Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 58)

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu không đơn vị đó sẽ khó tồn tại và việc phá sản, giải thể là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chú trọng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà ngay cả Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và kinh doanh tiền tệ cũng hoạt động vì mục tiêu này bởi vì lợi nhuận là nguồn lực chủ yếu để hỗ trợ sự tăng trưởng dài hạn của hầu hết các ngân hàng nói chung và Ngân hàng NHNo & PTNT - chi nhánh Sóc trăng nói riêng. Vì vậy trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng đã đạt được kết quả khá cao.

Trong giai đoạn 2009-2011, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế cũng như chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng vẫn có những kế hoạch rõ ràng thích ứng với điều kiện kinh tế biến đổi. Nhờ đó mà lợi nhuân thuần của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể ta đi vào phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng để có thể làm rõ nhận định trên:

Bảng 12: CƠ CẤU THU NHẬP VÀ CHI PHÍ CỦA CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Mức % Mức % Thu từ tín dụng 534.480 835.214 1.229.349 300.734 56,27 394.135 47,19 Thu hoạt động khác 265.310 191.682 125.455 -73.628 -27,75 -66.227 -34,55 Tổng thu nhập 799.790 1.026.896 1.354.804 227.106 28,40 327.908 31,93 Chi phí lãi 453.714 708.032 1.070.167 254.318 56,05 362.135 51,15 Chi phí khác 304.621 243.996 196.752 -60.625 -19,90 -47.244 -19,36 Tổng chi phí 758.335 952.028 1.266.919 193.693 25,54 314.891 33,08

Lợi nhuận thuần 41.455 74.868 87.885 33.413 80,60 13.017 17,39

(nguồn: phòng kế toán NHNo & PTNT - chi nhánh Sóc Trăng)

Nhìn vào bảng 12 ta thấy rằng lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng là không đồng đều: tăng mạnh vào năm 2010 tăng 80.60% đến năm 2011 chỉ tăng khoảng 17.39%. Nguyên nhân lợi nhuận thuần tăng mạnh trong năm 2010 là do tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, trong đó chủ yếu là thu nhập lãi và chi phí lãi. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt động thu hút khách hàng như lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng… Chính những điều này đã đẩy hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng cao do đó mà chi phí lãi và thu nhập lãi cũng tăng lên theo, song việc tăng thu nhập lãi là cao hơn dẫn đến lợi nhuận thuần tăng lên. Thêm một nguyên nhân khiến lợi nhuận năm 2010 tăng cao là do: năm 2009 được đánh giá là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với Ngân hàng. Bởi chủ trương chính sách của nhà nước, dẫn đến việc Ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động, làm cho thu nhập năm 2009 chỉ ở mức tương đối, sang đến năm 2010 thì nền kinh tế

mạnh, nguyên nhân là trong năm này, do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế ràng buộc về hoạt động tín dụng như trần lãi suất huy động và cho vay….làm cho hầu hết các khoản thu nhập đều giảm. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế của tỉnh Sóc Trăng mang lại như việc gặp khó khăn trong khâu xuất khẩu do giá gạo nội địa đang cao hơn giá thế giới, tình hình thiệt hại tôm sú ở đầu vụ đã gây lỗ cho người dân lẫn các doanh nghiệp… cũng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Cộng với việc tăng các khoản chi phí đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thuần chỉ ở mức 17,39%. Để tiến hành phân tích rõ hơn về sự biến động của lợi nhuận thuần, ta đi sâu vào phân tích tỷ trọng của thu nhập của Ngân hàng.

Bảng 13: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN THU NHẬP VÀ CHI PHÍ CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thu từ tín dụng 534.480 66,83% 835.214 81,33% 1.229.349 90,74% Thu hoạt động khác 265.309 33,17% 191.680 18,67% 217.990 16,09% Tổng thu nhập 799.790 100% 1.026.896 100% 1.354.804 100% Chi phí lãi 453.714 59,83% 708.032 74,37% 1.070.167 84,5% Chi phí khác 304.621 40,17% 243.996 25,63% 314.195 24,8% Tổng chi phí 758.335 100% 952.028 100% 1.266.919 100%

(Phòng kế toán NHNo & PTNT - chi nhánh Sóc Trăng)

