Biện pháp về tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2020 (Trang 67)

Thực hiện theo Thông tư số 51/TT- BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ tài chính về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước quy định “Tuỳ theo khả năng bố trí kinh phí và nhu cầu đào tạo CBCC của mình, các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước để hỗ trợ một phần chi phí (học phí, mua giáo trình) cho đối tượng là CBCC nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học đại học (và tương đương), sau đại học (và tương đương). Số kinh phí dành cho việc hỗ trợ này tối đa không quá 10% tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương;” [9, tr.1-2]

Các nội dung chi do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học thực hiện:

“Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan,

đơn vị cử cán bộ đi học, sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC được cử đi học các khoản sau đây:

Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ, tết), thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho CBCC trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ). Các khoản chi này không vượt quá mức chi quy định tại

58

Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007, Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.

c) Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước nhưng không có cơ sở đào tạo, không có điều kiện tự tổ chức lớp phải cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo khác thì cơ quan, đơn vị thanh toán cho các cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đào tạo, bồi dưỡng; tiền mua giáo trình, tài liệu; khoản tiền chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên trong những ngày đi học tập trung theo hoá đơn thu tiền của cơ sở đào tạo hoặc theo hợp đồng dịch vụ do cấp có thẩm quyền ký kết với cơ sở đào tạo. d) Chi biên soạn chương trình, giáo trình: Do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiêp vụ chi từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước được giao hàng năm.” [9, tr.2]

Tuy nhiên trên địa bàn huyện Lạng Giang Giáo viên đi học nâng chuẩn chủ yếu tự túc về kinh phí đào tạo, từ năm 2007 giáo viên tốt nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn được chuyển xếp lương theo ngạch mới.

Ưu điểm:

Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được phân bổ kịp thời, sinh viên sư phạm được miễn học phí do vậy chất lượng đầu vào của sinh viên cao hơn, sau khi đi học nâng chuẩn giáo viên được chuyển xếp ngạch lương mới góp phần động viên giáo viên phấn khởi học tập.

Sinh viên học ở các trường sư phạm không mất học phí đã là động lực lớn để học sinh tốt nghiệp THPT chọn nghề sư phạm.

59

Hạn chế:

Chế độ chi cho giáo viên đi học chưa thật hợp lý, về cơ bản vẫn phải tự túc, trong nhưng năm gần dây tình trạng sinh viên tốt nghiệp sư phạm thất nghiệp không có việc làm tăng đã dẫn đến số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chọn nghề giáo viên giảm dẫn đến chất lượng đội ngũ tương lai sẽ có nhiều bất cập.

2.5.4. Biện pháp về tổ chức quản lí công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

Thực hiện Thông tư số 26/2012-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT đã có hướng dẫn số: 1060/HD-SGD-ĐT thống nhất quản lí công tác đào tạo bồi dưỡng GV trong toàn tỉnh. Công tác đào tạo sinh viên do các trường CĐSP và các trường được giao đào tạo sư phạm do kế hoạch của UBND tỉnh giao hàng năm.

- Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm quản lí công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên do Phòng trực tiếp quản lí theo kế hoạch được Sở GD-ĐT và UBND huyện duyệt.

- Tuy nhiên việc chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự sát sao, tài liệu bồi dưỡng đôi khi phát hành còn chậm, sự phối hợp chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục và các trường sư phạm còn thiếu chặt chẽ.

2.6. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

2.6.1. Ưu điểm

- Những biện pháp ngành GD-ĐT Lạng Giang đã thực hiện trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS là tương đối đồng bộ, có hệ thống, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT các cấp học.

60

- Những biện pháp về phát triển số lượng đã đáp ứng yêu cầu về số lượng giáo viên phù hợp với quy mô học sinh và nhiệm vụ phổ cập GD THCS.

- Những chính sách trong sử dụng, đãi ngộ với đội ngũ của địa phương (ngoài chính sách chung của nhà nước) đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề nghiệp.

2.6.2. Nhược điểm

- Các biện pháp mà ngành GD-ĐT đã thực hiện mới chỉ là giải pháp tình thế nhất là biện pháp về số lượng. Cụ thể là:

+ Do chưa có quy hoạch, kế hoạch và dự báo về nhu cầu phát triển các cấp học, dẫn đến bị động trong kế hoạch đào tạo, tuyển dụng. Việc bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên chưa gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong xây dựng và phát triển đội ngũ chưa có sự chỉ đạo, tập trung thống nhất từ tỉnh đến huyện, từ Sở GD-ĐT đến các Phòng GD-ĐT. Do vậy dẫn đến tình trạng thừa số lượng giáo viên, cơ câu bộ môn chưa đồng đều, mất cơ cấu về số lượng, cơ cấu bộ môn giữa các trường trong huyện; thừa nguồn sinh viên sau khi tốt nghiệp.

+ Việc bố trí sử dụng giáo viên do phân cấp mới chưa cụ thể, chưa thống nhất dẫn đến tỉ lệ giáo viên, cơ cấu giáo viên không đồng đều giữa các huyện, giữa các trường.

+ Nguồn gốc và lịch sử hình thành phát triển đội ngũ rất đa dạng vể trình độ và hình thức đào tạo, rất cần coi trọng công tác bồi dưỡng, tuy nhiên hình thức đào tạo bồi dưỡng lại chưa đa dạng, công tác tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế. Phương pháp dạy và học chưa đổi mới, chất lượng các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề còn hạn chế, còn nặng lí thuyết, chưa gắn với thực hành sư phạm, việc kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ nên một bộ phận giáo viên đã được đào tạo trên chuẩn nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

61

- Việc phân cấp quản lí đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thật sự thống nhất, mối quan hệ, phối hợp giữa ngành GD-ĐT và các ngành chuyên môn chưa chặt chẽ, do vậy việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên chưa đem lại hiệu quả mong muốn...

62

CHƢƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 3.1. Những định hƣớng để xây dựng các biện pháp

Kết luận số 51/KL-TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhận định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề; nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạy theo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức và trách nhiệm công dân, chương trình giáo dục phổ thông còn quá tải đối với học sinh, giáo dục đại học và giáo dục nghề chưa đáp ưng nhu cầu xã hội, chưa gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên, phương pháp và hình thức đánh giá kết quả còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy thiếu thốn.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, thiếu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo còn nhiều lúng túng, những hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi và cấp bằng, lạm thu, dạy thêm chậm được khắc phục, gây bức xúc xã hội.

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa được quan tâm, chất lượng đào tạo của các trường sư phạm còn hạn chế, đào tạo giáo viên chưa gắn với nhu cầu của các địa phương, đầu tư cho

63

giáo dục còn mang tính bình quân; cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu, quỹ đất dành cho phát triển giáo dục còn thiếu. Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng.

Những yếu kém, bất cập kéo dài trong thời gian qua đã làm hạn chế chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, gây bức xúc trong xã hội”[2, tr.1].

Từ nhận định trên Hội nghị trung ương Đảng lần thứ sáu ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra phương hướng chủ yếu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề). Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp.

Trước mắt, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX và Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

64

1- Quán triệt đầy đủ và thể hiện bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ

thể quan điểm giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải đi trước và được đầu tư trước.

2- Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn

2011-2020 và quy hoạch phát triển nhân lực của các tỉnh, thành và bộ, ngành để thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm cho nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là từ các nước có nền khoa học công nghệ và giáo dục hiện đại.Triển khai mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của mỗi địa phương.

3- Các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành giáo dục triển khai đợt sinh hoạt,

hiến kế và xây dựng chương trình hành động, khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, việc lạm thu và sử dụng không đúng mục đích, tiêu cực trong thi cử.

4- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề

trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

5- Kiểm tra, chấn chỉnh việc đào tạo tại chức, đào tạo liên kết với nước ngoài

bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

6- Tích cực triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị

về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tăng cường dạy và học ngoại ngữ, tin học trong

65

hệ thống giáo dục quốc dân; chuẩn bị đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

7- Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm

bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính sách đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [ 2, tr.2]

Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một trong chín nhiệm vụ, giải pháp đó là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm, giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.

Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)