh vực huy động nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể như sau:

2009 2010 2011 Nội tệ Ngoại tệ 2.432.498 2.913.870 3.260.089 112.915 135.725 101.342 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 Nội tệ Ngoại tệ

Hình 3: Cơ cấu huy động vốn theo nội tệ và ngoại tệ của NHNo & PTNT- chi nhánh Sóc Trăng

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động ta có thể thấy rằng đồng nội tệ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động và biến động tương đối ổn định, tăng dần qua các năm. Còn đối với ngoại tệ thì tốc độ biến động tương đối phức tạp: tăng trong năm 2010 song lại giảm mạnh trong năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình tỷ giá biến động khá phức tạp, cộng thêm việc chính phủ ban hành thông tư 14 về việc giảm mức trần lãi suất huy động USD của cá nhân xuống 2% và tổ chức xuống 0,5%/năm nhằm siết chặt thị trường ngoại hối, hạn chế nắm giữ và vay vốn bằng USD. Chính vì thế mà nguồn vốn vay USD năm 2011 giảm mạnh thay vào đó là việc tăng nhanh của nguồn vốn huy động bằng VNĐ.

Đối với người dân sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thông tin được lấy chủ yếu từ những người xung quanh. Do đó mà chi nhánh không nên bỏ sót hay xem nhẹ bất cứ khách hàng nào dù là nhỏ nhất và cần duy trì phát triển các dịch vụ để giữ chân khách và lôi kéo thêm khách hàng mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta có thể thấy rằng việc tạo dựng niềm tin để có thể huy động được nguồn vốn cao từ các nguồn lực kinh tế là không dễ. Song việc sử dụng nguồn vốn huy động được đó như thế nào cho hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó chúng ta sẽ tập trung phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2009-2011.

4.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn

Sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả là một việc phức tạp nhưng có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng. Có nhiều loại tài sản khác nhau với mức độ rủi ro khác nhau do đó việc phân bổ nguồn vốn vào từng loại tài sản đòi hỏi ngân hàng phải phân tích và tính toán kỹ càng. Nếu việc phân bổ này hợp lý sẽ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả. Ngược lại sẽ gây ra những tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

Bảng 6 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Mức % Mức % Ngân quỹ 38.120 36.394 38.570 -1.727 -4,53 2.176 5,98 Cấp tín dụng 5.174.555 6.074.378 7.152.490 900.059 17,39 1.084.449 17,85 Đầu tư 1.000 1.000 0 0 0 -1.000 -100 TS cố định & TS khác 154.151 215.888 311.114 61.502 39,90 88.889 41,17 Tổng tài sản 5.367.826 6.327.660 7.502.174 959.834 17,88 1.174.514 18,56

(Nguồn: phòng kế toán NHNo & PTNT – chi nhánh Sóc Trăng)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng Ngân hàng chủ yếu tập trung nguồn vốn huy động vào việc cấp tín dụng. Song, bên cạnh đó Ngân hàng cũng dành một khoản vốn không nhỏ vào ngân quỹ để phòng ngừa rủi ro thanh khoản cũng như tài sản cố định và tài sản khác để có thể hoạt động tốt hơn. Sau đây ta

4.1.2.1. Ngân quỹ

Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngân quỹ là việc đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Phân tích tình hình ngân quỹ của ngân hàng thì ta có thể thấy rằng ngân quỹ của ngân hàng có sự biến động nhất định tùy theo tình hình hoạt động của ngân hàng. Dự trữ nhiều ngân quỹ đảm bảo việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Song việc dữ trự quá nhiều tiền mặt sẽ khiến cho chi phí cơ hội tăng lên. Do đó, tùy theo điều kiện biến động của nền kinh tế mà nhà quản trị ngân hàng sẽ có một kế hoạch điều chỉnh ngân quỹ thích hợp.

Tình hình ngân quỹ tại Ngân hàng có sự biến động nhất định, ngân quỹ năm 2010 giảm 1.727 triệu đồng so với năm 2009 (giảm 4,53%) Nguyên nhân là do trong năm 2009 thì tình hình kinh tế biến động còn khá phức tạp, biến động về lãi suất, lãi suất huy động vốn được điều chỉnh liên tục, do đó nhu cầu rút tiền cũng có nhiều thay đổi liên tục nên Ngân hàng cần dự trữ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng. Sang năm 2010 thì nhìn chung tình hình kinh tế ổn định hơn nên Ngân hàng có kế hoạch giảm lượng ngân quỹ để đem đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận. Bước sang năm 2011 thì tình hình ngân quỹ biến động tăng 2.176 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 5,98%) tương thích với tốc độ tăng trưởng của việc huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng trả tiền khi khách hàng đến ngân hàng rút tiền.

4.1.2.2. Cấp tín dụng

Như chúng ta đã biết hoạt động chính yếu của ngân hàng là cho vay. Phần lớn các ngân hàng luôn có mức tín dụng chiếm hơn 50% tổng tài sản có và lợi nhuận mang lại từ hoạt động này cũng đóng góp gần hơn 2/3 tổng lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, vai trò của hoạt động tín dụng vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại của các ngân hàng. Và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng không ngoại lệ, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Sau đây ta sẽ phân tích từng khoản mục cụ thể.

Doanh số cho vay

Một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng đó là doanh số cho vay. Dựa vào bảng 6 ta có thể thấy được doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 7: TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 10.417.300 11.483.512 13.876.775 1.066.212 10 2.393.263 21

a) Ngắn hạn 9.712.441 10.922.844 12.998.366 1.210.403 12 2.075.522 19 b) Trung và dài hạn 704.859 560.668 878.409 -144.191 -20 317.741 57 2. Doanh số thu nợ 10.308.347 10.583.689 12.798.663 275.342 3 2.214.974 21 a) Ngắn hạn 9.638.071 9.960.130 11.733.257 322.059 3 1.773.127 18 b) Trung và dài hạn 670.276 623.559 1.065.406 -46.717 -7 441.847 71 3. Dư nợ 5.174.555 6.074.378 7.152.490 899.823 17 1.078.112 18 a) Ngắn hạn 4.302.518 5.222.669 6.211.314 920.151 21 988.645 19 b) Trung và dài hạn 872.037 851.709 941.176 -20.328 -2 89.467 11 4. Nợ xấu 232.946 87.073 77.666 -145.873 -63 -9.407 -11 Nhóm 3 29.549 10.494 10.746 -19.055 -64 252 2 Nhóm 4 26.908 12.082 30.647 -14.826 -55 18.565 154 Nhóm 5 176.489 64.497 36.273 -111.992 -63 -28.224 -44

Năm 2010 thì doanh số cho vay đã tăng 11% so với năm 2009, bước sang năm 2011 thì tốc độ này đã tăng lên đến 19% khi so với năm 2010. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc trên. Sở dĩ doanh số cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009 là do trong năm 2010, Ngân hàng áp dụng nhiều chính sách để tăng doanh số cho vay, Chính phủ ban hành nghị định 41/2010/NĐ-CĐ vào ngày 25/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn đã thúc đẩy Ngân hàng tập trung nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho lĩnh vực này. Nhờ đó mà doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2010 đã tăng khá lớn so với năm 2009, tăng đến 11%. Cũng dưới tác động của nghị định 41/2010/NĐ-CĐ mà sang năm 2011, doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tiếp tục tăng. Điểm chú ý là trong năm 2011, vụ tôm sú ở Sóc Trăng không như mong muốn, để chia sẻ với người nông dân, Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ như chính sách cho vay bổ sung để có thể giúp cho người nông dân vượt qua khó

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 32)