Nhìn vào bảng tỷ trọng nguồn thu nhập của Ngân hàng ta có thể thấy rằng tỷ trọng của thu nhập từ tín dụng ngày càng tăng: từ 66,83% năm 2009 lên 81,33% năm 2010 và sang năm 2011 đã là 90,74%. Trong khi đó tỷ trọng của thu hoạt động khác giảm dần qua các năm. Thực trạng tương tự cũng xảy ra đối với cơ cấu của chi phí: tăng dần chi phí lãi và giảm chi phí khác. Qua đó cho thấy Ngân hàng hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn thu chính là tín dụng. Song, bất cứ nguồn thu nhập hay chi phí nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với lợi

nhuận thuần của Ngân hàng. Sau đây ta sẽ đi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của Ngân hàng.

Bảng 14: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Đvt: Triệu đồng

Biến động 2010 2011

Khoản mục Mức Khoản mục Mức

Tăng lợi nhuận Thu từ tín dụng 300.734Thu từ tín dụng 394.135

Chi phí khác 60.625Chi phí khác 47.244

Giảm lợi nhuậnThu hoạt động khác 73.628Thu hoạt động khác 66.227

Chi phí lãi 254.318Chi phí lãi 362.135

BĐ lợi nhuận 33.414 13.016

(Nguồn: Tổng hợp và thống kê)

Dựa vào bảng 13 ta có thể thấy được trong năm 2010 thì việc tăng lợi nhuận chủ yếu đến từ việc tăng thu từ hoạt động tín dụng kết hợp với chi phí khác giảm đi. Điều này thể hiện Ngân hàng đã cố gắng trong việc tối thiểu hóa chi phí, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Song, bên cạnh đó, 2 yếu tố làm giảm lợi nhuận là việc giảm đi từ thu hoạt động khác và tăng chi phí lãi. Nguyên nhân của việc tăng chi phí lãi đến từ việc Ngân hàng gia tăng nguồn vốn điều chuyển thêm vào đó là việc biến động tăng của lãi suất cho vay, do đó chi phí lãi tăng khi Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động là điều hoàn toàn hợp lý.

Song, việc thu nhập từ dịch vụ giảm đã làm cho thu nhập của hoạt động khác giảm theo, khiến lợi nhuận thuần giảm là một tín hiệu xấu mà Ngân hàng cần phải khắc phục. Tuy khoản giảm thu nhập từ hoạt động khác là không lớn chỉ ở mức 73.638 triệu đồng song nếu Ngân hàng có thể tăng khoản thu nhập này thì sẽ làm cho thu nhập thuần của Ngân hàng tăng cao. Thực trạng tương tự lại tiếp tục diễn ra trong năm 2011 khi các yếu tố làm giảm lợi nhuận thuần đến từ chi phí lãi tăng(362.135 triệu đồng) và thu nhập khác giảm (66.227 triệu đồng) nhưng lợi nhuận thuần vẫn tăng do việc tăng của thu nhập lãi và giảm chi phí khác. Do đó, Ngân hàng nên có những biện pháp để có thể gia tăng nguồn thu hoạt động khác đồng thời cố gắng tối thiểu hóa chi phí, cụ thể là chi phí lãi thông

GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh 52 SVTH: Trần Thế Khương

Bảng 15: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC CHI TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT- CHI NHÁNH SÓC TRĂNG Đvt: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Mức2010/2009% Mức2011/2010% 1 Thu nhập 799.790 1.026.896 1.354.804 227.106 28,40 327.908 31,93 2 Thu nhập lãi 534.840 835.214 1.229.349 300.374 56,16 394.135 47,19 3 Chi phí 758.335 952.027 1.266.919 193.692 25,54 314.892 33,08 4 Chi phí lãi 453.714 708.032 1.070.167 254.318 56,05 362.135 51,15

5 Thu nhập lãi thuần 81.126 127.182 159.182 46.056 56,77 32.000 25,16

6 Tổng tài sản 5.367.826 6.327.660 7.502.174 959.834 17,88 1.174.514 18,56

7 Tài sản sinh lời 5.175.553 6.075.378 7.159.374 899.825 17,39 1.083.996 17,84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Dư nợ 5.174.555 6.074.378 7.152.490 899.823 17,39 1.078.112 17,75 9 Lợi nhuận 41.455 74.869 87.885 33.414 80,60 13.016 17,39 H/s sử dụng Tài sản (1/6) 14,90% 16,23% 18,06% 1,33% 1,83% Lsbq đầu vào(4/6) 8,45% 11,19% 14,26% 2,74% 1,51% Lsbq đầu ra (2/7) 10,33% 13,75% 17,17% 3,41% 3,42% Tổng CP/ Thu nhập (3/1) 94,82% 92,71% 93,51% -2,11% 0,80% Tổng CP/ Tổng tài sản (3/6) 14,13% 15,05% 16,89% 0,92% 1,84% Hệ số chênh lệch lãi (2-4)/7 1,57% 2,09% 2,22% 0,53% 0,13% Khoảng cách thu nhập 1,88% 2,56% 2,91% 0,68% 0,35%

HS TN lãi thuần biên tế DN (51-50)/(81-80) - 5,12% 2,97% - -2,15%

HS LN thuần biên tế TS (91-90)/(61-60) - 3,48% 1,11% - -2,37%

ROAtt(9/6) 0,77% 1,18% 1,17% 0,41% -0,01%

ROS (9/1) 5,18% 7,29% 6,49% 2,11% -0,80%

4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng:

Để có thể đo lường được hiệu quả hoạt động của ngân hàng ta tập trung vào việc đánh giá một số chi tiêu tài chính. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đó ta có thể tìm hiểu được yếu tố ảnh hưởng và phân tích những những yếu tố đó để có thể đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dưới đây là bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng:

Bảng 16: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CÁC CHỈ SỐ

Đvt: %

Thu nhập Tổng tài sản H/s sử dụng Tài sản

2010 4,23 -2,90 1,33

2011 5,18 -3,35 1,83

Thu nhập lãi Tài sản sinh lời Lsbq đầu ra

2010 5,81 -2,39 3,42

2011 4,96 -2,83 2,13

Chi phí Thu nhập Tổng CP/ Thu nhập

2010 24,22 -26,33 -2,11

2011 30,66 -29,86 0,80

Chi phí Tổng tài sản Tổng CP/ Tổng tài sản

2010 3,61 -2,69 0,92

2011 4,98 -3,13 1,84

Thu nhập lãi thuần Tài sản sinh lời Hệ số chênh lệch lãi

2010 0,90 -0,36 0,53

2011 0,94 -0,46 0,48

Lợi nhuận Thu nhập ROS

2010 4,18 -2,07 2,11

2011 1,27 -2,07 -0,80

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán)

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu nhập:

Hệ số sử dụng tài sản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phản ánh khả năng phân bổ tài sản để tạo ra thu nhập nói cách khác chỉ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Nó phản ảnh cứ 100 đồng tài sản thì sẽ đem lại bao nhiêu đồng thu nhập, chỉ số này càng cao càng tốt. Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2009 thì với 100

2011 lên mức 16,23 đồng và 18,06 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tốc độ tăng của thu nhập: 28,04%, tốc độ tăng của tổng tài sản: 17,88%) làm cho hệ số này của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Dựa vào bảng 14 ta có thể thấy rằng việc hệ số sử dụng tài sản năm 2010 tăng 1.33% so với năm 2009 là do ảnh hưởng của việc tăng thu nhập và tăng thu nhập. Nếu như việc tăng tổng tài sản làm cho chỉ số này giảm đi 2,9% thì việc tăng tổng thu nhập đã khiến cho chỉ số này tăng lên đến 4,23%, dẫn đến việc tỷ số này tăng so với năm 2009.

Đến năm 2011 thì điều tương tự cũng xảy ra khi thu nhập tăng làm chỉ số này tăng thêm đến 5,18% đủ để bù đắp tốc độ tăng của tài sản do đó làm cho chỉ số này giảm 3,35%. Nguyên nhân là do thu nhập của Ngân hàng trong giai đoạn này tăng tương đối tốt. Qua chỉ số này cho ta thấy việc phân bổ tài sản là rất quan trọng, vì vừa phải đảm bảo ít rủi ro vừa phải bảo đảm khả năng sinh lời. Vì những khoản mục tài sản khác nhau sẽ có độ rủi ro khác nhau cũng như mức sinh lời khác nhau. Tùy theo điều kiện kinh tế mà Ngân hàng nên có chiến lược điều chỉnh thích hợp, chú trọng đối với các tài sản mang tính thanh khoản cao khi nền kinh tế bất ổn. Còn tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhưng là loại tài sản không sinh lời, tuy nhiên nó là cơ sở vật chất giúp cho Ngân hàng có nơi hoạt động đồng thời cũng thể hiện được uy tín của Ngân hàng. Chỉ số này tăng qua các năm thể hiện Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách khá hợp lý và hiệu quả. Từ đó chúng ta có thể thấy được việc quản trị thu nhập từ tài sản của Ngân hàng luôn được chú trọng và đạt được hiệu quả. Đồng thời cũng nói lên tài sản của Ngân hàng luôn được nâng cao khả năng sinh lời. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có chính sách quản lý và kiểm soát cẩn thận những tài sản này vì rủi ro đi kèm cũng rất lớn.

Lãi suất bình quân đầu ra:

Chỉ số này cho biết mức sinh lời bình quân mà ngân hàng nhận được đối với các khoản tài sản sinh lời. Nó cho biết cứ 100 đồng tài sản sinh lời thì sẽ mang lại cho ngân hàng bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Cụ thể, năm 2010 thì cứ 100 đồng tài sản cho vay thì sẽ đem lại cho Ngân hàng 13,75 đồng lợi nhuận từ lãi. Và bước sang năm 2011 thì con số này là 15,88 đồng. Nhìn chung, chỉ số này tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập lãi nhanh hơn tốc độ

tăng của tài sản sinh lời. Việc thu nhập lãi tăng mạnh trong năm 2010 đã khiến cho tỷ số này tăng lên đến 5,81%, với mức tăng này đủ để bù đắp khoản giảm 2,39% do việc tăng tài sản sinh lời gây nên, kết quả là chỉ số này năm 2010 tăng 3,42% so với năm 2009.

Khi bước sang năm 2011 thì tốc độ tăng của chỉ số này có giảm so với năm 2010 nguyên nhân là do việc thu nhập lãi tăng chỉ khiến cho chỉ số này tăng 4,96% trong khi đó việc tăng tài sản lại làm cho chỉ số này giảm đến 2,83%, và kết quả là chỉ số này năm 2011 chỉ tăng 2,13% so với năm 2010. Điều này đến từ thực tế của tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2010-2011, do việc chính phủ áp dụng các biện pháp kìm chế lạm phát, quy định mức trần lãi suất dẫn đến khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng. Nhìn chung, tỷ số này càng lớn càng tốt, bởi nó thể hiện việc hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng. Song để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất thì bên cạnh nâng cao tỷ số này Ngân hàng cần phải kết hợp việc hạ thấp lãi suất đầu vào của Ngân hàng.

Các hệ số phân tích tình hình chi phí:

Tổng chi phí trên thu nhập

Tỷ số này nói lên chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập hay nói cách khác là số chi phí bỏ ra để có thể kiếm được 100 đồng thu nhập, chỉ số này càng nhỏ càng tốt. Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng để có được 100 đồng thu nhập thì Ngân hàng phải bỏ ra 94,82 đồng chi phí, sang năm 2010 thì giảm chỉ còn 92,71 đồng, ta thấy năm 2010, chi phí đã giảm so với năm 2009, nguyên nhân là do trong năm này tốc độ tăng của thu nhập đã lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Việc chi phí tăng đã khiến cho chỉ số này tăng lên 24,22% song tốc độ tăng của thu nhập lại làm chỉ số này giảm đến 26,33%, kết quả là chỉ số này giảm trong năm 2010. Nguyên nhân là do bởi vì trong năm 2010, ngân hàng đã áp dụng các chính sách tích cực, tuy lãi suất huy động trong năm này cao song việc đầu tư có hiệu quả nguồn vốn huy động được dẫn đến thu nhập năm 2010 tăng cao hơn so với chi phí, khiến cho chỉ số này năm 2010 giảm xuống.

Song, sang đến năm 2011 thì chỉ số này lại tăng lên mức 93,51 đồng trên 100 đồng thu nhập, Nguyên nhân tăng chủ yếu đến từ tốc độ tăng mạnh của chi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh sóc trăng (Trang 58)