Nội dung của giáo dục THCS được quy định tại Điều 28, Luật giáo dục: “Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.” [20, tr.8]
Để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, nội dung chương trình THCS được thiết kế theo hướng: Giảm tính lý thuyết hàn lâm, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, khả thi, giảm số tiết học trên lớp, tăng thời gian tự học và ngoại khoá, Học xong THCS học sinh có được năng lực thích ứng, năng lực hành động trên cơ sở có kiến thức, biết sống cùng gia đình, tập thể, có năng lực tự học “suốt đời”.
Như vậy, học vấn THCS rất cần thiết và là nền tảng cơ bản để tiếp thu các kiến thức khoa học - công nghệ và nghề nghiệp trong các hoạt động của đời sống xã hội, do đó giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Từ những đặc điểm trên, ta thấy vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của giáo dục THCS trong phát triển giáo dục là hết sức quan trọng, đặc biệt hiện nay việc phổ cập giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu khách quan của nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đang chuẩn bị đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, thực hiện phổ cập THPT thì vai trò, nhiệm vụ của cấp học THCS càng trở nên quan trọng và nặng nề. Yêu cầu phải phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đổi mới các hoạt động để đáp
16
ứng nhiệm vụ mới, giáo viên THCS phải được nhận thức đầy đủ về điều đó, họ phải có đủ tri thức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ. Làm cho họ hội đủ các điều kiện như vậy, chính là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS.