Theo tài liệu “Quản lý nguồn nhân lực” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, ta xác định được một số khái niệm liên quan:
“Để thực thi các công việc đang đề cập ở đây (xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, điều hành quốc gia về phát triển nguồn nhân lực), cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề có liên quan đến nguồn nhân lực, trong đó cần xác định rõ một khái niệm công cụ, như:
Nguồn lao động là tổng số nhân khẩu có khả năng lao động, bao gồm nhân khẩu ở độ tuổi lao động và nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động.
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động, những người lao động có kỹ năng được chuẩn bị sẵn sàng tham gia một công việc nào đó trong cơ cấu lao động của xã hội.
Đội ngũ lao động bao gồm những người lao động, tức là nguồn nhân lực được sử dụng vào một công việc nào đó.
20
Vốn người là một khái niệm mới được đưa vào như là một loại nguồn lực cho đầu tư phát triển, bên cạnh các loại vốn truyền thống như vốn tự nhiên (đất đai, tài nguyên khoáng sản, nước…), vốn cơ sở vật chất( nhà xưởng máy móc …), vốn xã hội (đồng thuận xã hội, cùng cùng chia sẻ một định hướng giá trị, thước đo giá trị); trong đó vai trò của vốn người ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng chủ đạo trong nền kinh tế tri thức.” [17, tr.2-3]
Phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ quốc gia là quá trình giải phóng liên tục tiềm năng của con người thông qua học tập, cải tiến sự thực hiện, đào tạo trong làm việc, đánh giá, và lập kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu ở cấp độ quốc gia;
Phát triển con người như là sự mở rộng các lựa chọn của con người theo hướng giúp con người có một cuộc sống dài hơn, lành mạnh hơn và phong phú hơn;