Đặc thù giáo viênTHCS huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2020 (Trang 37)

Giáo viên THCS huyện Lạng Giang: Số lượng giáo viên đủ 1,9gv/lớp nhưng về cơ cấu bộ môn còn bất hợp lý thừa nhiều giáo viên Ngoại ngữ, Thể dục, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật nhưng lại thiếu giáo viên Công

28

nghệ, Công dân, Tin học. Đặc biệt số lượng giáo viên ở các trường không đồng đều các trường phía nam của huyện giáp thành phố Bắc Giang tỷ lệ gv/lớp chiếm tỷ lệ cao còn các trường phí Bắc và Tây Bắc thì lại không đủ tỷ lệ gv/lớp. Cơ cấu bộ môn giữa các trường không đồng đều có trường thừa môn này nhưng lại thiếu môn kia vì vậy cần có những biện pháp quy hoạch xây dựng đội ngũ.

Trình độ đào tạo giáo viên THCS huyện Lạng Giang 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tuy nhiên một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học đặc biệt là những kỹ thuật dạy học hiện đại còn hạn chế do vậy cần có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Giáo viên THCS huyện Lạng Giang dần được trẻ hóa thuận lợi cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cơ bản có năng lực dạy học tốt, tuy nhiên số lượng giáo viên nữ chiếm tỉ lệ cao và đang trong độ tuổi sinh đẻ đã ảnh hường nhiều đến số lượng và cơ cấu bộ môn, để giải quyết việc thiếu số lượng và cơ cấu bộ môn Phòng GD&ĐT Lạng Giang đã có giải pháp trưng tập ngắn hạn giáo viên giữa các trường trong huyện.

29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, giáo viên, đội ngũ giáo viên; khái niệm biện pháp, phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên cấp THCS trong tổng thể phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người.

2. Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và đội ngũ giáo viên THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung; vai trò của cấp học trong phát triển kinh tế – xã hội.

3. Qua chương này chúng tôi đã thể hiện lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và đào tạo và xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên muốn đề ra được những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần nhận biết được chính xác thực trạng đội ngũ giáo viên THCS và các giải pháp hiện hành về phát triển đội ngũ giáo viên THCS từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cho các nhà quản lý và các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở chương sau.

30

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2020 (Trang 37)