Trường THCS và mạng lưới trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2020 (Trang 26)

Trường THCS là cơ sở giáo dục của cấp học, nối tiếp nhiệm vụ của bậc tiểu học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông cơ sở, đó là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Trường THCS có nhiệm vụ, quyền hạn:

Thông tư số: 12/2011/TT – BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học đã nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông tại điều 3:

“1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

17

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.” [6, tr.1-2]

Cơ cấu tổ chức của trường THCS:

Trường THCS có: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, nhân viên hành chính (gồm có: hành chính, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, thư viện, thí nghiệm, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ) và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, trong trường THCS còn có các tổ chức liên quan cùng tham gia hoạt động giảng dạy, học tập như: Hội đồng giáo dục nhà trường, tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên …)

Như vậy, khi nghiên cứu về đội ngũ giáo viên ở trường THCS, chúng ta cần đặt các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể của tổ chức, phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương để có được một cái nhìn tổng hợp, toàn diện.

Màng lưới trường THCS: Được bố trí tương đối đều khắp các địa bàn

lãnh thổ, theo nguyên tắc cho từng xã, phường hoặc cụm xã, phường. Hiện nay THCS đang trở thành cấp học được phổ cập ở hầu hết các huyện, thị, thành phố, các địa phương đều có chủ trương bố trí mỗi xã, phường ít nhất có một trường THCS, việc bố trí như vậy vừa tạo thêm cơ hội cho học sinh đi học, vừa tăng thêm năng lực vận động học sinh tới trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2013 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)