Chính sách tiền tệ và lạm phát từ năm 2000 2005

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 33)

Tháng 05 năm 2001 đến tháng 08 năm 2001 NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát đang bắt đầu có xu hướng gia tăng. Công cụ dự trữ bắt buộc được áp dụng để thực thi chính sách tiền tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ lúc này tăng lên đến 15% và đến tháng 11 năm 2001 tỷ lệ này giảm xuống còn 10% (lúc này dự trữ bắt buộc bằng VND còn 3%), tăng trưởng tín dụng thấp.

Ngoài ra trong giai đoạn này ngành ngân hàng đang trong quá trình cải cách theo hướng tự do hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bốn ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát triển và Ngân hàng công thương) được NHNN giao cho triển khai công tác cổ phần hóa trong giai đoạn 2006-2010 trong đó có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. Đây có thể nói là một hướng đi quan trọng nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, cũng như từng bước đưa nền tài chính Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2002, NHNN ra quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá mua, chủ động tăng tỷ giá nhằm khuyến khích xuất khẩu. Chính sách này nhằm tăng giá trị nguồn thu nhập xuất nhập khẩu; ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu

ngoại tệ cho các doanh nghiệp và dân cư; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại ngân hàng và trên thị trường tự do. Nhìn chung giai đoạn năm 2000 đến năm 2003 các diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế diễn ra ít phức tạp, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm.

Năm 2004, lạm phát tăng cao do giá nhập khẩu (xăng dầu, sắt thép, phân bón…) và lương thực tăng; việc lạm phát tăng liên quan nhiều đến các yếu tố cung hơn là do sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô. Việc giảm giá của đồng đô la mà tiền đồng gắn chặt vào, có thể chỉ làm trầm trọng thêm việc tăng lạm phát. Việt Nam xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế. Cung tiền tăng liên tiếp qua các năm. Tín dụng tăng nhưng chất lượng còn đáng lo ngại, tỷ lệ tăng trưởng cao hiện nay dẫn đến xu hướng tiền tệ hóa nền kinh tế và nhu cầu tín dụng tăng mạnh.

Từ năm 2001 đến năm 2004, những năm đầu khi mức độ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp dưới 7%, chỉ số giá tiêu dùng 3-4%. Nhưng đến năm 2004 có mức tăng trưởng 8%, chỉ số giá tăng lên đến mức 9,5%. Đến năm 2005, khi tốc độ tăng trưởng đạt mức 8,43%, chỉ số giá là 8,4%. Do vậy, lạm phát thể hiện khi chúng ta bắt đầu tăng trưởng cao, kèm theo tăng giá.

Trong quý 1 năm 2005, GDP ước tính đã tăng 7,2% so với 7% trong cùng quý này năm 2004. Lạm phát vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại từ năm 2004 còn hiệu ứng trực tiếp của cúm gia cầm và những điều kiện thời tiết bất lợi làm gia tăng giá thực phẩm. Cú sốc này lại được tiếp sức bằng việc tăng giá cả quốc tế của những mặt hàng nhập khẩu trọng yếu như dầu mỏ, phân bón, xi măng và sắt thép.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)